Labels

Labels

Labels

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Địa ốc Hà Nội ồ ạt chào hàng

Thị trường Hà Nội đón nhận hàng loạt dự án chào bán, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là biệt thự nghỉ dưỡng. Các chủ đầu tư vẫn lạc quan bất chấp thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc.
Đầu tháng 9, Công ty cổ phần Bất động sản Green Oasis tiếp tục mở bán giai đoạn II khu biệt thự sinh thái Green Oasis Villas tại Nhuận Trạch - Lương Sơn (Hòa Bình) với giá từ 1,5 tỷ đồng đến 2,5 tỷ đồng mỗi căn dưới dạng "chìa khóa trao tay". Ngày 24/9, INT Group cũng chính thức chào bán dự án nghỉ dưỡng sinh thái Đồng Chanh 3 diện tích từ 400 đến 600 m2 với giá 1,36 triệu đồng mỗi m2.
Trong tháng tới, nhiều dự án cũng lần lượt trình làng. Đình đám nhất phải kể đến 500 lô nhà phố liền kề và biệt thự đơn lập thuộc khu đô thị Suối Son của Tập đoàn Đất Xanh. Trong ngày 1/10 tới, chủ đầu tư sẽ chính thức chào bán, mỗi lô có diện tích dao động quanh mức 100- 110 m2 với giá khoảng 300 triệu đồng.
Ảnh: Hoàng Lan
Địa ốc Hà Nội phù hợp với đầu tư dài hạn hoặc nhu cầu thiết yếu. Ảnh: Hoàng Lan.
Bắt đầu từ 15/10, Công ty Archi Land cũng chính thức chào bán 10 căn biệt thự nghỉ dưỡng Ngọc Viên Islands, dưới chân núi Tản Viên, Ba Vì. Dự kiến mỗi m2 trong mỗi căn hoàn thiện được chào với giá 15 triệu đồng. Có mức giá khoảng 15-17 tỷ đồng mỗi căn, song đại diện Công ty Archi Land cho hay, dự án với tiêu chuẩn 5 sao, tầm nhìn ra hồ nên giá khẳng định đẳng cấp, thương hiệu riêng. Thêm vào đó, lượng biệt thự bán ra không nhiều nên áp lực cũng được giảm bớt.
Không chỉ có biệt thự mà cả chung cư cũng lần lượt chào hàng. Ngày 7/10 tới, dự án Tòa tháp Ngôi sao (Star Tower) tại Cầu Giấy Hà Nội cũng được chính thức mở bán.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, hàng loạt dự án địa ốc tung hàng trong khi thị trường chưa khởi sắc là một quyết định mạo hiểm. Bởi thực tế, thị trường địa ốc Hà Nội trong thời gian qua chứng kiến sự giảm giá ồ ạt của phân khúc đất nền và chung cư. Nhiều dự án đình đám trên thị trường liên tục rớt giá cho thấy địa ốc Hà Nội vẫn còn đang đứng trước nhiều khó khăn khi nguồn vốn, phao cứu sinh của thị trường địa ốc tiếp tục bị siết.
Ngược lại, những người trong cuộc lại tỏ ra khá tự tin vào quyết định của mình. Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đất Xanh miền Bắc (thành viên của Tập đoàn Đất Xanh), cho hay, trong vòng 2 tuần đã có khoảng 150 khách hàng hỏi mua. Do đó, thị trường không quá "đen tối" như tưởng tượng. Theo ông Quyết, điều quan trọng nhất để bán được hàng trong giai đoạn khó khăn là giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền khách hàng. Thêm vào đó, chủ đầu tư còn hỗ trợ khách hàng thông qua việc đóng tiền theo tiến độ, mỗi năm chia làm nhiều đợt khác nhau để giảm áp lực tài chính cho người mua.
"Chúng tôi hướng đến là những người dân có tiền nhãn rỗi khoảng trên dưới 300 triệu đồng. Trong bối cảnh thị trường còn khó, nếu chủ đầu tư tìm được đối tượng khách hàng riêng và có chiến lược đúng thì sẽ thành công", ông Quyết cho hay.
Trong cuộc trả lời trực tuyến gần đây, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cũng lạc quan cho rằng, thị trường bất động sản Hà Nội vẫn là cơ hội cho đầu tư dài hạn và những người có nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, địa ốc liên quan đến hệ thống ngân hàng, vốn cho lĩnh vực này vẫn bị thắt chặt nên rất khó để bừng nở trong ngắn hạn. "Tôi cho rằng, nếu lướt sóng bất động sản thì không nên, nhưng sẽ không tồi nếu để dành cho dài hạn hoặc nhu cầu thiết yếu", ông Thành nhận định.
Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc công ty cổ phần Bất động sản B.D.S cho hay, nhiều chủ đầu tư quyết định bán hàng ra vì các dự án đã xúc tiến từ khá lâu, nay đã đủ điều kiện bán. Họ cần vốn để xoay vòng đầu tư, thay vì việc ngồi đợi thị trường khởi sắc. Kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực, lãi suất ngân hàng giảm, cung tiền bớt căng thẳng hơn và nhờ vậy, địa ốc có thể hưởng lợi. Nhưng điều đó, không có nghĩa chủ đầu tư sẽ dễ dàng bán hết hàng, bởi thị trường nay đã thuộc về người mua, họ có nhiều lựa chọn hơn.
"Chủ đầu tư phải hạ thấp lợi nhuận kỳ vọng và sản phẩm phải tốt thì mới có thể bán được hàng. Người bán cũng không nên chờ đợi thêm vì sắp tới, nguồn cung tiếp tục tăng lên nhiều, sức cạnh tranh càng lớn hơn", ông Trường nói.
Hoàng Lan
Continue Reading »

Thịt ngoại tràn ngập: Chỉ có tốt hơn (!?)

"Trong tuần này, chúng ta có mấy hội chợ lớn về thực phẩm, sữa và thịt nên đã thu hút rất đông các DN nước ngoài đến nước ta. Tôi cho rằng đây là điều tốt và rất có lợi", Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT nói.

Ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT

Trả lời phỏng vấn NTNN hôm qua (29.9), ông Hoàng Kim Giao cho biết

Quả thật là trong tuần này, chúng ta có mấy hội chợ lớn về thực phẩm, sữa và thịt ở cả 2 đầu Hà Nội và TP.HCM nên đã thu hút rất đông các DN nước ngoài đến nước ta. Tôi cho rằng đây là điều tốt và rất có lợi. Bởi đây chính là cơ hội để ta quảng bá hình ảnh của nước nhà, trong đó có chăn nuôi, ra với bạn bè thế giới và thông qua đó kêu gọi đầu tư phát triển đất nước.
Chỉ có một điểm bất lợi duy nhất mà người dân trong nước trước giờ vẫn e ngại, đó là sự cạnh tranh. Tuy nhiên, theo tôi đây là sự cạnh tranh cần có. Bởi có như thế chúng ta mới phát triển được và để cạnh tranh lại chúng ta phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm của mình lên.
Nhưng thực tế giá thịt ngoại hiện đang rẻ hơn thịt trong nước, cụ thể là thịt gà công nghiệp đông lạnh nhập khẩu, chiếm 90% lượng thịt nhập khẩu cả nước, giá chỉ có 32.000 - 33.000 đồng/kg thịt gà đùi của Mỹ, trong khi giá trong nước đến 45.000 đồng/kg. Thử hỏi như vậy nông dân trong nước sao không bị lỗ khi mà có cạnh tranh lại đâu?
- Hầu hết thịt gà công nghiệp đông lạnh đều là một bộ phận của con gà như đùi, cánh, chân. Đây là sản phẩm thứ cấp ở Mỹ hay châu Âu vì bên đó họ chủ yếu ăn phần lườn là chính. Bởi thế nên giá rẻ mà đây lại là những bộ phận khá được ưa thích của người dân VN. Nhưng nói người nuôi trong nước lỗ là không đúng bởi lúc này họ có thể lỗ nhưng lúc khác họ lời.
Thực tế các công ty nhập khẩu, như Công ty DMG mà trong bài viết phản ánh, lượng thịt gà Mỹ mà họ nhập về trong 2 tháng 7 và 8 tăng gấp đôi các tháng thông thường, chứng tỏ họ đã chiếm thị phần. Ông giải thích sao về điều này?
- Hiện có tới hàng trăm công ty nhập khẩu thịt, một công ty không phản ánh được cả thị trường, bởi theo con số mà tôi nắm được, 8 tháng đầu năm cả nước chỉ nhập có 60.000 tấn thịt các loại, hơn cùng kỳ năm ngoái có vài %. Còn nếu người tiêu dùng trong nước sính thịt đùi, cánh, chân gà ngoại hơn, bỏ quên thịt gà trong nước thì chúng ta phải tuyên truyền lại thôi.
Continue Reading »

Vinashin lại đề nghị ưu đãi thuế

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) vừa có văn bản đề nghị Chính phủ tăng mức ưu đãi về thuế nhập khẩu, VAT đối với vật tư thiết bị phục vụ đóng tàu.
Kế hoạch tái cơ cấu Vinashin dự kiến kéo dài đến hết năm 2013. Ảnh: TTXVN.
Trong văn bản gửi Chính phủ ngày 27/9, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nguyễn Ngọc Sự cho biết việc ưu đãi thuế cho Vinashin trong giai đoạn tái cơ cấu đã được Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương. Theo đó, Vinashin được gia hạn thuế đến hết năm 2013 đối với các hợp đồng đóng tàu bị hủy, dở dang hoặc giãn tiến độ, nhà máy công trình chưa hoàn thành.
Việc gia hạn thuế hằng năm được thực hiện với điều kiện là Vinashin phải nộp đủ số thuế của năm trước mới được gia hạn tiếp số thuế của năm sau. Bộ Tài chính trong công văn số 17204 cũng hướng dẫn chi tiết cho Vinashin thực hiện những ưu đãi này.
Thế nhưng, Vinashin cho rằng tập đoàn đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện, tình hình tài chính gặp rất nhiều khó khăn, các đơn vị thành viên... cũng không huy động được vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi, toàn bộ số vốn của Vinashin được cấp đều sử dụng cho các sản phẩm đóng tàu dở dang, phải hoàn thiện trong 2 năm (2011-2012). Do vậy, nếu thực hiện theo quy định "nộp đủ thuế năm trước mới được ưu đãi thuế năm sau", Vinashin sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư... phục vụ các hợp đồng đóng tàu. Điều này sẽ khiến tiến độ bàn giao hàng bị chậm, có thể dẫn đến những thiệt hại lớn.
Vì vậy, Vinashin đề nghị Chính phủ cho phép tập đoàn được "nới" thêm các mức ưu đãi. Trong đó, đối với thuế VAT, trong trường hợp tập đoàn chưa nộp đủ thuế trong năm trước vẫn được gia hạn trong các năm tiếp theo cho đến hết 2013.
Ngoài ra, Vinashin đề nghị tiếp tục miễn thuế nhà thầu đối với lãi vay vốn của hợp đồng tín dụng vay 600 triệu USD giữa Vinashin và Ngân hàng Credit Suise từ năm 2010 đến 2013. Đồng thời, Vinashin cũng xin gia hạn nộp khoản thuế nhà thầu của tập đoàn và các đơn vị thành viên theo kết luận thanh tra tài chính năm 2007 với tổng số tiền phải nộp là hơn 93,8 tỷ đồng đến hết năm 2013.
Hồng Anh
Continue Reading »

CEO mới của HP nhận lương một USD

Meg Whitman đã đồng ý nhận mức lương một USD một năm để ngồi vào chiếc ghế nóng của Hewlett-Packard (HP).
Meg Whitman sẽ sớm gia nhập
Meg Whitman sẽ sớm gia nhập "câu lạc bộ CEO" của Thung lũng Silicon. Ảnh: Vnexpress.net
Ngoài mức lương tượng trưng được nhận, Meg Withman còn được phép mua 1,9 triệu cổ phiếu của HP nếu cổ phiếu của tập đoàn này tăng giá thêm 120% so với giá trị hiện tại. Tiền thưởng mà CEO này có thể nhận vào năm 2012 lên tới 2,4 triệu USD.
Một USD là mức lương tối thiểu mà một công ty trả cho nhân viên của mình, trước đó mức lương tượng trưng này đã trở nên phổ biến với các nhân sự cao cấp, không sống nhờ lương như Steve Jobs của Apple; Eric Schmidt, Sergey Brin và Larry Page của Google: Craol Bartz và Terry Semel của Yahoo hay John Chambers của Cisco Systems…
HP cũng đã đưa ra thông tin chính thức về khoản tiền bồi thường chấm dứt hợp đồng với Leo Apotheker. 13 triệu USD mà Apotheker nhận được bao gồm 7,2 triệu USD phí vi phạm hợp đồng, 3,56 triệu USD cổ phiếu và 2,4 triệu USD dành cho những công hiến của ông trong 11 tháng trên cương vị CEO của HP.
Quỳnh Anh
Continue Reading »

Thường vụ Quốc hội “nóng” với quy hoạch đất đai

Trong chương trình làm việc phiên thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã dành một buổi thảo luận sôi nổi về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, để theo kịp tốc độ đô thị hóa trong 10 năm tới, việc xây dựng quy hoạch phải tính toán hết nhu cầu sử dụng. Theo đó, nếu đất quy hoạch phục vụ cho những mục đích phi công nghiệp sẽ gây ra tốn kém về sau trong xử lý bồi thường.

Ủy ban TVQH yêu cầu không "đụng chạm" vào đất lúa (Ảnh: H.B)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn: “Từ 4,1 triệu ha đất dành cho nông nghiệp, các anh giảm xuống còn 3,8 triệu ha thì 300 ngàn ha thì dùng làm gì, phục vụ công nghiệp bao nhiêu?”.
Theo phân tích của Chủ tịch Quốc hội, công nghiệp sẽ kéo theo dịch vụ, từ đó tập trung khu dân cư. Một khi dân cư tập trung sẽ phải thêm đất giao thông, giáo dục, y tế và đất ở - lúc đó không còn cách nào giữ được đất lúa.

“Anh định phát triển thêm sau khi đã lấp đầy các khu còn lại 200 ngàn, thậm chí 300 ngàn ha thì tôi vẫn hoan nghênh, vì giá trị sản xuất của 1 ha công nghiệp lớn. Nhưng sẽ lấy đất ở đâu?”  Chủ tịch khuyến cáo, nhất định không được phạm vào đất lúa. “Phải khẳng định không đụng vào đất lúa thì nhân dân mới yên tâm được, còn nếu không, kịch bản đưa ra không có giá trị, không khả thi!”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Còn theo nhận xét của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 10 năm vừa qua rất thấp. Cụ thể, quy hoạch 100% đất công nghiệp nhưng lấp đầy chỉ 46% khu công nghiệp và 41% cụm công nghiệp; đất dành cho công nghiệp đa số lại ở những nơi màu mỡ như ĐB. Sông Cửu Long.

Theo Tờ trình Chính phủ trình lên TVQH, hiện nay diện tích đất trồng lúa cả nước có khoảng 4,1 triệu ha, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của 70% dân số cả nước.

Trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đề xuất nhu cầu chuyển khoảng 500 nghìn ha đất lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi. Theo đề xuất này tổng diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 chỉ còn trên 3,6 triệu ha. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, Chính phủ kiến nghị Quốc hội phương án giữ chỉ tiêu đất trồng lúa trên 3,81 triệu ha trong kế hoạch 5 năm (2011 - 2015).

Thực tế trong 10 năm qua, gần 350 nghìn ha đất lúa (đất lúa nước khoảng 270 nghìn ha) được đã chuyển cho các mục đích khác, trong đó nhiều diện tích đất lúa thuộc khu vực đồng bằng là dạng “bờ xôi ruộng mật” đã chuyển sang để phát triển đô thị, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp khác. Khi diện tích đất lúa đã chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp thì khả năng quay trở lại là rất khó.

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị, bên cạnh đánh giá về mặt kinh tế, Chính phủ phải xem xét cả mặt xã hội, từ đó bản quy hoạch này mới có thể tiên tiến hơn quy hoạch cũ.

Ông Hiển lật lại vấn đề, “10 năm qua, 100 ngàn ha không lấp đầy, liệu 10 năm tới, cộng thêm 200 ngàn ha nữa, cùng với số 53 ngàn ha chưa lấp đầy nữa. Như vậy, với 253 ngàn ha liệu có thể lấp đầy được hay không?” Ông Hiển đề nghị quy hoạch mới phải thể hiện được hiệu quả sử dụng, phải trả lời được căn cứ thực hiện quy hoạch và phải đảm bảo được an ninh lương thực trong tương lai.
Theo giải trình của Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Cao Viết Sinh, hiện tại 177 khu công nghiệp đã lấp đầy được 76%. Lượng lao động phục vụ trong các khu công nghiệp là 1,6 triệu, ngoài ra còn 1,8 triệu lao động ở trong các lĩnh vực dịch vụ ăn theo; bình quân 1 ha sử dụng 78 lao động, trong khi khu vực nông nghiệp chỉ sử dụng từ 10-12 lao động/ha.
Giá trị tạo ra trong 1 ha khu công nghiệp là 1,6 triệu USD, trong khi ở nông nghiệp là 1 ngàn - 1,5 ngàn USD. Giá trị xuất khẩu trong khu đất công nghiệp là 700 ngàn USD/ha còn nông nghiệp chỉ 300-400 USD/ha. Ông Sinh đồng thời lưu ý, quy hoạch đất phải tính 5-7 năm chứ không thể ngày một ngày hai.
Tổng kết 10 năm thực hiện quy hoạch  2001-2010, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đánh giá, đến nay, Tờ trình Chính phủ trình lên UBTV vẫn chưa thấy rút ra được bài học kinh nghiệm nào sâu sắc; vẫn chưa chỉ ra được trách nhiệm trong một số vấn đề vi phạm quy hoạch vẫn chưa chỉ ra được do ai, ở đâu. “Nếu cứ đà này, 3,8 triệu không thực hiện được, mà 3,6 triệu cũng không!”- ông Lý lo ngại. Ông đơn cử trường hợp đoạn đường từ Pháp Vân đến Hà Nam, trước đây lúa mọc tốt tươi, đến nay đổ đất 3-4 năm, mọc lên lại chỉ “lèo tèo mấy ngôi nhà”. Nguyên nhân là do “quy hoạch thực sự không nghiêm”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng thời phản đối đề xuất của Ủy ban Kinh tế, cho rằng, Quốc hội chỉ nên quyết định các chỉ tiêu lớn, quan trọng, mang tính định hướng - là những chỉ tiêu “cứng” cần xác định để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực quốc gia.  Còn Chính phủ tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. Bởi, như vậy theo ông Lý, khi để địa phương quyết định kế hoạch sử dụng đất sẽ dẫn đến cơ chế “xin-cho”, sửa đổi quy hoạch liên tục.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, hàng năm, Ủy ban Tài chính-Ngân sách vẫn làm việc với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đánh giá việc thi hành luật. Báo cáo của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cho thấy việc sử dụng, thực hiện quy hoạch đất đai còn “quan liêu, lãng phí, vi phạm, thất thoát, tiêu cực”. Tuy nhiên trong Báo cáo mà Chính phủ trình lên UBTV lại không nhắc đến. Đồng ý với điểm này, nhiều thành viên UBTV cũng đề nghị, quy hoạch đất cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn và có những chế tài cụ thể trong vấn đề vi phạm.

Hồng Bích

Continue Reading »

Đất nông nghiệp bồi thường cao nhất 380.000 đồng mỗi m2

UBND TP HCM vừa ban hành văn bản về giá đất nông nghiệp để tính bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí mặt tiền có giá trần là 380.000 đồng mỗi m2.
Khi Nhà nước thu hồi đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng và tùy từng khu vực.
Cụ thể, đất nông nghiệp có vị trí mặt tiền đường (đường có tên trong bảng giá đất) trong phạm vi 200m kể từ lề đường hiện hữu thì mức bồi thường là 380.000 đồng mỗi m2. Đất nông nghiệp không nằm ở mặt tiền, giá đất tính bồi thường là 342.000 đồng mỗi m2.
Dự án khu dân cư Phước Lộc là một trong những dự án có nhiều hồ sơ khiếu nại đền bù giải tỏa tại huyện Cần Giờ. Ảnh: Vũ Lê.
Tại các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn và Củ Chi, đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn được tính bồi thường theo loại đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Nếu là đất mặt tiền đường trong phạm vi 200 m kể từ lề đường hiện hữu thì giá đất tính bồi thường là 375.000 đồng mỗi m2.
Trong trường hợp đất không thuộc mặt tiền đường, mức bồi thường là 304.000 đồng mỗi m2. Đất nông nghiệp ngoài phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn được tính bồi thường tùy theo mục đích sử dụng và vị trí, từ 200.000 đồng đến 375.000 đồng mỗi m2.
Tại huyện Cần Giờ, đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn được tính bồi thường cao nhất là 270.000 đồng mỗi m2. Đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn được tính bồi thường theo mục đích sử dụng và vị trí mà có giá từ 190.000 đồng đến 270.000 đồng mỗi m3.

Các hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư sẽ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cộng thêm suất hỗ trợ. Mức hỗ trợ này bằng 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo Bảng giá đất do thành phố công bố hàng năm. Diện tích được hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định.
Hà Thanh
Continue Reading »

Bão làm chợ ế ẩm, rau xanh tăng giá mạnh

Bị ảnh hưởng của cơn bão số 5, các chợ nội thành đều vắng vẻ, ế ẩm hơn so với thường nhật. Tuy nhiên, rau xanh vẫn tăng giá 30-50%. Hệ thống siêu thị được dịp hút khách nhờ chương trình bình ổn giá.
Bị ảnh hưởng của bão, nhiều hàng hóa tại các chợ ế ẩm hơn thường nhật. Ảnh: Xuân Ngọc
Tại chợ Cầu Giấy, Hà Nội sáng 30/9, lượng khách khá thưa thớt. Chỉ một số ít người mặc áo mưa, đội nón ra mua thực phẩm tươi sống, chủ yếu là các bạn sinh viên trọ học ở khu vực này. Nguyễn Thành Nam, sinh viên trường đại học Giao thông vận tải, thuê nhà trong ngõ 79 Cầu Giấy chia sẻ, do không có tủ lạnh bảo quản nên cậu chỉ có thể mua thức ăn theo ngày, dù trời mưa gió.
Trong chợ Nhà Xanh, lúc 10h sáng, nhiều bàn thịt, sạp rau vẫn chất đầy hàng. 11h, tình hình cũng không cải thiện hơn nhiều. Cô Lan, kinh doanh thịt lợn tại đây cho biết thêm, mọi khi giờ này cô đã bán hết, về chuẩn bị cơm nước cho hai đứa nhỏ ăn để đi học nhưng hôm nay trưa rồi mà vẫn ế. "Cũng biết mưa bão, mọi người đi chợ ít nên đã chủ động nhập rút hàng xuống nhưng cả sáng vẫn chưa bán hết", cô Lan rầu lòng nói.
Nguyên nhân khiến các chợ vắng khách những ngày mưa bão là do một bộ phận người tiêu dùng chuyển sang đi siêu thị hoặc đã mua tích trữ thực phẩm từ trước đó. Bác Tâm, nhà ở Lê Thanh Nghị, Hà Nội tâm sự, sớm qua bác đã mua hơn 3 cân thịt, 2 quả bí xanh và một cân lạc nên hôm nay không cần ra chợ nữa. Bác nói: "Mua thịt về làm ruốc cho các cháu, còn lại rim lên ăn dần, có bí luộc, lạc rang thì mưa đến 3 hôm vẫn đủ thức ăn".
Còn bà Vy, 65 tuổi, sống ở Đại La, Hà Nội những ngày này cũng không được con cái cho ra chợ. "Cô con dâu bảo đi làm về sẽ vào siêu thị gần cơ quan mua đồ ăn, giá rẻ hơn. Ra chợ, mưa gió, nó sợ tôi trơn trượt lại ngã nên không cho đi", bà giải thích.
Ghi nhận của VnExpress.net, các loại thịt vẫn giữ giá so với thời điểm trước bão. Thịt lợn giá dao động từ 100.000 đồng đến 130.000 đồng một kg. Trong đó, nạc thăn giá 130.000 đồng, thịt mông sấn là 110.000 đồng, đắt hơn so với thịt ba chỉ là 10.000 đồng. Thịt bò vẫn ở mức 160.000-200.000 đồng, tùy theo phần bắp hay lõi.
Ảnh: Xuân Ngọc
Nhiều loại rau xanh tăng giá mạnh từ 30% đến 40%. Trong đó, những loại củ quả để được lâu như bí đỏ, bí xanh, su hào, khoai tây...được nhiều người chọn mua. Ảnh: Xuân Ngọc
Trong khi đó, giá rau xanh tăng giá rất mạnh, từ 30% đến 50%. Tính theo đơn vị mỗi kg, cà chua từ 15.000 đồng lên 20.000 đồng; khoai tây từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng, bắp cải giá 8.000 đồng lên 10.000 đồng, bí xanh từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng, su hào giá 5.000 đồng một củ...Những loại rau để được lâu như bí đỏ, bí xanh, khoai tây hay củ cải được nhiều người chọn mua hơn so với các mặt hàng khác.
Theo các tiểu thương, mưa bão, nhiều loại rau dập nát nên giá bị đội lên nhanh chóng. Cô Viết, chủ sạp rau xanh trong chợ Dịch Vọng Hậu giải thích, giá chợ mỗi ngày mỗi khác nên luôn bị ảnh hưởng bởi mưa nắng. "Thường ngày, mỗi hộ trồng rau xanh thu hoạch được trên dưới một triệu đồng, nay gặp mưa lớn, nhiều sản phẩm hỏng thì họ nâng giá bán buôn lên. Người vận chuyển trên đường đi cũng khó tránh làm dập nát thêm một số rau, củ quả nên lại tăng giá để bù vào. Đến khâu chúng tôi nhập hàng vào, giá cũng đắt lên vài lần rồi", chị Viết cho biết.
Trong khi đó, do áp dụng chương trình bình ổn giá nên thực phẩm trong các hệ thống siêu thị vẫn giữ mức ổn định. Theo mỗi kg, thịt mông sấn giá 125.000 đồng, thịt vai là 131.000 đồng, thịt ba chỉ giá 126.000 đồng; rau muống, bí xanh, rau ngót loại 350g đều có giá 4.500 đồng, bí xanh có giá 10.000 đồng, khoai tây 14.000 đồng...
Đây cũng là lý do khiến lượng khách mua sắm ở siêu thị tăng hơn so với thường nhật trong những ngày mưa bão. Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam, sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart cho biết, khách đến siêu thị những ngày qua tăng 40-50%, đông nhất là vào một vài ngày trước bão và tập trung mua ở nhóm hàng thiết yếu được bình ổn giá. Bà Hậu cung cấp, để chuẩn bị cho cơn bão, Fivimart đã vận chuyển hàng hóa từ kho của tổng công ty về các siêu thị tăng 40% so với bình thường, đảm bảo đủ cung ứng cho người tiêu dùng.
Bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Tổng công ty thương mại Hapro cho biết, lượng hàng hóa dự trữ tăng gấp 3 lần so với số vốn được ứng của UBND Thành phố Hà Nội, đảm bảo đủ lương thực, rau xanh và bình ổn giá. Từ ngày 29/9, lượng khách đến các siêu thị Hapro đã tăng 50% so với bình thường, nhu cầu tiêu dùng phần lớn là thực phẩm tươi sống và đặc biệt rau xanh.
Xuân Ngọc
Continue Reading »

Chứng khoán giảm nhẹ phiên cuối tuần

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, cả hai chỉ số chứng khoán đều đóng cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, áp lực bán tháo là không nhiều trong khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đều có dấu hiệu chững lại. Các chuyên gia nhận định, nhiều khả năng thị trường sẽ có sự phục hồi trong tuần sau.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 1,95 điểm xuống 426,13 điểm (giảm 0,46%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.487.740 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 19,30 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 88 mã tăng, 76 mã đứng giá, 124 mã giảm giá và 13 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 13 mã tăng trần và 19 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 1,86 điểm, lên 429,94 điểm (tăng 0,43%). Tổng khối lượng đạt 24.401.420 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 391,46 tỷ đồng.
Chứng khoán giảm nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, san hose, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, giao dich chung khoan
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 427,6 điểm, giảm 0,48 điểm (-0,11%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 29.289.990 đơn vị, giảm 48,20% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 488,999 tỷ đồng, giảm 37,63%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 5.085.289 đơn vị, với tổng giá trị hơn 323,82 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 34.375.279 đơn vị (-56,03%) và tổng giá trị giao dịch đạt 812,816 tỷ đồng (-35,64%).
Trong tổng số 301 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 82 mã tăng, 138 mã giảm, 68 mã đứng giá. Trong đó, có 14 mã tăng trần, 41 mã giảm sàn và 13 mã không có giao dịch.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 5 mã tăng, 3 mã giảm, 2 mã đứng giá là CTG, VIC.
Cụ thể, VPL tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (+2,53%), đạt 81.000 đồng. MSN tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,84%), đạt 120.000 đồng. STB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,70%), đạt 14.300 đồng. EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,63%), đạt 16.000 đồng. HAG tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,31%), đạt 32.300 đồng.
Còn lại, VCB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,36%), còn 27.300 đồng. BVH giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,74%), còn 67.000 đồng. VNM giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-0,79%), còn 125.000 đồng.
Mã IJC dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 2,2 triệu đơn vị (chiếm 7,38% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 13.300 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 600 đồng (-4,32%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 19,54% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã tăng, 1 mã giảm và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 tăng 100 đồng lên 8.900 đồng (+1,14%). PRUBF1 tăng 100 đồng lên 4.900 đồng (+2,08%). MAFPF1 đứng ở giá tham chiếu là 3.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng lên 3.900 đồng (+2,63%). VFMVFA giảm 200 đồng xuống 4.600 đồng (-4,17%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 76 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.591.910 đơn vị, bằng 8,85% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, VHC được họ mua vào nhiều nhất với 254.000 đơn vị, chiếm 4980,39% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như KDC (198.000 đơn vị), DPM (194.500 đơn vị), VCB (178.970 đơn vị) và FPT (165.760 đơn vị).
Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là CLW (99,34%), LIX (98,18%) và TCL (97,69%).
Chứng khoán giảm nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, san hose, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, giao dich chung khoan
Chứng khoán giảm nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, san hose, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, giao dich chung khoan

Trên <>sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 71,34 điểm, giảm 0,75 điểm (-1,04%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 30.545.100 đơn vị (-40,43%), tổng giá trị đạt hơn 318,89 tỷ đồng (-41,28%).
Phiên này, sàn HNX có 20 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 1.936.968 đơn vị, trị giá 30,29 tỷ đồng. Trong đó, mã HBS được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 280.000 cổ phiếu, với trị giá là 4,10 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 32.482.068 cổ phiếu (-41,90%), tổng giá trị đạt 349,18 tỷ đồng (-40,99%).
Chứng khoán giảm nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, san hose, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, giao dich chung khoan
Trong số 392 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 89 mã tăng, 180 mã giảm, 46 mã đứng giá và 77 mã không có giao dịch. Trong đó có 12 mã tăng trần và 26 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 48 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 18 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 mã tăng giá, 8 mã giảm và 1 mã đứng giá.
Cụ thể, SQC bình quân đạt 87.200 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,11%). ACB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 21.500 đồng, với 359.100 cổ phiếu được giao dịch thành công.
Còn lại, NVB bình quân đạt 8.400 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,18%). HBB bình quân đạt 6.900 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,43%). SHB bình quân đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-2,63%).
PVX bình quân đạt 11.600 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,85%). PVI bình quân đạt 15.900 đồng/cổ phiếu, giảm 300 đồng (-1,85%). PVS bình quân đạt 16.200 đồng/cổ phiếu, giảm 300 đồng (-1,82%). VCG bình quân đạt 13.000 đồng/cổ phiếu, giảm 400 đồng (-2,99%).
Mã KLS dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,98 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 11.800 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-1,67%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 346.000 cổ phiếu (35 mã) và bán ra 356.600 cổ phiếu (17 mã).
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VCS khi mua vào 110.000 đơn vị, chiếm 36666,67% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là WSS, VND, ORS, PFL với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 50.000, 20.000, 20.000, 20.000 cổ phiếu.
Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là VND với 100.000 cổ phiếu, chiếm 3,43% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là PVS, KLS, DCS, VNR với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 81.500, 47.800, 30.000, 26.000 cổ phiếu.
Chứng khoán giảm nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, san hose, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, giao dich chung khoan
CIC: Ngày GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng (10:1) và lấy ý kiến bằng văn bản
Continue Reading »

Vàng dao động trong biên độ hẹp

Sau khi tăng mạnh trong đầu giờ sáng nay, giá vàng lại quay đầu giảm. Tuy nhiên, nhìn chung diễn biến của giá vàng trong phiên hôm nay khá chậm rãi, lên xuống trong biên độ hẹp.
Lúc 14h30 chiều nay, giá vàng SJC điều chỉnh giảm xuống còn 44 - 44,25 triệu đồng/lượng, chỉ tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Vàng Bảo Tín Minh Châu vẫn nhỉnh hơn chút ít khi bán ra ở mức 44,4 triệu đồng/lượng nhưng lại mua vào thấp hơn 43,95 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay cũng đang biến động trong biên độ hẹp, giá giao động trong khoảng từ 1.624 - 1.626 USD/ounce.

Với mức giá này, giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá ngân hàng hiện ở mức 40,8 triệu đồng/lượng và theo tỷ giá USD trên thị trường tự do là khoảng 41,75 triệu đồng/lượng. Nếu chưa tính thuế và các chi phí khác, mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới theo tỷ giá ngân hàng là khoảng 3,5 triệu đồng/lượng và 2,5 triệu đồng/lượng theo tỷ giá trên thị trường tự do.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đang hẹp dần.
 
Trước đó, lúc 8h50, giá vàng thế giới giao ngay trên bảng điện tử Kitco có mức tăng mạnh hơn 20 USD, giao dịch ở mức 1.636 USD/ounce khiến giá vàng trong nước điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Cụ thể, vàng SJC điều chỉnh mức giá mua vào - bán ra tăng lên 44,15 - 44,5 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua. Chênh lệch giữa giá mua bán là 350.000 đồng/lượng.

Vàng Bảo Tín Minh Châu cũng tăng lên mức 44,2 – 44,6 triệu đồng/lượng.

Tại TPHCM, vàng SBJ của Sacombank-SBJ chỉ điều chỉnh tăng nhẹ chiều mua vào lên mức 43,91 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra ở mức 44,49 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn tiếp tục neo ở mức 20.628 đồng/USD, không đổi trong 32 ngày liên tiếp. Các ngân hàng thương mại vẫn giữ mức giá USD bán ra ở mức trần 20.834 đồng/USD. Tuy nhiên, mức giá này không mấy ý nghĩa khi thị trường tự do cao hơn từ 300 – 400 đồng/USD.

Theo công bố của một số cửa hàng trên phố Hà Trung, hiện giá USD mua vào – bán ra đang ở mức 21.240 - 21.270 đồng/USD.

Với mức giá này, nếu tính theo tỷ giá ngân hàng, giá vàng trong nước vẫn cao hơn so với giá thế giới đến 2,5 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và các chi phí khác. Còn theo tỷ giá trên thị trường tự do, thì mức chênh lệch này chỉ khoảng 1,6 triệu đồng/lượng.
 
Khoảng chênh lệch này được dự đoán sẽ tiếp tục co hẹp khi lượng vàng nhập khẩu mà Ngân hàng Nhà nước vừa cấp phép về đến Việt Nam. Ngoài ra, những biện pháp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới cũng được cho sẽ giải quyết triệt để những bất ổn trên thị trường vàng trong nước hiện nay.
 
Ngân hàng nhà nước sẽ cho phép một số ngân hàng được mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài để những ngân hàng này có thể bán vàng huy động, kéo gần giá vàng thế giới và trong nước.
 
Hiện tại, nguồn vàng huy động trong các ngân hàng hơn 100 tấn, số vàng này hiện nằm im do theo quy định thông tư 22 của Ngân hàng nhà nước thì tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng lớn, lượng vàng này nếu bán ra được chỉ khoảng 30% cũng sẽ giúp cho nguồn cung vàng trong nước tăng cao hơn nhiều so với nguồn cung từ nhập vàng.
 
 
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới đêm qua tăng nhẹ khi giới đầu tư lạc quan hơn về triển vọng giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu sau khi Đức bỏ phiếu thông qua việc bơm thêm tiền cho quỹ giải cứu châu Âu để ngăn ngừa vỡ nợ.

Giá vàng điều chỉnh tăng trở lại sau chuỗi ngày sụt giảm tồi tệ khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới nếu áp lực lạm phát giảm dần. Giới đầu tư cũng lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Mỹ công bố số lượng người nộp đơn thất nghiệp lần đầu xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.

Chốt phiên đêm qua, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên mức 1.612,5 USD/ounce. Vàng giao ngay cũng tiếp tục tăng mạnh trong phiên châu Á, có lúc lên 1.636 USD/ounce.

Giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 chốt phiên giảm nhẹ 0,8 USD xuống mức 1.617,3 USD/ounce sau khi tăng mạnh trong suốt phiên giao dịch. Sau khi đóng cửa, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 tiếp tục tăng lên 1.624 USD/ounce trong phiên mở cửa châu Á.

Khối lượng giao dịch cũng thấp hơn mức bình thường do nhiều nhà đầu tư nghỉ lễ năm mới của người Do Thái.

Số lượng mở mới các hợp đồng giao dịch vàng kỳ hạn – một thước đo tâm lý của nhà đầu tư – cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua sau khi giá vàng sụt tới 9% trong sáu phiên liên tiếp vừa qua do việc nâng tỷ lệ ký quỹ và hoạt động bán tháo để bù lỗ cho các thị trường hàng hóa khác.

Giới phân tích cho rằng, vàng vẫn còn tăng một khi cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Mặt khác, nhu cầu vàng vật chất tại các nước châu Á đang tăng mạnh cũng sẽ hỗ trợ giá vàng đi lên.
 
Nhật Linh
Continue Reading »

VNPT hưởng ứng cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt


 
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa có văn bản bản gửi các Đảng uỷ, Chi uỷ trực thuộc, về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn chỉ đạo các Đảng uỷ, Chi uỷ trực thuộc trong thời gian tới tiếp tục chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cùng với đó, triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người VNPT sử dụng sản phẩm, dịch vụ của VNPT" do Tập đoàn đã phát động, qua đó nhằm vận động các cán bộ đảng viên, công nhân viên, người lao động trong Tập đoàn và người thân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn, góp phần hoàn thành thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 và các năm tiếp theo.

Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn chủ động tiến hành rà soát kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, cạnh tranh, kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Đồng thời, các đơn vị cũng cần đổi mới ứng dụng nhanh hiệu quả công nghệ sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ hàng hoá, tăng cường khả năng cạnh tranh, trên cơ sở đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: chất lượng, tiến độ giao nhận, chi phí hợp lý để tăng doanh thu giảm chi phí, tăng lợi nhuận tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Ngoài việc đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, VNPT cũng đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo để cuộc vận động này mang lại hiệu quả cao nhất.

Yến Nhi
Continue Reading »

Tư vấn xây nhà 64m2 đẹp và tiện dụng

Chuyên gia sẽ tư vấn giúp độc giả Vinh Hùng cách thiết kế xây dựng 1 căn hộ với diện tích 64 m2 thật tiện dụng và đẹp mắt...
Hỏi:
Xin chào chuyên mục Nhà đẹp,

Nhà em có diện tích 64m2 (4x16). Em muốn xây 3 tầng, các phòng bao gồm: 1 phòng khách, 1 phòng ngủ ba mẹ + nhà vệ sinh, 1 phòng ngủ của vợ chồng em + nhà vệ sinh, 1 phòng em bé, 1 nhà bếp + phòng ăn.

Xin chuyên mục Nhà đẹp tư vấn giúp em cách xây như thế nào để tiện dụng và đẹp mắt. Tiện thể cho em biết là em phải chuẩn bị khoảng bao nhiêu tiền để xây được căn nhà như ý muốn.

Em xin cảm ơn chuyên mục Nhà đẹp rất nhiều...

(Vinh Hùng, email: vinhhung323@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào bạn,
Với diện tích và yêu cầu từ gia đình. Chúng tôi xin trả lời bạn là hoàn toàn có thể xây dựng 1 căn nhà phố đẹp. Tuy nhiên để đạt được cần sự làm việc trực tiếp giữa chủ nhà và kiến trúc sư. Hãy chọn một KTS bạn tin tưởng nhé. Tùy vào yêu cầu và thời điểm xây, chi phí sẽ giao động trong khoảng trên dưới 5tr/m2.
Xin gửi đến bạn một phương án cho khu đất 4x16m này.Trong phương án dưới đây, tầng trệt được bố trí 1 nhà xe rộng phía trước. Nhà ăn và bếp cuối nhà mở ra 1 sân vườn xinh xắn nằm dưới thông tầng. Điều này giúp cho cây cối xanh tươi đồng thời nắng, gió sẽ làm không gian nhà ăn như ở giữa thiên nhiên.
Lầu 1 bao gồm phòng khách và phòng ngủ ông bà. Với việc cầu thang kẹp 1 bên, vệ sinh 1 bên và giữa là hành lang. Đây là giải pháp tối ưu cho nhà ống để khu vực thang và hành lang tạo thành 1 không gian rộng và có thể lấy sáng gián tiếp cho vệ sinh.
Phòng khách vuông vắn nhưng view nhìn như rộng thêm khi có thêm phần không gian của thang và hành lang và phần cửa lớn mở ra ban công. Phòng ngủ ông bà có thêm 1 ban công kết hợp 1 bồn cây xinh xắn, thuận tiện chăm sóc và là không gian ngồi thư giãn đọc báo mỗi sáng. Khoảng thông tầng còn lại đưa ánh sáng xuống tận mảng vườn nhỏ trước phòng ăn.
Lầu 2 là phòng ngủ bố mẹ gần ngay với phòng ngủ của bé. Vệ sinh chung tiết kiệm và khoảng thông tầng giúp ánh sáng có thể chiếu xuống tận tiểu cảnh lầu 1.
Dưới đây là hình ảnh một số căn phòng tham khảo:
Phòng ăn thoáng mát...
Phòng khách sang trọng...
Phòng ngủ ấm cúng...
Trên đây là gợi ý của chúng tôi, hi vọng bạn sớm có được sự lựa chọn ưng ý cho mái ấm của mình nhé!
Công ty CP Thiết kế - Xây dựng Không Gian Trẻ Vina
http://www.kgt.com.vn/
111 Đào Duy Anh - Q. Phú Nhuận - TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 8444422 - 2168068


 
Continue Reading »

Trái cây rớt nửa giá

Những ngày qua, nhiều loại trái cây tại ĐBSCL như thanh long, chôm chôm, dừa... giá giảm hơn phân nửa so với tháng trước và tiêu thụ rất chậm. Tình trạng trên khiến nhiều nông dân thua lỗ nặng.
Huyện Chợ Lách (Bến Tre) được xem là “vương quốc” trái cây của khu vực ĐBSCL. Mùa này các loại trái cây đều đến vụ thu hoạch rộ, nhưng nhiều nông dân buồn rười rượi vì giá đã giảm rất thấp và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.
Lỗ nặng...
Ông Lê Văn Hiếu ở xã Vĩnh Bình cho biết gia đình ông trồng ba công (3.000m2) chôm chôm, nay đến kỳ thu hoạch nhưng tìm không ra thương lái. Mới đây có người hỏi mua nhưng giá chỉ 1.700 đồng/kg, coi như lỗ nặng. Ông Hiếu tính toán: “Tiền nhân công hái hết 160.000 đồng/người/ngày. Trong khi đó mỗi người chỉ hái được khoảng 150kg/ngày. Tiền bán số chôm chôm này được 255.000 đồng nhưng trả tiền công hết 160.000 đồng, còn đâu mà lời”. Vụ này ông Hiếu thu hoạch khoảng 12 tấn chôm chôm, thu được chỉ 8 triệu đồng trong khi chi phí đầu tư tới 20 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Sâm ở xã Vĩnh Thành có hơn 4ha chôm chôm với sản lượng khoảng 80 tấn đang vào mùa thu hoạch nhưng tìm mãi mới có thương lái mua giá 1.800 đồng/kg.
Biết lỗ nặng nhưng ông vẫn phải bán với điều kiện mỗi ngày chỉ lấy 2 tấn. Có nghĩa phải mất 40 ngày thương lái mới mua hết số chôm chôm trong vườn, trong khi khoảng mười ngày nữa chôm chôm chín rục và phải bỏ.
Một đại diện vựa trái cây Tư Cẩm ở Chợ Lách cho biết chôm chôm chủ yếu bán trong nước và xuất qua Trung Quốc, Campuchia. Tuy nhiên hiện Trung Quốc không nhập hàng, còn Campuchia đang lũ lụt cũng không mua, dẫn đến tình trạng ứ đọng như bây giờ.
Trái thanh long cũng đang rơi vào cảnh như chôm chôm. Ông Huỳnh Hồng Ẩn, chủ nhiệm HTX thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết hiện giá thanh long chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg.
Với mức giá trên nông dân đang lỗ nặng, bởi giá thanh long tối thiểu phải 5.500 đồng/kg mới đủ chi phí đầu tư. Theo ông Ẩn, thị trường thanh long của VN chủ yếu xuất qua Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ những tháng giáp tết thị trường này mới có nhu cầu và giá mới cao. Hiện nhiều người tự hái thanh long bỏ xuống gốc làm... phân bón sau này.
Dừa cũng rớt giá tới 50% sau một thời gian ngắn. Cách đây vài tháng giá dừa lên tới 80.000 đồng/chục (12 trái), nhưng hiện chỉ còn 30.000-40.000 đồng/chục. Ông Tâm ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) cho biết thương lái giải thích dừa giảm giá là do mưa nhiều, ít người uống nước dừa và nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh phía Bắc giảm.
Trái cây rớt nửa giá, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, trai cay, thu hoach, kinh te, nong san, giam gia

Chôm chôm tại nhiều nhà vườn ở Bến Tre hiện chỉ còn 1.700-1.800 đồng/kg.
Cung vượt cầu
Ông Bùi Thanh Liêm, trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, cho biết trên địa bàn huyện có 60-70ha/2.000ha chôm chôm nghịch vụ của nông dân đang vào thu hoạch. Tuy nhiên, giá hiện nay chỉ ở mức 1.700-2.000 đồng/kg khiến nông dân lỗ nặng.
Tình trạng “được mùa, mất giá” còn tiếp diễn
Ngày 29-9, ông Nguyễn Trí Ngọc, cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho rằng tình trạng “được mùa, mất giá” sẽ còn tiếp diễn chứ chưa thể giải quyết ngay được vì nhu cầu thị trường chỉ ở mức đó mà sản lượng trái cây ngày càng tăng. Do ngân sách có hạn nên đến nay chỉ mới bảo hiểm được cho cây lúa ở khu vực ĐBSCL, còn những loại nông sản khác sẽ được tiến hành từ từ. “Xây dựng và ban hành chính sách thì rất dễ, nhưng kinh phí để thực hiện là bài toán khó. Quy hoạch các vùng cây ăn trái phù hợp với từng thị trường cụ thể đã có, nhưng các địa phương chưa thực hiện được cũng do thiếu kinh phí” - ông Ngọc nói.

Theo nhiều thương lái, do đầu ra của các loại trái cây trên không ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc nên khi thị trường này không nhập hoặc nhập ít giá sẽ bị giảm nhanh. “Hiện huyện đang nghiên cứu hướng dẫn nông dân điều tiết lại cho thu hoạch chôm chôm nghịch vụ để không bị thiệt hại nặng. Về lâu dài, chúng tôi cần có một cơ quan nghiên cứu thị trường để hướng dẫn nông dân thời điểm cũng như nhu cầu của thị trường nhằm có thể điều tiết mùa vụ của mình” - ông Liêm cho biết.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), cho biết hiện nay giá chôm chôm xuất khẩu giảm mức kỷ lục. Nguyên nhân do sản lượng thu hoạch nhiều làm dội chợ, một số thị trường lớn như Hà Nội và các tỉnh miền Trung nhu cầu tiêu thụ không tăng. Còn thị trường Trung Quốc cũng không có nhu cầu tăng sản lượng mua (mỗi ngày chỉ nhập khoảng 100 tấn).
Ông Nguyễn Xuân Huy - giám đốc Công ty CP chế biến nông sản Long Giang (Tiền Giang), chuyên xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc - xác nhận thị trường Trung Quốc đang “quá tải”. Hiện có rất nhiều xe container trái cây VN qua khỏi cửa khẩu Tân Thanh nhưng thương lái Trung Quốc vẫn không mua và phải nằm chờ hai tuần lễ. Các mặt hàng bị dội chợ nhiều nhất là chôm chôm, nhãn và thanh long.
Thiếu bàn tay điều hành
Theo bà Hồng Thu, việc “trúng mùa, rớt giá” là chuyện không mới. Đa số nông dân hiện nay trồng nhỏ lẻ nên mạnh ai nấy làm. Những năm trước vào thời điểm này nhiều người thấy được giá đổ xô trồng khiến sản lượng tăng đột biến.
Một chuyên gia của Viện Cây ăn quả miền Nam phân tích mấu chốt nằm ở chỗ lĩnh vực trái cây chưa có một bộ máy, một bàn tay điều hành như lĩnh vực lúa gạo khiến nông dân phải “tự bơi”. Nhiều nông dân không hề biết thông tin thị trường trong và ngoài nước, không được ai chỉ đạo, hướng dẫn khi nào xử lý cho ra trái, khi nào ngưng để tránh dội chợ.
Continue Reading »

Vietnam Airlines huỷ hàng loạt chuyến bay tránh bão


 
Theo thông báo của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), do ảnh hưởng của bão số 5, toàn bộ 10 chuyến bay đến/đi từ Hải Phòng trong ngày hôm nay (30/9) của hãng đã buộc phải huỷ.  
Cụ thể: đường bay TP.HCM – Hải Phòng, hãng sẽ phải hủy 8 chuyến bay mang số hiệu VN1182/ 1183, VN1184/ 1185, VN1186/ 1187, VN1188/ 1189; Đường bay Đà Nẵng – Hải Phòng: hủy 2 chuyến bay VN1670/ 1671.

Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng bởi cơn bão, trong sáng nay, 02 chuyến bay đi Pleiku xuất phát từ Hà Nội (giờ khởi hành dự kiến 07h30) và TP.HCM (giờ khởi hành 07h40) phải điều chỉnh giờ khai thác.

Trong ngày mai 1/10, do thời tiết tại Hải Phòng dự báo có xu hướng tốt lên, Vietnam Airlines sẽ duy trì lịch khai thác bình thường.

Cũng theo Vietnam Airlines, toàn bộ các hành khách bị ảnh hưởng sẽ được hãng bố trí đi trên các chuyến bay thường lệ và các chuyến bay bù. Dự kiến, trong  ngày 1/10/2011, Vietnam Airlines sẽ thực hiện 4 chuyến bay bù trên đường bay TP.HCM – Hải Phòng.

Hành khách đi trên đường bay Đà Nẵng – Hải Phòng sẽ được bố trí đi trên chuyến bay thường lệ VN7670 giờ khởi hành là 18h30 hành trình Đà Nẵng – Hải Phòng và  VN7671 giờ khởi hành 20h45 hành trình Hải Phòng – Đà Nẵng.

Yến Nhi
Continue Reading »

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Địa ốc Hà Nội: Sốt ảo nhằm trục lợi

Trong khi thị trường bất động sản Hà Nội vẫn đang trầm lắng trong cảnh "chợ chiều" thì một số dự án lại đột ngột tăng giá một cách khó hiểu.
Thực tế đó một lần nữa khẳng định rằng, thị trường bất động sản chưa bao giờ là một thị trường minh bạch và giá sản phẩm lên xuống theo cung cầu như những hàng hóa khác. Một bộ phận không nhỏ trong giới đầu tư vẫn đang cố gắng tạo nên những cơn sốt ảo trên thị trường, hòng vớt vát những gì đã mất trong suốt thời gian qua.
Cung không thiếu
Theo khảo sát, hiện trên địa bàn Hà Nội hầu hết các dự án đều dư dả nguồn cung, giá chào bán cũng đã giảm khá nhiều so với thời điểm một năm về trước. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Mê Linh đã có khoảng trên 40 dự án khu đô thị với quy mô lớn đều đang chào bán đất nền. Với lợi thế về giao thông, hạ tầng, giá đất ở khu vực này đã tăng chóng mặt từ cuối năm 2010.
Tuy nhiên, nhiều tháng nay do ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng, cùng với sự sụt giảm chung thị trường, giá đất tại Mê Linh cũng đã giảm mạnh, giao dịch gần như đóng băng.
Điển hình như dự án Cienco 5 - Mê Linh được khởi công xây dựng vào cuối tháng 8/2005 với diện tích gần 50 ha, trong đó có khoảng 23 ha đất ở. Giá chào bán liền kề vào thời điểm cuối năm 2010 vào khoảng 23 triệu đồng/gm2. Tuy nhiên, hiện do nguồn cung khá nhiều, trong khi lượng người mua ít nên giá đã giảm khoảng 30 – 40%, chỉ còn ở mức từ 12 – 16 triệu đồng/m2, tùy từng vị trí lô đất.
Ngay cả đất biệt thự tại đây một thời được giới đầu tư đẩy lên 20 triệu/m2, giờ cũng chỉ khoảng 13 triệu đồng/m2.
Một dự án nằm kề bên là Khu đô thị mới Hà Phong do Công ty Cổ phần Hà Phong làm chủ đầu tư, với tổng diện tích 41,8 ha, cũng đang được rất nhiều nhà đầu tư thứ cấp chào bán với giá chỉ khoảng 17 triệu đồng/m2, giảm 5 triệu đồng/m2 so với cuối năm ngoái.
Ngoài ra, các khu đô thị khác như Minh Giang – Đầm Và, Chi Đông, Tùng Phương, dự án Diamond Park New... cũng được khá nhiều sàn giao dịch, chủ đầu tư chào bán với mức giá khá mềm, chỉ từ 11 triệu đồng/m2.
Sở dĩ giá đất tại Mê Linh giảm mạnh trong thời gian qua là do giới đầu tư đã bắt đầu tháo chạy, sau một thời gian dài thị trường rơi vào trầm lắng, ôm vốn quá lâu. Cách giảm giá, cắt lỗ từ 3 – 5 triệu đồng/m2 là lựa chọn bất đắc dĩ mà phần lớn nhà đầu tư tại đây phải áp dụng.
Trong khi đó, đất thổ cư, dự án tại các khu vực dọc Đại lộ Thăng Long, các vùng thuộc Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất... cũng có mức giảm khá mạnh, cung hàng dồi dào nhưng người mua cũng không còn như hai năm về trước.
Theo giới đầu tư đất tại đây, giá đất thổ cư khu vực này đã giảm khoảng 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thay vì ôm lại giữ giá, hiện khá nhiều hộ dân, nhà đầu tư tại đây đã gật đầu bán ra mỗi khi có khách hỏi.
Khảo sát cuối tuần qua cho thấy, đất tại các khu vực như Tân Xã, Phú Cát, Thạch Hòa...cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km hiện được rao bán với giá từ 6 – 10 triệu đồng/m2. Gần trung tâm hơn một chút, đất tại Đồng Trúc (Thạch Thất) có giá khoảng 15 triệu đồng/m2, được chào bán rất nhiều nhưng cũng không mấy người mua dù nguồn vốn tự có của người dân và giới đầu tư không phải là ít.
Địa ốc Hà Nội: Sốt ảo nhằm trục lợi, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, dia oc, nha dau tu, san giao dich, thi truong bat dong san, gia nha dat

Thị trường bất động sản Hà Nội đang được cho là ở đáy của khó khăn.
Tạo khan hàng ảo
Trong khi hầu hết các dự án, khu vực tại Hà Nội đang giảm giá, nguồn cung không thiếu thì tại một số dự án lại xảy ra cảnh khan hàng, sốt giá.
Dẫn đầu trong số các dự án bỗng nhiên bất thường phải kể đến dự án khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức). Đây là một dự án khá nhiều tai tiếng sau khi chủ đầu tư là Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) đã “xẻ” cho khá nhiều đối tác, công ty con cùng triển khai thực hiện.
Dự án Vân Canh vốn được cho là rất tiềm năng khi mà đoạn đường nối Xuân Phương được thông với Vân Canh. Nếu xây dựng xong đường, khoảng cách Vân Canh cách khu đô thị mới Mỹ Đình khoảng 3 km.
Cũng chính nhờ lợi thế về hạ tầng (tất nhiên là mới ở mức tiềm năng), dự án này đã nhận được sự quan tâm rất nhiều nhà đầu tư bất động sản. Sau mỗi lần thị trường có “sóng”, giá đất tại dự án này cũng được đẩy lên mức khá cao.
Do tín dụng bất động sản bị siết chặt, cùng với những lình xình về mua bán của một số nhà đầu tư thứ cấp, đến tháng 7 vừa qua, giá đất tại Vân Canh đã giảm xuống mức kỷ lục, các lô đất được rao bán chỉ với 38 – 40 triệu đồng/m2, giảm khoảng 10 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không có người mua.

Thế nhưng, không hiểu sao, chỉ sau chưa đầy 2 tháng, giá đất Vân Canh liên tục tăng, mạnh nhất là trong hai tuần gần đây. Hiện, theo các sản giao dịch, văn phòng môi giới quanh khu vực, những lô giá rẻ dưới 40 triệu đồng/m2 không có người bán, lô đường to được đẩy giá lên trên 50 triệu đồng/m2, nhưng hỏi mua không dễ.

Anh Vương Bá Tân, trưởng một văn phòng môi giới tại Nhổn cho hay, khoảng 1 tuần nay giá đất Vân Canh tăng thêm khoảng 5 -7 triệu đồng/m2, trong khi phần lớn các dự án ở khu vực khác tại Hà Nội vẫn khá im ắng.
Không chỉ Vân Canh, một số dự án nằm trong khu vực này như Lideco giá cũng được đẩy lên xấp xỉ 60 triệu đồng/m2, dự án Tân Tây Đô giá giao dịch khoảng 45 -50 triệu đồng/m2 tùy vị trí, Kim chung – Di Trạch khoảng trên 40 triệu đồng/m2…

Theo anh Tân, hiện nhìn chung thị trường đang trầm lắng trên diện rộng, giá đất nhiều dự án lớn, vị trí đẹp hơn Vân Canh vẫn đang “bất động”, không có cớ gì giá đất khu vực này lại có thể tăng nhiều đến mức vậy.
Không những thế, nếu so sánh vị trí Vân Canh với dự án khác như Văn Phú, An Hưng… thì phần kết nối hạ tầng dự án Vân Canh chưa hoàn chỉnh, trong khi giá đắt hơn dự án khác. Điển hình dự án Văn Phú đã bàn giao nhà cho khách giá 56-60 triệu đồng/m2.
Theo nhìn nhận của các sàn giao dịch, nhiều khả năng một số đại gia bất động sản trước đây gom hàng giờ đã cùng nhau đưa ra chiêu đẩy giá lên để xả hàng, kiếm lời.
Trước thực tế này, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Vũ Xuân Thiện, cho rằng đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, do một số nhà đầu tư thứ cấp tạo nên nhằm thao túng thị trường, trục lợi.
Để xử lý, theo ông Thiện là khá khó vì đây thường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cơ quan quản lý chỉ có thể ra tay khi hiện tượng găm hàng, đẩy giá do chính chủ đầu tư là các doanh nghiệp, tập đoàn tạo ra.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia bất động sản, nếu chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát vẫn được tiếp tục cho đến giữa năm 2012, nhiều nhà đầu tư lướt sóng bắt buộc sẽ phải xả hàng vì ôm vốn quá lâu hoặc không chịu nổi lãi suất ngân hàng. Người có nhu cầu nhà ở thực sự có thể sẽ còn nhiều cơ hội khi giá tiếp tục giảm thêm 10-20% nữa,về gần với giá trị thực.
Continue Reading »

Giá vàng Việt Nam và thế giới đua nhau lao dốc

Tiếp tục đà giảm của phiên hôm qua, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước rơi mạnh xuống dưới ngưỡng 44 triệu đồng/lượng khi giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á tuột mốc 1.600 USD/ounce.
Giá vàng tiếp tục lao dốc
 
Lúc 8h16, giá vàng SJC mở cửa giảm 850.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua khi mua vào – bán ra ở mức 43,5 – 43,9 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm đó, trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay giảm mạnh xuống mức 1.582 USD/ounce.

Tuy nhiên, ngay sau đó, giá vàng đã phục hồi tăng nhẹ. Đến thời điểm 9h sáng nay, giá vàng giao ngay tại châu Á đang dao động quanh mốc 1.610 USD/ounce, khiến giá vàng SJC cũng điều chỉnh tăng trở lại với 44 triệu đồng/lượng mua vào và 44,4 triệu đồng/lượng bán ra.

Cùng thời điểm này, vàng Bảo Tín Minh Châu niêm yết nhỉnh hơn khi bán ra ở mức 44,65 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa giá mua bán được đẩy lên đến 700.000 đồng/lượng khi nhà vàng này ấn định mua vào ở mức 43,95 triệu đồng/lượng.

Với mức giá hiện tại, nếu quy đổi theo tỷ giá USD ngân hàng thì mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá thế giới là vẫn khá cao trên 3,5 triệu đồng/lượng.

Hôm qua (28/9), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cấp giấy phép cho nhập khẩu vàng cho hơn 10 đơn vị. Theo đó, mỗi đơn vị sẽ được nhập khẩu vài trăm kg vàng để bình ổn thị trường trong nước.
 
Trên thị trường thế giới, giá vàng đêm qua tiếp tục sụt giảm trong phiên thứ 5 liên tiếp khi lo ngại suy thoái kinh tế lan rộng, trong khi đó cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công vẫn chưa sáng sủa hơn.

Chốt phiên giao dịch tại thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay giảm 2,9% xuống 1.601,79 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 34,4 USD xuống 1.618,1 USD/ounce.

Sang đến phiên châu Á, giá vàng giao ngay mở cửa phiên giảm tiếp xuống 1.582 USD/ounce. Trước đó, trong phiên đầu tuần, giá vàng giao ngay cũng đã xuống mức thấp nhất trong 2 tháng là 1.534,49 USD/ounce – mức thấp nhất trong 2 tháng qua.

Giá vàng giao kỳ hạn trên sàn Comex sau khi đóng cửa cũng tiếp tục giảm thêm 21 USD, xuống mức 1.596,7 USD/ounce.

Vàng chịu áp lực giảm giá khi đồng USD hôm qua tăng mạnh do lo ngại kinh tế suy thoái. Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm 2% do lệnh cấm bán khống chứng khoán tại Pháp, Italia và Tây Ban Nha kéo dài hơn.

Giá vàng giảm còn do bởi Liên minh châu Âu (EU) áp dụng những quy tắc cứng rắn để kiểm soát thâm hụt ngân sách. Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ngày hôm nay để thực hiện biện pháp trừng phạt tự động chống lại các thành viên quốc gia vi phạm thâm hụt ngân sách và giới hạn nợ công.
 
Giá vàng “bốc hơi” hơn 10% trong 5 phiên liên tiếp còn do hoạt động bán tháo để bù lỗ cho thị trường chứng khoán và các thị trường hàng hóa khác. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cho rằng, vàng vẫn sẽ không mất đi vị thế nơi trú ẩn an toàn dù bị bán tháo mạnh.

Nhật Linh
Continue Reading »

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Giá vàng giảm thêm 700.000 đồng/lượng


Mở cửa sáng nay, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh, công bố giá bán ra đối với vàng SJC là 45 triệu đồng/lượng. Đến 10 giờ 18, công ty này công bố giá giao dịch mới là: 44,4 – 44,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm lần lượt là 400.000 đồng/lượng trên giá mua vào và 700.000 đồng/lượng trên giá bán ra so với giá đóng cửa ngày 26-9.

Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận lúc 11 giờ 15 mua – bán tương ứng là 44,4 – 44,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, tại hệ thống Sacombank, vàng miếng hiệu SBJ có giá mua còn 44,21 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 44,79 triệu đồng/lượng.Trên thị trường Hà Nội, vàng SJC niêm yết tại công ty vàng bạc đá quý Phú Qúy lúc 11 giờ 18 mua vào 44,30 triệu đồng/lượng, bán ra 44,95 triệu đồng/lượng.

Vàng thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, dưới áp lực tăng điểm của thị trường chứng khoán cũng như hoạt động bán chốt lời của nhiều quỹ đầu tư lớn. Khép phiên đêm 26-9 tại Mỹ, vàng giao sau tháng 12 còn 1.598,10USD/Oz, trong khi vàng giao ngay còn 1.596,50USD/Oz.

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới khá thành công. Nhà đầu tư tăng cường mua cổ phiếu với kỳ vọng giới lãnh đạo châu Âu sẽ đạt được thỏa thuận mới trong tiến trình giải quyết khủng hoảng nợ trước khi kết thúc quý ba.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones hôm qua tăng 2,5%, tái vượt mốc 11.000 điểm lần đầu tiên trong ba ngày. Chỉ số S&P; 500 và chỉ số Nasdaq tăng lần lượt là 2,3% và 1,4%. Trung bình cứ ba cổ phiếu tăng thì có một cổ phiếu giảm, tổng khối lượng giao dịch đạt 1,16 tỷ đơn vị.

Trong khi đó, lượng vàng bán ra từ các tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust hôm qua cho biết đã bán ra 5,45 tấn vàng, đưa tổng lượng vàng mà tổ chức này nắm giữ hiện còn 1.246,76 tấn, tính đến cuối ngày 26-9.

Theo phân tích của các chuyên gia tại hãng tin The Street (Mỹ), cuối quý 3 là thời điểm chốt lời tốt, đặc biệt là khi vàng đã tăng 34% trong năm nay, trở thành loại tài sản đầu tư tốt nhất tính đến hiện tại, trong khi các sàn giao dịch vàng lớn trên thế giới không ngừng nâng tỷ lệ ký quỹ.

Mới đây, sàn giao dịch hàng hóa Chicago đã nâng tỷ lệ ký quỹ lên 21% đối với các hợp đồng giao dịch vàng và 15,6% đối với các hợp đồng giao dịch bạc, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư phải bỏ một khoản tiền nhiều hơn nếu muốn duy trì các hợp đồng đầu tư kim loại quý.

Thống kê của The Street cho thấy số lượng các hợp đồng mua vàng đã giảm hơn 22.000 trong tuần lễ kết thúc vào ngày 20-9, trong khi các hợp đồng bán ra cũng giảm khoảng 4.000, một dấu hiệu cho thấy nhiều thị trường vàng không còn là điểm đầu tư hấp dẫn như trước.

Thúy Yên
Continue Reading »

Cứ nhẹ nhàng thôi!

Cùng ngắm những mẫu nội thất đẹp do kiến trúc sư Vũ Khôi thiết kế qua những hình ảnh sau đây:
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Phòng khách lịch lãm với tone màu ghi nhạt, điểm nhấn khối màu đỏ và bàn gỗ mộc nguyên khối
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Sang trọng với màu be và bàn kính
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Điểm thêm những hoạ tiết bắt mắt của thảm trải sàn
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang

Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang

Sang trọng và tinh tế với gỗ
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Góc làm việc bắt mắt bởi không gian thoáng sáng với những tone màu nhạt và ánh sáng tự nhiên
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Ấm cúng với màu nâu trầm và sang trọng khi kết hợp với bộ ghế bàn ghế tone đen điểm thêm lọ hoa nhỏ
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Nền nã và sang trọng bởi tone nâu trầm và trắng
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Cá tính với những đường kẻ sọc
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Lãng mạn với sắc trắng - tím
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Phòng ngủ cho bé trai với tone màu mạnh đầy cá tính
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Và sống động với màu vàng và xanh lá
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Phòng ngủ mềm mại và nữ tính với tone hồng - tím dành cho bé gái
Continue Reading »

Giá vàng tiếp tục giảm sâu


 
Theo đà trượt giảm của thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (29/9) tiếp tục lao sâu xuống sát mốc 44 triệu đồng/lượng, khiến lượng người đổ về các cửa hàng kinh doanh lớn vẫn khá sôi động.
Trên thế giới, đà giảm giá của vàng vẫn tiếp diễn ra mạnh mẽ, các nhà đầu tư quay sang chuộng USD trong bối cảnh tình hình khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa tìm ra lời giải. Vàng dường như trở nên kém hấp dẫn và không còn là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Hiện tại, giá vàng thế giới đang trên đà trượt giảm và đứng ở mức khoảng 1.606 USD/ounce. Trước đó, hôm thứ hai, thị trường rơi xuống mức thấp nhất suốt 2 tháng ở 1.534,49 USD, mất gần 400 USD so với đỉnh cao nhất trong lịch sử ở 1.920 USD hồi đầu tháng 9.

Theo đà giảm của thế giới, thị trường vàng trong nước sáng nay đã tiếp tục giảm sâu xuống mức sát 44 triệu đồng/lượng, khi để mất khoảng 500 nghìn đồng/lượng so với giá cuối giờ chiều qua.

Cụ thể, tại khu vực Hà Nội lúc 10h15 sáng nay, giá vàng rồng thăng long của Công ty Bảo tín Minh Châu có giá mua vào – bán ra là 44,39 – 44,5 triệu đồng/lượng, Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ vàng miếng SJC ở mức tương ứng là 43,9 - 44,29 triệu đồng/lượng, thương hiệu SBJ lại có mức giá thấp hơn là 43,61 – 44,19 triệu đồng/lượng.

Với mức giá này, khoảng cách mua vào – bán ra của các thương hiệu đã được rút ngắn hơn và giao động trong khoảng 110 nghìn đồng – 580 triệu đồng/lượng.

Ghi nhận của PV trong sáng nay tại Hà Nội, hoạt động mua bán tại các cửa hàng lớn trên đường Trần Nhân Tông vẫn khá tấp nập, dòng người chen chúc nhau mua bán. Đặc biệt, cảnh khách hàng phải đứng ngoài chờ hàng tiếng đồng hồ để được gửi xe lại diễn ra.

Theo các chủ kinh doanh bán vàng, hiện nhu cầu mua vào của người dân vẫn khá cao. Đặc biệt, lượng mua vào tăng thêm khi giá đang ở mức khá hấp dẫn.

Trái với không khí đông đúc tại những cửa hiệu lớn và có tên tuổi, những cửa hàng nhỏ lại diễn ra khá trầm lắng. Lượng người đến giao dịch chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo nhận định của công ty Sacombank, giá vàng có những phiên giao dịch điều chỉnh giảm là điều tất yêu khi vàng có những phiên tăng mạnh, tuy nhiên xu hướng tăng trở lại của vàng luôn được cũng cố.

Dự báo, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giao động ở mức 1.600 – 1.670 USD/ounce.

Yến Nhi
Continue Reading »