Labels

Labels

Labels

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Giá vàng tiếp tục giảm hơn 1 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước vào ngày cuối tuần (24/9) đã giảm mạnh tới 1,1 triệu đồng/lượng so với sáng 23/9, giao động quanh mức 45,70 triệu đồng/lượng.
Đây được coi là mức giảm khá mạnh so với nhiều ngày trước.

Cụ thể, đến 9 giờ ngày 24/9, giá vàng niêm yết tại Công ty vàng bạc đá Quý Bảo Tín Minh Châu là 45,10-45,70 triệu đồng/lượng (mua-bán).

Thường ngày, giá vàng bán ra của Công ty cổ phần vàng bạc đá Quý SJC Hà Nội thường thấp hơn so với Bảo Tín Minh Châu song lúc 9 giờ hôm nay mức giá là tương đương, tuy nhiên giá mua vào vẫn rẻ hơn 30.000 đồng/lượng, niêm yết ở mức 45,40-45,70 triệu đồng/lượng (mua-bán).

Tuần này, theo đà giảm của giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng đang giảm dần. Đây cũng là tuần mà phiên giảm giá chiếm đa số so với những phiên tăng.

Trong tuần, giá vàng có 2 phiên tăng và tới 4 phiên giảm. Điểm đáng lưu ý càng về cuối tuần, mức độ điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước càng tăng. Điển hình, ở những phiên giảm đầu tuần, mức giảm của giá vàng giao động từ 200.000-300.000 đồng/lượng so với ngày trước đó, cuối tuần mức giảm lên tới 1,1 triệu đồng/lượng.

Cùng với việc giảm giá mạnh của ngày hôm nay, các công ty vàng bạc đá quý cũng nới rộng chênh lệch giữa mua-bán lên tới 600.000 đồng/lượng; trong khi đó, khoảng cách này của những ngày trước đó khoảng 200.000-350.000 đồng/lượng.

Như vậy, với việc liên tiếp giảm của nhiều ngày nay, so với đầu tuần, giá vàng đã giảm tới 1,65 triệu đồng/lượng. 

Theo Hải Yến
TTXVN/Vietnam+
Continue Reading »

Chống rửa tiền qua nhà đất cần chủ động

Đó là nhận xét của ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, về Thông tư 12 hướng dẫn phòng chống rửa tiền qua bất động sản.
Tháng 9-2011, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 12 hướng dẫn thực hiện Nghị định 74 của Chính phủ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. NCĐT đã trao đổi với Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, xung quanh vấn đề này.
Theo Thông tư 12, có đến 9 dấu hiệu giao dịch đáng ngờ về việc rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản. Có biểu hiện nào mà Thông tư chưa quy định không, thưa ông?
Còn một biểu hiện rất đáng ngờ đang xuất hiện ở nhiều địa phương, nhất là những nơi có thị trường địa ốc phát triển. Đó là tình trạng nhà, biệt thự bỏ hoang như ở Hà Nội. Cơ quan chức năng cần tìm hiểu xem chủ sở hữu là ai, ở tỉnh nào, vì sao bỏ hoang và tỉ lệ bao nhiêu… Nếu không minh bạch được các thông tin này, đó có thể là dấu hiệu rửa tiền. Một cách xử lý là công khai tên tuổi chủ sở hữu của các sản phẩm đáng ngờ đó.
Thông tư quy định nếu khách hàng không quan tâm đến giá trị giao dịch, phí giao dịch phải trả thì cũng bị coi là dấu hiệu đáng ngờ. Ông nghĩ gì về điều này?
Tôi không nghĩ người mua lại không quan tâm đến giá cả vì bất động sản là sản phẩm có giá trị lớn. Có thể mức độ quan tâm của họ khác nhau.
Trong quy định này, dấu hiệu quan tâm của khách hàng về giá trị giao dịch hoặc phí giao dịch có vẻ như khó xác định. Ông có cho là như vậy hay không?
Đúng là như thế. Lẽ ra quy định phải nói rõ làm cách nào để biết được người mua quan tâm hay không quan tâm thì mới có thể thực hiện được.
Một dấu hiệu đáng ngờ khác là giá cả thỏa thuận giữa các bên không phù hợp với thị trường. Ông nghĩ sao?
Không phù hợp có nghĩa là cao hơn hoặc thấp hơn hẳn giá thị trường. Chắc chắn sẽ có nhiều giao dịch không phù hợp với giá thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được giá mua bán đó không phù hợp với giá thị trường và cơ quan nào đứng ra đánh giá mức giá giao dịch đó không phù hợp? Đây là điều cần phải làm rõ.
Một số nước có quy định khá hay, vừa có thể chống trốn thuế, vừa góp phần chống rửa tiền. Đó là Nhà nước có quyền mua tranh. Cụ thể, việc mua bán phải được thông báo đến cơ quan chức năng địa phương. Nếu bán với giá quá thấp, Nhà nước có quyền mua tranh bất động sản đó và người bán sẽ lỗ. Bằng cách này, người bán sẽ không thể hạ giá một cách bất hợp lý được.
Còn việc nâng giá lên quá cao so với giá thị trường có lẽ khó xảy ra. Giá thị trường trồi sụt liên tục. Việc lấy giá nào làm giá thị trường cũng cần phải có cơ sở, nếu không sẽ rất khó thực hiện.
Chống rửa tiền qua nhà đất cần chủ động, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, rua tien, thi truong bat dong san, gia nha dat, san giao dich, nha dau tu

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Ông nghĩ thế nào về quy định từ 200 triệu đồng trở lên là giao dịch giá trị lớn và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu?
Tôi nghĩ không nhất thiết phải quy định mốc giá trị giao dịch cụ thể, vì cơ quan chức năng có thể kiểm tra thông tin này qua sổ sách của đơn vị kinh doanh.
Về quy định phải báo cáo khi được yêu cầu, cần nói rõ biện pháp xử lý trong trường hợp không báo cáo. Ngoài ra, tính hiệu quả của việc báo cáo cũng cần phải xem xét. Ngay cả nhiều quy định rõ ràng và đầy đủ, như địa phương phải báo cáo về chính quyền trung ương cuối năm mà còn khó đúng thời hạn thì việc yêu cầu các đơn vị kinh doanh bất động sản báo cáo đúng sẽ không dễ dàng.
Như vậy, theo ông, cần có biện pháp gì?
Vì các sàn giao dịch, công ty địa ốc cũng có những lợi ích riêng, nên chưa hẳn họ sẽ tuân thủ nghiêm việc báo cáo. Do đó, cơ quan chức năng phải chủ động thu thập thông tin để phát hiện các giao dịch có dấu hiệu rửa tiền.
Đối với các hành động rửa tiền, rất khó bắt tận tay. Mới đầu chỉ là tìm cách phát hiện các triệu chứng. Ví dụ, khi có những tổ chức hay cá nhân mua một lúc hoặc trong một khoảng thời gian từ 5-7 sản phẩm bất động sản, cơ quan quản lý phải điều tra xem nguồn gốc của số tiền, có phải là tiền từ hoạt động phi pháp mà có hay không. Còn ngồi chờ báo cáo thì khó mà chống được rửa tiền.
Cơ quan quản lý cũng có thể lập một trang web liên thông với tất cả các công ty, sàn giao dịch bất động sản. Và những giao dịch trong ngày đều được công khai trên mạng, giống như thị trường chứng khoán để cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm tra. Việc công khai các giao dịch là rất quan trọng.
Continue Reading »

Tung tin đồn về giá sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng

Các hành vi tung tin đồn hoặc tăng giá quá mức sẽ bị phạt tiền cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 20 triệu đồng, theo quy định mới của Chính phủ.
Đăng ký kê khai sai giá bị phạt tới 30 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Nghị định 84 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/11.
Theo đó, đối tượng áp dụng của nghị định là các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá mà không đến mức bị xử lý hình sự. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 40 triệu đồng kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung.
Trong đó, hành vi tăng giá quá mức hoặc đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ chịu mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20 triệu đồng. Mức phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 30 triệu đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ. Đối với hành vi vi phạm về bình ổn giá và thẩm định giá sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Đối với hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng...
Mức phạt cao nhất 40 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh đặc thù có điều kiện theo quy định của Chính phủ, gồm bán phá giá dịch vụ, dưới giá thành hoặc cao hơn mức giá trần do cơ quan thẩm quyền công bố.
Hồng Anh
Continue Reading »

Lạm phát có thể lên 24% nếu bơm tiền mạnh

Sáng nay trong cuộc hội thảo bàn về kinh tế VN, các chuyên gia đưa ra hai kịch bản lạm phát cho năm 2011, đều e ngại khả năng lạm phát cuối năm có thể lên 24% trước chính sách bơm tiền mạnh, giá vàng cao...
Trong hội thảo kinh tế Việt Nam 2011 - triển vọng năm 2012 diễn ra ở TP HCM sáng nay, tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, chuyên viên cấp cao chương trình Star Plus đưa ra hai kịch bản lạm phát năm 2011. Kịch bản thứ nhất, lạm phát có thể tăng tốc nhanh trong hai tháng cuối năm, ở mức 19-20%. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, lạm phát 8 tháng đầu năm đã là 15,68%.
Dự báo này dựa trên nhiều yếu tố. Trước hết là do nhu cầu tiêu dùng cao trong mùa lễ tết sắp tới. Cùng với đó là chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm nhu cầu khu vực tư nhân, nhưng không đủ để làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế.
Sức mua trong dịp lễ tết cuối năm có khả năng đẩy chỉ số CPI tăng cao, gây áp lực lạm phát cao. Ảnh: Lệ Chi
Kịch bản thứ 2, ông Chí cho rằng lạm phát có thể lên tới 24% vào cuối năm nay. Trước hết là do giá vàng trong nước thời gian qua cao hơn thế giới nhưng người ta vẫn đổ xô mua vào, cho thấy tâm lý lo ngại lạm phát vẫn rất nặng nề trong lòng người dân. Bên cạnh đó, tỷ giá và việc điều chỉnh lương tối thiểu, giá xăng, dầu, điện... có thể tác động tiêu cực lên chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm do tâm lý "tát nước theo mưa".
Kịch bản 2 về lạm phát 4 tháng cuối 2011
Tháng 922,64%
Tháng 1023,31%
Tháng 1123,48%
Tháng1224,11%
Ngoài ra, theo chuyên gia này, tốc độ tăng dư nợ tín dụng, tổng phương tiện thanh toán những tháng cuối năm sẽ cao hơn nhiều so với đầu năm. Chính sách bơm tiền mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước trong tuần thứ hai của tháng 9 (20.000 tỷ đồng) và tuần vừa qua (9.000 tỷ đồng) để các ngân hàng tuân theo việc áp dụng trần lãi suất huy động 14% và đưa lãi suất cho vay về 17-19%. Những yếu tố này đang thực sự dấy lên mối lo ngại lạm phát sẽ tăng tốc vào cuối năm.
"Do đó để chống lạm phát trong tình hình hiện nay thì sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa trở nên khẩn thiết hơn bao giờ hết", ông Chí nhấn mạnh.
Cùng chung lo lắng, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển dự báo lạm phát năm 2011 không dưới 18%, vì bình quân 8 tháng đã rất cao mặc dù tháng 9 có khả năng kéo lạm phát xuống thấp hơn.
"Khả năng lạm phát năm nay khoảng 19%, do đó quản lý nhà nước không được đưa ra tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. Hiện nay, mặc dù Ngân hàng Nhà nước khẳng định không nới lỏng nhưng thực tế là có dấu hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ", ông Tuyển nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế đánh giá Việt Nam rất khó chống được lạm phát trong dài hạn. Lý do là cách điều hành vĩ mô và chống lạm phát hiện nay quá nặng về hành chính, có tính chất chữa cháy quá nhiều, trong khi lại chưa mạnh dạn trong việc tái cơ cấu kinh tế. Nguy cơ lạm phát khứ hồi là rất cao.
Ông cũng cho rằng, việc cắt giảm đầu tư công Chính phủ tuyên bố thì mạnh nhưng triển khai chậm và hành động không rõ ràng. Điều này càng khiến lòng tin của dân suy giảm. Đồng thời, ông chỉ ra căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nghiện đầu tư, thêm dự án nhưng đói tài nguyên... Bằng chứng là các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên tràn lan nhưng hiệu quả thì không cao.
Ông nói: "Không thể chống được lạm phát, tái lập ổn định vĩ mô, khôi phục và xác lập cơ sở tăng trưởng hiện đại nếu không thay đổi hệ thống phân bổ nguồn lực, cũng như không thể giảm nhập siêu chủ yếu bằng công cụ tỷ giá".
Do đó, trong ngắn hạn, Viện trưởng Viện kinh tế kiến nghị cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ, kiên quyết giảm mạnh chi tiêu và đầu tư công, giảm mạnh thu ngân sách.
Trong khi đó, tiến sĩ Lê Đăng Doanh "yêu cầu phải nhìn thẳng vào sự thật". Bởi theo ông, muốn đánh giá đúng tình hình hiện nay thì phải nhìn thẳng vào sự thật của vấn đề.
Theo ông Doanh, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều bệnh. Nếu trị đúng bệnh thì lạm phát mới không tái phát được. Ông cho rằng, căn bệnh chính là chi ngân sách, đầu tư kém hiệu quả, hoạt động yếu kém của các tập đoàn nhà nước. Do đó, cần phải tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012 và 2013. Mà trước tiên là cải cách các tập đoàn nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý dựa trên kết quả, công khai minh bạch những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Lệ Chi
Continue Reading »

Moodys hạ tín nhiệm đồng loạt 8 ngân hàng Hy Lạp

Tổ chức này vừa hạ 2 bậc tín nhiệm với 8 nhà băng, trong đó có cả Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, vì nhiều nợ xấu và khả năng huy động tiền gửi đáng lo ngại.
Ngân hàng quốc gia Hy Lạp cũng nằm trong đợt hạ tín nhiệm lần này của Moody's. Ảnh: Panoramio.
Hôm nay (23/9), Moody's tuyên bố hạ tín nhiệm từ bậc B3 xuống còn bậc CAA2 đối với Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, Ngân hàng châu Âu EFG, Ngân hàng Alpha, Ngân hàng Piraeus, Ngân hàng Nông nghiệp Hy Lạp và Ngân hàng Attica. Trong khi đó, Ngân hàng Emporiki Hy Lạp và Ngân hàng chung Hy Lạp bị hạ từ bậc B3 xuống còn B1.
Moody's cho rằng khả năng huy động tiền gửi và mức độ an toàn của các khoản nợ tại những ngân hàng trên đang ở mức đáng lo ngại. Moody's giải thích rằng "cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp tác động nhiều đến các ngân hàng này, để lại nhiều khoản nợ xấu và khả năng huy động tiền gửi kém cộng với tính thanh khoản thấp" là các nguyên nhân chính dẫn đến quyết định hạ bậc tín nhiệm.
Đến nay, cả Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF lẫn các nước trong khối sử dụng đồng euro (eurozone) đều không hài lòng với tình hình tại Hy Lạp. Nhóm này cho rằng Hy Lạp vẫn chưa thực hiện đúng các cam kết cải cách kinh tế để có thể nhận tiếp gói cứu trợ trị giá 149 tỷ USD.
Tuần tới, các thanh tra về nợ của "bộ ba" IMF, Ngân hàng trung ương châu Âu và Ủy ban Liên minh châu Âu sẽ trở lại Athens để hoàn tất báo cáo về tiến trình cải tổ của Hy Lạp. Bản báo cáo này sẽ là căn cứ để đưa ra quyết định có tiếp tục cấp tiền cứu trợ hay không. Hãng tin AP cho biết, nếu không nhận được gói cứu trợ tiếp theo, Hy Lạp chỉ còn đủ tiền mặt để cầm cự đến giữa tháng 10.
Moody's khẳng định, bất chấp quyết định hạ tín nhiệm trên, tổ chức này "vẫn thừa nhận khả năng Hy Lạp có thể qua được cuộc sát hạch của 'bộ ba' trên để tiếp tục nhận cứu trợ". Trong tuần qua, hàng loạt các ngân hàng châu Âu bị những hãng xếp hạng uy tín như Moody's, Standard & Poor hạ bậc tín nhiệm. Trước nữa một tuần, Moody’s đã hạ điểm hai ngân hàng của Pháp là Credit Agricole và Societe Generale.
Thanh Thanh Lan
Continue Reading »

Cà phê Buôn Ma Thuột không phải là cá biệt

Trước việc cà phê Buon Ma Thuột bị mất nhãn hiệu tại thị trường Trung Quốc, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã phải "đi đòi" lại thương hiệu của mình. Có thể kể ra các tên tuổi Vinataba, Sabeco hay Duy Lợi.
Đắk Lắk đề nghị giúp đòi lại nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn gửi Bộ Ngoại giao, nhiều bộ ngành liên quan và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), đề nghị giúp đỡ để hủy bỏ văn bằng chứng nhận bảo hộ 2 nhãn hiệu "BUON MA THUOT & 3 chữ Trung Quốc" và "BUON MA THUOT COFFEE 1896 & hình", đã bị một công ty tại Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ trên lãnh thổ nước này - như Dân trí đã thông tin. Theo lãnh đạo tỉnh này, nếu phương án trên không thành mới xem xét việc khởi kiện để đòi lại.
 
Đây là động thái đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk sau khi sự việc được một công ty luật phát hiện. Trước đó, giới luật cho rằng chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý phía Việt Nam có cơ sở yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ bảo hộ độc quyền này ở Trung Quốc. Giới này cũng cảnh báo nguy cơ lâu dài cho cà phê Buôn Ma Thuột, nếu nhãn hiệu này bị các tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ tại các thị trường cà phê lớn.
Một vụ tranh chấp thương hiệu khá đình đám xảy ra năm 2001, và "nạn nhân" là Vinataba. Trên lãnh thổ Việt Nam, Vinataba đã đăng ký độc quyền và được cấp Văn bằng đối với nhãn hiệu VINATABA vào ngày 19/05/1990, hiện vẫn còn hiệu lực đến năm 2020. Kể từ đó đến nay, Vinataba vẫn luôn chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu của mình với lượng lớn các đơn đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam.

Năm 2001, thương hiệu Vinataba bị một công ty của Indonesia đăng ký tại nhiều nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia và được chấp nhận độc quyền thương hiệu này tại một số nước.

Nếu không giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu, Vinataba sẽ không thể xuất khẩu hàng hóa chủ đạo của mình là thuốc lá sang các thị trường lớn và thị trường kế cận như Lào, Campuchia. Không chỉ thế, danh tiếng của sản phẩm mang thương hiệu Vinataba đích thực sẽ bị ảnh hưởng mạnh vì với việc ở một số nước khác, việc sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba được trở nên công khai và hợp pháp, sẽ dẫn đến nguy cơ chính những sản phẩm đó được nhập lậu vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp tại thị trường gốc của công ty Vinataba Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng chính vì nguy cơ cao về mất thị trường, rủi ro danh tiếng bị ảnh hưởng, Vinataba Việt Nam đã quyết tâm giành lại nhãn hiệu này và về cơ bản việc này đã có những thành công nhất định. Tại thời điểm đó, Vinataba Việt Nam cũng có những cơ sở pháp lý nhất định cùng với cơ sở thực tế là sự phát triển và có tiếng của sản phẩm của công ty này tại các thị trường lân cận. Nhờ đó Vinataba VN đã thu lại được một số thị trường quan trọng.

Sau đó chỉ 1 năm, đến lượt Võng xếp Duy Lợi phải lao vào cuộc chiến pháp lý để đòi hủy bỏ văn bằng độc quyền sáng chế loại võng có kiểu dáng giống như võng xếp của Duy Lợi tại Mỹ.

Năm 2000, Duy Lợi, đơn vị thiết kế loại võng xếp này, đã đăng ký bảo hộ độc quyền đối với kiểu dáng võng xếp vào năm 2000 và được cấp Bằng độc quyền năm 2003. Nhờ đó, Doanh nghiệp này được độc quyền sử dụng kiểu dáng võng xếp độc đáo và dễ dàng ngăn chặn các hành vi sao chép kiểu dáng này tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên Bằng độc quyền vốn chỉ có phạm vi bảo hộ trong lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế, Doanh nghiệp Duy Lợi đã gặp trở ngại vô cùng lớn khi một cá nhân người Đài Loan tên là Chung Sen Wu đã nộp đơn đăng ký và được cấp độc quyền sáng chế đối với loại võng có kiểu dáng giống với loại võng xếp của Doanh nghiệp này tại Mỹ năm 2002.

Cụ thể, Duy Lợi không thể nào xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường vì sẽ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ông Chung Sen Wu. Duy Lợi đã không chịu chấp nhận thực tế  và vào tháng 5/2004 doanh nghiệp này đã chủ động yêu cầu Cục Nhãn hiệu và sáng chế Hoa Kỳ hủy bỏ Bằng độc quyền của ông Chung Sen Wu.

Cơ sở của hy vọng hủy được đó là sáng chế của ông này đã bị mất tính mới khi mà trước đó hai năm, tức năm 2000, Duy Lợi đã đăng ký bảo hộ độc quyền đối với Kiểu dáng võng xếp mà ông Chung Sen Wu yêu cầu được độc quyền dưới dạng sáng chế. Việc xem xét khả năng sao chép giữa một bên là sáng chế và một bên là kiểu dáng công nghiệp khá phức tạp và tỉ mỉ, tuy nhiên, cuối cùng vào tháng 12/2004, Cục Nhãn hiệu và sáng chế Hoa Kỳ đã ra quyết định hủy bỏ Bằng độc quyền sáng chế của ông Chung Sen Wu.

Mới đây nhất, cuối năm 2010, thương hiệu Sabeco của Tổng Công ty CP Bia rượu - NGK Sài Gòn cũng bị một đối tác ở Singapore "mượn" tên chứa chữ Sabeco và sử dụng con dấu có hình rồng và chữ Sabeco rất giống với thương hiệu quen thuộc của TCT này.

Trước đó, năm 2007 Sabeco đã đăng ký 3 đơn bảo hộ nhãn hiệu đối với phần chữ SABECO và chữ SABECO kết hợp hình rồng. Cả 3 đơn đều đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và cho phép TCT này độc quyền thương hiệu trên trong một thời gian còn khá dài.

Do cả hai công ty đều có ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến mặt hàng bia, sẽ dễ dàng gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến họ lầm tưởng rằng mặt hàng của TCT phía Việt Nam là sản phẩm của công ty ở Singapore. Đây là điều hết sức nguy hại do thương hiệu Sabeco và hàng hóa của TCT này, nhưng dường như đến lúc này việc tranh chấp vẫn chưa đến hồi kết.

Nhiều rủi ro nếu không đăng ký bảo hộ tại nước ngoài

Nói về điều này, ông Nguyễn văn Phi - Giám đốc Công ty tư vấn SPVN cho biết: "Nếu không tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro bị một bên thứ 3 đăng ký chiếm chỗ. Việc đăng ký chiễm chỗ này có thể nhằm mục đích kiếm lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu của mình với giá cao; ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam; sử dụng uy tín có được từ nhãn hiệu đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu đó; bôi xấu nhãn hiệu nhằm làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.

Thông thường, các bên đăng ký chiếm chỗ thường là doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp nước sở tại đã hoặc đang là đối tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước sở tại trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp Việt Nam thường chưa nhận thức rõ những rủi ro nêu trên và những hậu quả do việc không đăng ký gây ra. Chỉ đến khi họ bị mất nhãn hiệu tại nước ngoài, họ mới tiến hành các biện pháp pháp lý để giành lại nhãn hiệu của mình. Trong những trường hợp đó, không những chỉ mất nhiều thời gian và tiền bạc mà đôi khi các doanh nghiệp còn không thể lấy lại được nhãn hiệu của mình ở nước ngoài.


Hồng Kỹ
Continue Reading »

10 tỷ phú kiếm tiền giỏi nhất nước Mỹ

Tạp chí Forbes vừa mới công bố danh sách thường niên về 400 người giàu nhất nước Mỹ. Theo đó, 2010 là năm làm ăn khởi sắc của hầu hết các tỷ phú. Tổng tài sản của các tỷ phú đã tăng thêm 12% so với năm trước đó.
Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú Mỹ kiếm bộn tiền nhất năm 2010.

Theo đó, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg xếp vị trí số 1 với tài sản tăng thêm 11 tỷ USD, và George Soros đứng ở vị trí số 2 với tài sản tăng thêm 8 tỷ USD.

10. John Mars
Tài sản: 13,8 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 3,8 tỷ USD
Tuổi: 75
 
John là một trong 3 anh em nhà Mars - những nhà sáng lập tập đoàn Mars - một trong những hãng thực phẩm lớn nhất thế giới. Năm ngoái, doanh thu toàn cầu của tập đoàn Mars Inc. là 30 tỷ USD.

9. Forrest Mars
Tài sản: 13,8 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 3,8 tỷ USD
Tuổi: 80
 
Đây cũng là một trong 3 anh em nhà Mars – những người sở hữu đế chế thực phẩm hàng đầu thế giới.

8. Jacqueline Mars
Tài sản: 13,8 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 3,8 tỷ USD
Tuổi: 71
 
Jacqueline là người em út trong 3 anh em nhà Mars.

7. Harold Simmons
Tài sản: 9,3 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 4,3 tỷ USD
Tuổi: 80
 
Kể từ mùa hè năm 2010, cổ phiếu của tập đoàn đa quốc gia Valhi mà Simmons sở hữu đã tăng 250%. Valhi là tập đoàn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất, xử lý chất thải, công nghiệp nặng.

6. Bill Gates
Tài sản: 59 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 5 tỷ USD
Tuổi: 55
 
Sau khi lỗ 17 tỷ USD do khủng hoảng tài chính, tài sản của ông chủ tập đoàn Microsoft Bill Gates đã từ từ tăng trở lại. Với tổng tài sản 59 tỷ USD, Gates đứng đầu danh sách tỷ phú của Mỹ kể từ tháng 10/2007.

5. Larry Ellison
Tài sản: 33 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 6 tỷ USD
Tuổi: 67
 
Cổ phiếu của tập đoàn công nghệ khổng lồ Oracle có mức tăng 15%/năm. Còn tài sản của Larry Ellison, CEO của tập đoàn này, thì tăng thêm 22%.

4. Jeff Bezos
Tài sản: 19,1 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 6,5 tỷ USD
Tuổi: 47
 
Jeff Bezos là người sáng lập tập đoàn Amazon. Cổ phiếu của Amazon đã tăng 56% nhờ sản phẩm sách điện tử Kindle.

3. Sheldon Adelson
Tài sản: 21,5 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 6,8 tỷ USD
Tuổi: 78
 
Sheldon Adelson hiện là Tổng giám đốc tập đoàn Las Vegas Sands (LVS). 

2. George Soros
Tài sản: 22 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 6,8 tỷ USD
Tuổi: 81
 
Mặc dù đưa ra quyết định trả lại gần 1 tỷ USD cho các nhà đầu tư và biến Soros Fund Management thành quỹ gia đình do những quy định mới gây khó khăn, nhưng dường như tài sản của ông vẫn không ngừng tăng lên.

1. Mark Zuckerberg
Tài sản: 17,5 tỷ USD
Tài sản tăng thêm: 10,6 tỷ USD
Tuổi: 27
 
Nhà sáng lập Facebook đã có một năm kiếm bộn tiền với tài sản tăng thêm là 10,6 tỷ USD. Giá trị của Facebook được ước tính vào khoảng 80 tỷ USD và con số này đang ngày càng tăng.

Ngọc Trang
Theo Forbes/Business Insider
Continue Reading »

Long đong giá đất


 
Câu chuyện giá đất với thân phận long đong: lúc không được tồn tại, lúc được thừa nhận theo kiểu duy ý trí, lúc thật nhưng lại phải mượn tên.
Chuyện giá đất của ngày xưa
Câu đầu lưỡi của người Việt Nam về đất đai thường là "tấc đất - tắc vàng", cũng có khi nói "đất đai là vô giá" với nghĩa là không thể mua được. Tất cả những câu nói như vậy đều rất đúng, điều quan trọng là nói trong hoàn cảnh nào.

Trong một buổi nói về giá trị kinh tế của đất thì đất đai có giá, tương đương như vàng; trong một buổi nói về công lao của cả dân tộc đã bảo vệ giữ nguyên bờ cõi thì đất đai là vô giá. Điều này cho thấy tính đa diện của đất đai, cho mỗi mặt đất đai có một thể hiện riêng, đừng bắt đất đai phải giống như tư duy chủ quan của một ai.
Trong suốt thời kỳ bao cấp, đất đai không được thừa nhận là có giá trị, không có giá cả, không được mua bán. Nhà nước chỉ cho phép mua bán tài sản trên đất, ai mua được tài sản thì đương nhiên đất đi theo tài sản đó.

Trên thực tế, một thửa đất rộng có một túp lều đơn sơ giá vẫn cao hơn nhiều lần một thửa đất hẹp có một căn nhà phức tạp (trong cùng một điều kiện tự nhiên, hạ tầng và quy hoạch). Một nghịch lý ai cũng thấy, ai cũng mừng vì "mua" được đất nhưng ai cũng phải nói rằng mua được cái nhà hợp quá.
Vào đầu cuối năm 1980, tôi đã từng đi tìm "mua" đất để làm chỗ ở khi có chút tiền ở nước ngoài mang về. Có người quen giới thiệu cho một mảnh đất trống mà chủ đang muốn "bán" rẻ vì cần tiền. Tôi lên sở Nhà đất thành phố để hỏi thăm về thủ tục, tình cờ gặp được một sinh viên cũ đang giữ trọng trách ở đây.

Tôi trình bầy nguyện vọng, người học trò cũ nghe xong hoàn cảnh thì phán rằng thầy không thể "mua" được mảnh đất đó vì trên đất chẳng có gì để mua cả, nhưng em có giúp thầy thực hiện được nguyện vọng. Người học trò ấy tiếp, thầy đề nghị với chủ nhà làm một túp lều trên đất, rất nhỏ thôi cũng được, sau đó làm đơn xin mua nhà cũ để về cải tạo, em sẽ xuống hiện trường kiểm tra và duyệt vào đơn rằng cho mua...
Sự thực, đây là một nghịch lý mà nói ra người nước ngoài không hiểu được, coi như một chuyện rất lạ mà có thật. Trong các điển cố văn học xưa nay, người ta nói nhiều về chuyện người bán làm hàng giả để người mua bị nhầm như "treo đầu dê, bán thịt chó", "lấy mạt cưa làm cám", "cho thau lẫn với vàng".

Chưa có ngụ ngôn nào nói về cảnh "người bán vàng và người mua vàng đều biết rõ hàng hóa là vàng thật, nhưng lại cùng phải nói ra miệng rằng chúng mình đang mua bán đồng thau, tiền trả thật cho nhau theo giá vàng nhưng lại chỉ công khai giá trị rẻ mạt của vài mảnh đồng thau, rồi đem nhau đi nộp thuế cũng với cái giá trị rẻ mạt đó, chỉ có thuế là thiệt hại rất lớn".
Nói về nghịch lý này từ ngày bao cấp ấy đâu phải chỉ là câu chuyện cho vui. Cái nghịch lý giá đất ấy hiện vẫn đang làm khối người điêu đứng. Ngày bao cấp ở khá nhiều địa phương, các cơ quan được phép bán nhà làm việc cũ cho cán bộ, công nhân viên của mình làm nhà ở.

Trên giấy tờ chỉ ghi là cơ quan bán nhà ở, không nói gì về đất vì hồi đó đất đương nhiên đi theo nhà. Đến nay, tỉnh quyết định thu hồi đất có các nhà ngày xưa cơ quan đã bán và quyết định chỉ bồi thường nhà đang ở chứ không bồi thường đất. Mọi cư dân đều hốt hoảng đi khiếu kiện qua các cửa lên đến tỉnh. Câu trả lời ở các cấp đều là: "trong giấy tờ chỉ có nhà, không nói gì về đất nên không được bồi thường về đất". Thật là oan nghiệt, trời cũng không gỡ được.
Đến nay, Đổi Mới đã được 25 năm mà vấn đề giá đất vẫn đầy lủng củng. Thuật ngữ pháp luật chính thống vẫn là giá quyền sử dụng đất. Pháp luật mới chỉ thừa nhận quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt. Khái niệm "giá đất" vẫn còn long đong lắm.
Chuyện giá đất sau ngày đổi mới
Hệ thống tài chính đất đai nước ta, trong đó có giá đất và thuế đất, được đổi mới chậm hơn những đổi mới về công cụ pháp luật và hành chính trong quản lý đất đai. Cả về giá đất và thuế đất đều chuyển mình rất chậm chạp.
Luật Đất đai 1987 vẫn không thừa nhận đất đai có giá trị và giá cả. Đất đai vẫn vận hành theo cơ chế Nhà nước bao cấp hoàn toàn, ai cần đất được Nhà nước giao và ai không cần nữa thì Nhà nước thu lại. Hệ thống thuế liên quan đến đất vẫn không có gì đổi mới. Đối với đất nông nghiệp, vẫn là Thuế Nông nghiệp ban hành từ năm 1983 và sửa đổi, bổ sung năm 1989 (Pháp lệnh về Thuế Nông nghiệp ngày 25/02/1983 và Pháp lệnh về việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về Thuế Nông nghiệp ngày 30/01/1989). Đối với đất phi nông nghiệp, vẫn là Thuế Thổ trạch do Thủ tướng Chính phủ quy định từ năm 1956 (Nghị định số 661 ngày 12/01/1956 ban hành bản điều lệ tạm thời về Thuế Thổ trạch).
Luật Đất đai 1993 công nhận đất có giá nhưng không công nhận giá trị hình thành trên thị trường, giá đất do Nhà nước quy định theo hướng buộc thị trường phải theo. Sự thực, việc pháp luật thừa nhận đất có giá đã là một đổi mới quan trọng về tư duy, đã biến "không" thành "có". Còn cơ chế Nhà nước quy định giá để hướng dẫn thị trường lại thể hiện sự "duy ý trí trong cơ chế thị trường", một phần dư của tư duy "duy ý trí" trong cơ chế bao cấp chuyển vào thị trường. Dục tốc có lẽ bất đạt.
Năm 1992, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về Thuế Nhà đất thay cho Nghị định về Thuế Thổ trạch từ năm 1956, và Pháp lệnh này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1994 theo hướng đánh thuế cao hơn vào đất phi nông nghiệp. Điều không đúng trong các Pháp lệnh này là lấy khung đánh thuế vào đất nông nghiệp để đánh thuế vào đất phi nông nghiệp với tỷ suất thuế cao hơn.

Thuế vẫn tính theo thóc, nơi giá đất đô thị cao nhất cả nước cũng chỉ chịu thuế có 2 kg thóc trên mỗi mét vuông đất mỗi năm. Doanh nghiệp cũng như hộ gia đình chẳng có khái niệm về việc phải nộp thuế này nữa. Vào thời điểm năm 2007, Thuế Nhà đất của ta chỉ thu được 711 tỷ đồng trên phạm vi cả nước (chiếm 2% tổng thu từ đất). Ở các nước phát triển, thuế bất động sản chiếm từ 50% tới 70% tổng thu cho chính quyền địa phương, đây là nguồn lực chính để phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng.
Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thay thế Pháp lệnh về Thuế Nông nghiệp ban hành từ năm 1983 và 1989. Sự thay thế này cũng mang một ý nghĩa quan trọng về đổi mới tư duy: thuế trong khu vực nông nghiệp không đánh vào sản xuất mà đánh vào sử dụng đất, làm cho sử dụng đất hiệu quả hơn. Tư duy này cũng áp dụng cho đánh thuế vào khu vực sản xuất phi nông nghiệp thì hay biết mấy.
Chuyện giá đất hiện hành
Đến Luật Đất đai 2003 mới thừa nhận giá trị đất đai phải phù hợp với giá trị hình thành trên thị trường, giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất trên thị trường. Sự "duy ý trí" về giá đất trong cơ chế thị trường đã mất trên giấy. Trên thực tế tại các địa phương, giá đất do Nhà nước quy định vẫn có khoảng cách đáng kể so với giá đất trên thị trường, chênh lệch từ 90% tới 30% tùy theo từng nơi.
Điều bất cập thứ hai là Luật chỉ quy định nguyên tắc chung là vậy nhưng chẳng có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định quy trình để xác định giá đất phù hợp thị trường. Giá nào cũng do UBND cấp tỉnh quyết định, quyết thế nào rồi gọi là giá thị trường thì mọi người cũng phải chịu. Nhiều cán bộ lãnh đạo địa phương cũng nói rằng khó xác định giá thị trường lắm, giá thị trường vào lúc nào và điều kiện nào là tương đương.

Nói như vậy cũng đúng vì đến nay vẫn không có một hành lang pháp lý thống nhất để xác định giá đất trên thị trường. Cách thức này dẫn đến một hậu quả đáng phải giải quyết: UBND cấp tỉnh vừa quyết định thu hồi đất, vừa quyết định giá đất để tính bồi thường, vừa quyết định giao đất, cho thuê đất, vừa quyết định giá đất để tính tiền sử dụng hoặc tiền thuê đất mà không có cơ chế phù hợp để giám sát quyền lực này, ắt dẫn tới nguy cơ tham nhũng lớn. Thông thường, người bị thu hồi đất thì buồn, nhà đầu tư thì vui.
Bất cập thứ ba, hiện có tới 3 Bộ tham gia vào công tác quản lý nhà nước về định giá đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách về định giá đất hàng loạt để xây dựng khung giá đất của Chính phủ và hướng dẫn các tỉnh xây dựng bảng giá đất của Nhà nước ở địa phương. Bộ Tài chính phụ trách về định giá đất các thửa đất cụ thể theo khung pháp luật của Pháp lệnh về Giá. Bộ Xây dựng phụ trách về định giá đất trong các đơn vị bất động sản theo khung pháp luật của Luật Kinh doanh bất động sản. Giá đất đã phức tạp này lại càng phức tạp thêm.
Bất cập thứ tư, hiện nay thuật ngữ pháp luật "giá đất" vẫn là cách gọi tắt, chính thống vẫn phải gọi là giá quyền sử dụng đất. Khi soạn thảo Luật Đất đai 2003, thảo luận khá sôi nổi về việc này. Đa số ý kiến nói rằng Luật Đất đai 1993 đã công nhận "giá đất", nay lại viết là "giá quyền sử dụng đất" thì hóa ra đi lùi à. Cũng có khá nhiều ý kiến là không thể chấp nhận khái niệm "giá quyền sử dụng đất", phân tích tới cùng thì thấy một loạt việc không ổn trong lý luận về hàng hóa và giá hàng hóa.
Một sáng kiến xuất hiện đúng lúc: nên định nghĩa là "Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất" (Khoản 23 Điều 4). Mọi người thở phào, nhất trí cao trong Ban Soạn thảo. Đúng là "tự lấy đá ghè vào chân mình". Về thực chất, khái niệm pháp lý về "giá đất" đã được thừa nhận, nay lại thôi, phải mượn tên hiệu để thay tên khai sinh, quả là long đong.
Sau năm 2003, Quốc hội đã rất quyết tâm chuyển đổi hệ thống thuế có liên quan tới sử dụng đất đai. Quốc hội cho phép miễn, giảm hầu hết Thuế Sử dụng đất nông nghiệp nhằm giảm gánh nặng cho khu vực tam nông (Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp). Trong thời kỳ bao cấp, Thuế Nông nghiệp là một nguồn thu lớn cho ngân sách. Tại thời điểm năm 2007, Thuế này chỉ còn 81 tỷ trên phạm vi cả nước, chủ yếu đánh vào những trường hợp sử dụng đất vượt hạn mức. Đây là một chính sách rất tiến bộ.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có biểu hiện phức tạp hơn. Thảo luận mãi ở cấp Bộ, chuyển từ Thuế Nhà đất, sang Thuế Bất động sản, sang Thuế Tài sản và sau cùng là Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp. Sau 7 năm thảo luận và xây dựng, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ngày 17/6/2010, đánh vào giá trị đất với thuế suất sàn là 0,03%, không đánh vào nhà, có lũy tiến vào những trường hợp vượt hạn mức.

Tính trung bình, thu ngân sách từ thuế này gấp 3 lần thu trước đây. So với số thu vào năm 2007, Luật Thuế này có thể thu được khoảng 2.100 tỷ mỗi năm, chiếm khoảng 6% nguồn thu từ đất. Thu như vậy cũng chẳng phải cao, cũng không đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Thuế Bất động sản để điều tiết kinh tế, xã hội, môi trường có liên quan tới đầu tư trên đất. Khi Luật thuế này chưa bước vào thực tiễn thì đã có chuyện thảo luận căng thẳng về cơ chế đánh thuế vào nhà bỏ hoang.
Đổi mới cho câu chuyện giá đất ngày mai hết long đong
Nhìn vào bức tranh giá đất trên đây, quả là thật long đong. Có lúc không được tồn tại, có lúc được thừa nhận theo kiểu duy ý trí, có lúc thật nhưng lại phải mượn tên. Vậy phải làm gì để giá đất được pháp luật thừa nhận, để đừng làm thiệt hại cho nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng như cho người sử dụng đất và làm tắt đi các nguy cơ tham nhũng.
Nhìn vào các bức xúc nêu trên, rất dễ thấy những đổi mới cần làm:
1.     Cần xác định đất đai là hàng hóa đặc biệt, công nhận khái niệm giá đất trong hệ thống pháp luật.
2.    Tách riêng hệ thống giá đất do Nhà nước quy định để tính toán nghĩa vụ tài chính mà tất cả mọi người phải thực hiện trên cơ sở giá đất thị trường trung bình của 5 năm trước, được áp dụng trong 5 năm tiếp theo. UBND cấp tỉnh thuê tư vấn định giá đất hàng loạt và phê duyệt theo quy trình để áp dụng. Chính phủ không quy định khung giá đất trên phạm vi cả nước mà quy định về trình tự, thủ tục về xây dựng bảng giá đất cấp tỉnh.
3.    Để xác định giá đất trong những trường hợp cụ thể phải xác định giá trị đất đai khi Nhà nước giao đất, tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất, giá trị bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cần thành lập hệ thống Hội đồng định giá BĐS cấp quốc gia và cấp tỉnh để quyết định giá đất, bảo đảm tính độc lập với UBND cấp tỉnh. Ngoài quyết định về giá, các hội đồng này còn có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về giá đất và cấp phép hành nghề định giá BĐS cho các định giá viên.
4.    Định giá đất là một chuyên môn sâu, Hiệp hội các nhà định giá đất đóng vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý giá đất. Nên giao cho Hiệp hội này chức năng của một cộng đồng xây dựng chuẩn nghề nghiệp và giám sát việc thực hiện nhằm nâng cao đạo đức và chất lượng.
Các nước phát triển, nước công nghiệp mới, nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa đều làm như các đề xuất ở trên. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapor, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin, Brunei cũng đều làm như vậy.
Theo Ông Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TN & MT

(theo VEF)
Continue Reading »

Thiết kế phòng khách cho căn hộ khép kín

Xu hướng sử dụng các căn hộ chung cư ngày càng cao do tiết kiệm ngân sách, tuy nhiên không nhiều gia chủ biết bày trí nội thất để căn hộ của mình đẹp hơn, nhất là phòng khách.
Xu hướng mua và sử dụng các căn hộ chung cư hiện đại khép kín ngày càng nở rộ do tiết kiệm được khoản ngân sách khá lớn. Nhưng đổi lại là diện tích chật và nếu như không được bài trí hợp lý chúng sẽ tạo ra sự bất tiện rất lớn trong những căn hộ dạng này.
 

Phòng khách - nơi tạo ấn tượng đầu tiên cho khách.
Phòng khách là một trong những căn phòng tạo ra ấn tượng đầu tiên của người khách đối với gia chủ và cũng là căn phòng thể hiện được phần nào tính cách của chủ nhà. Do vậy việc trang trí thực sự là một khó khăn đối với những chủ nhân không có kinh nghiệm và nhất là đối với những căn hộ khép kín bị hạn chế về không gian
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn trang trí được phòng khách ấn tượng mà không quá tốn kém
Chọn phong cách thiết kế

Phòng khách cổ điển.
Giống như viết một bài văn bao giờ cũng phải bám theo chủ đề hoặc nội dung chính thì với việc trang trí phòng khách cũng vậy. Chủ nhân phải có ý tưởng trước hoặc nêu ra chủ đề thì việc thực hiện sau này mới khả thi.

Đơn giản.
Có rất nhiều ý tưởng để lựa chọn như làm theo phong cách châu âu cổ điển, hiện đại hay truyền thống, mộc mạc hoặc theo phong thủy, các cung màu sắc,…
Chọn đồ nội thất

Phù hợp với không gian.
Thông thường các phòng khách trong các căn hộ chung cư không lớn lắm, khoảng 12 đến 15m2 hoặc rộng hơn nếu có các không gian liên hoàn. Vì vậy mà không nên dùng những đồ đạc có kích thước quá lớn làm gây cảm giác chật chội, chiếm trọn cả căn phòng.

Nội thất lớn sẽ chiếm hết diện tích sử dụng và cản trở giao thông.
Những chiếc tủ, kệ kê không cần quá cao rộng hay những bộ sofa không cần quá lớn với những vai và thành ghế dầy cộm. Kiểu dáng này không chỉ gây mất diện tích mà còn tạo cảm giác ngột ngạt cho phòng khách trong những ngày hè oi nóng.

Đơn giản để tiết kiệm diện tích.
Những phòng khách nhỏ, chủ nhân có thể sử dụng các bộ bàn ghế với kích thước nhỏ, hoặc có thể là những chiếc bàn trà thấp kiểu Nhật, Hàn, vừa tận dụng được không gian lại vừa tạo cảm giác thoải mái ấm cúng.
Với loại kích thước đồ đạc nào thì gia chủ cũng nên tuân thủ quy cách sắp xếp hợp lý, không gây bất lợi khi đi lại.
Chọn rèm cửa

Rèm cửa đẹp cũng thu hút chú ý của khách.
Nếu vị trí phòng khách của bạn có cửa sổ, tiếp xúc với thiên nhiên thì đây cũng có thể trở thành điểm thu hút tầm nhìn của khách thay vì các đồ nội thất trong phòng.
Sử dụng các chất liệu mềm mại và màu sắc trang nhã.
Hãy chọn những loại rèm cửa thật đẹp là những chất liệu mềm mại, màu sắc trang nhã và hoa văn thanh lịch, chúng sẽ tôn lên vẻ đẹp của căn phòng.
Trang trí trường và sử dụng phụ kiện

Dùng giấy dán tường hoặc sơn để phân biệt chức năng sử dụng.
Các mảng tường là nơi có nhiều diện tích để trang trí nhất. Tuy nhiên xu hướng treo đầy rẫy những tranh ảnh trên tường đã không còn. Thay vào đó là những mảng tường trơn mộc theo gam màu chủ đạo của căn phòng và nội thất, kèm theo là điểm lên đó một số chi tiết hoa văn hoặc tranh nhưng được trình bày theo chủ đề hoặc bố cục nhất định.

Hoặc dùng tranh để tránh những mảng trống.
Tùy theo gu thẩm mỹ, phong cách thiết kế mà chủ nhân có thể sử dụng nhiều loại vật liệu và phụ kiện khác nhau để bài trí. Có thể là giấy dán tường, sơn các màu nếu bạn có khiếu hội họa hoặc các tờ áp phích theo sở thích của gia chủ. Cũng có thể là bộ sưu tập ảnh kỷ niệm của các thành viên trong gia đình.
Dùng những phụ kiện trang trí nhỏ.
Tuy nhiên hãy nhớ là không nên lạm dụng trang trí vì rất có thể sẽ biến phòng khách nhỏ của bạn thành một cửa hàng trưng bày.

Continue Reading »

Nhức nhối vấn đề quản lý đất đai



Sở hữu đất đai, phân loại đất đai, cơ chế giao đất cho thuê đất, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng… là một trong nhiều điểm đang tồn tại bất cập nhất trong Luật đất đai hiện nay.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo hoàn thiện báo cáo rà soát đất đai và kinh doanh bất động sản với mục đích lấy thông tin nhiều chiều, rà soát kỹ về các luật trên để tổng hợp gửi lên Chính phủ và các Ủy ban Quốc hội.

Tại cuộc hội thảo, Tiến sĩ Trần Quang Huy - Trường Đại học luật Hà Nội đã chỉ ra nhiều vấn đề cần làm rõ khái niệm về sở hữu đất đai, phân loại đất , cơ chế giao đất cho thuê đất… Đặc biệt là những quy dịnh trong việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hàng hải, chỉ ra 7 cái "nhất"... kinh khủng trong lĩnh vực đất đai. Đó là: Lãng phí tài nguyên, công của nhiều nhất; lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực nhiều nhất; giao dịch phi pháp, mập mờ nhiều nhất; kiện cáo nhức nhối, phức tạp nhiều nhất; hậu quả ngang trái, oan sai nhiều nhất; khuyến khích bội tín, lật lọng nhiều nhất; chống lại tử tế, lương thiện nhiều nhất.

Ông Huy cho rằng, sở dĩ tình trạng khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai thời gian qua gia tăng và diễn biến phức tạp là do chưa có tiêu chí cụ thể dự án nào thuộc diện nhà nước đứng ra thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng… dự án nào được xếp vào dạng dự án đầu tư phát triển rất quan trọng hay quan trọng sẽ thuộc nhóm dự án nhà nước đứng ra gải phóng mặt bằng, tiền đền bù được trả theo khung giá nhà nước quy định.

Còn những dự án không nằm ngoài tiêu chí trên nghĩa là không quan trọng, sẽ thuộc loại dự án chủ đầu tư phải thỏa thuận giá với người dân về mức đền bù. Nhưng thực tế, thế nào là quan trọng và thế nào là không quan trọng thì lại không có hướng dẫn và tiêu chí cụ thể.

Vì vậy, không ngoại trừ tình trạng chính quyền bắt tay với chủ đầu tư. Nếu thỏa thuận theo giá trị thị trường thì cao nên bắt tay với chính quyền giá thấp thì tiền vào túi ai?

Bên cạnh điểm nóng về giải phóng mặt bằng là vấn đề xác định giá đất theo giá thị trường. Đại diện hiệp hội thẩm điịnh giá ví von cách tính giá đất theo giá thi trường giống như cuộc rượt đuổi giữa chủ đầu tư theo cơ quan quản lý. Cuộc rượt đuổi cứ kéo dài vì không ai xác định nổi đâu là giá đất theo giá thi trường, và nếu không có những cơ chế quản lý phù hợp hơn thì tiêu cực xin cho là chủ yếu.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch Hội Thẩm định giá VN thì cho rằng, muốn được giá đất rẻ thì phải chạy các cơ quan thâm định giá. Như vậy sẽ dẫn tới tiêu cực. Tiêu cực đất đai là chuyện nói rồi nói mãi nhưng cũng chưa được giải quyết.

Phân tích về sở hữu đất đai, Luật sư Trương Thanh Đức, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hàng hải cho rằng, Luật Đất đai dường như vẫn chưa đi vào cốt lõi của vấn đề, chưa công phá những "tảng bê tông" đang chèn ép, đè nén, bóp méo và vô hiệu hóa Luật Đất đai.

“Thực ra, sở hữu “toàn dân” hay “Nhà nước” thì cũng vẫn chỉ là sách vở. Trong khi thực tiễn cuộc sống đòi hỏi công nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Nếu không thừa nhận vấn đề gốc rễ căn bản đó thì dù có sửa Luật Đất đai bao nhiêu lần nữa cũng vẫn không thoát khỏi tù mù, nhập nhằng, bất cập”, ông Đức nói.

Luật sư Đỗ Trọng Hải, Công ty Luật Bizlink cũng nhấn mạnh, đã đến lúc Nhà nước nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng vấn đề này để mở rộng quyền sử dụng đất thuê, thay vì siết chặt hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, đồng thời Nhà nước cần nghiên cứu minh bạch hóa việc giao đất và cho thuê đất.

“Vấn đề sở hữu đất đai nên theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu. Hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, tại sao ở Việt Nam lại chưa công nhận. Tuy nhiên, để việc sở hữu này thống nhất và chặt chẽ thì cũng có những quy tắc chung như, khi đụng đến những vấn đề về an ninh quốc gia thì Nhà nước vẫn nắm quyền quyết định”, ông Hải nhấn mạnh.

Luật sư Hải cũng cho biết, khi đã coi đất đai là sở hữu tư nhân thì sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc liên quan đến việc sử dụng đất hiện nay, trong đó có vấn đề mặt bằng kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Cụ thể, theo quy định hiện nay, người sử dụng đất thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thế chấp bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều này đã dẫn đến hiện tượng chuyển nhượng “chui” theo nhiều hình thức khác nhau như: hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư... Người sử dụng đất hợp pháp thực chất không còn sử dụng đất nữa mà đã chuyển cho những người tham gia hợp tác kinh doanh với mình.

Việc làm này khiến cho công tác quản lý đất đai phức tạp hơn, nhất là sẽ làm thất thu một khoản thuế lớn cho Nhà nước, khi người sử dụng đất tự chuyển giao quyền sử dụng đất cho các đối tác của họ.

Do vậy, nếu công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, tức là cho phép các chủ thể sử dụng đất được chuyển nhượng đất cho người có nhu cầu, sẽ tránh được tình trạng trốn thuế, làm tăng khoản thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời, việc quản lý sử dụng đất cũng sẽ minh bạch hơn.

Anh Đào
Continue Reading »

Giá vàng giảm về 46,6 triệu đồng

Giá vàng trong nước chiều nay giảm thêm 200.000 đồng mỗi lượng so với buổi sáng. Lực mua lớn khiến một số điểm thông báo hết hàng. Tỷ giá đôla tiếp tục nóng.
Tại một số cửa hàng ở Hà Nội trong sáng nay, người dân vẫn đến giao dịch, phần thăm dò giá, một số khác mua bán. Nhưng vẫn như mấy ngày gần đây, hôm nay, lượng khách mua có phần trội hơn so với bán ra. Tại một số cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông, gần 11h, nhân viên đã thông báo hết vàng nhẫn trơn trong khi vẫn còn vàng miếng. Giá tại đây, trong vòng một giờ thay đổi 3 lần. So với giá đầu ngày, đến 12h trưa, mỗi lượng đã để mất khoảng 200.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán. Gần 12h, khi vàng miếng chốt ở 46,35-46,65 triệu đồng (mua - bán) và vẫn có nhiều người kéo đến tiệm.
Dù giảm, giá trong nước vẫn chênh cao so với thế giới khoảng 1,6 triệu đồng mỗi lượng. Ảnh: Công Tâm.
Dù giảm, giá trong nước vẫn chênh cao so với thế giới khoảng 1,6 triệu đồng mỗi lượng. Ảnh: Công Tâm.
Trong số này, có không ít dân công sở, người già, thậm chí cả những người lao động tự do. Chị Thịnh, công nhân môi trường cho biết, tranh thủ giờ nghỉ trưa, đến xem được giá thì sẽ mua. "Giờ tiền đồng mất giá, làm được bao nhiêu tôi mua vàng, vừa cất trữ được, mà lại an tâm hơn", chị nói. Đến nơi, gửi xe máy mất 10.000 đồng một lượt, chị lên tầng hai để mua 2 chỉ nhẫn trơn thì đã ngưng giao dịch. "Cứ chờ giá rẻ, mua 2 chỉ, rẻ được so với hôm qua khoảng 20.000 đồng, thì lại mất 10.000 đồng gửi xe, quá tội", chị Thịnh nói.
Về nguyên nhân "hết vàng" để bán, các điểm kinh doanh đều lý giải, sức mua quá nhiều nên không kịp đáp ứng. Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Bảo Tín Minh Châu cho biết, dù đã tăng cường nhân lực để chế tác, nhưng số nhẫn trơn vẫn chưa đủ để phục vụ tất cả nhu cầu. Ngoài ra, vàng miếng loại 1, 2 và 5 chỉ cũng đang trong tình trạng khan hàng vì chế tác không kịp, đại diện kinh doanh một cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông nói.
Giá trong nước giảm so với sáng kéo khoảng cách với thế giới thêm gần nhau. Tính theo bảng giá lúc 12h của một số đơn vị kinh doanh là 46,35-46,65 triệu đồng mỗi lượng (mua vào - bán ra), mức chênh lệch vẫn khoảng 1,6 - 1,7 triệu đồng.
Hệ thống DOJI lúc 14h chiều mua bán lẻ ở 46,25-46,55 triệu đồng. Biên độ rộng hơn so với sáng, là 300.000 đồng. Với mua bán buôn, giá thu gom cao hơn bán lẻ 50.000 đồng, bán ra rẻ hơn 50.000 đồng. Biên độ chênh nhau 200.000 đồng. Tổng giao dịch của đơn vị này trong sáng nay đạt khoảng 2.000 lượng, khách vẫn mua vào nhiều hơn bán ra.
Nhiều doanh nghiệp sáng nay cũng ghi nhận mua bán vẫn sôi động, nhưng so với ngày đầu tuần, đã kém hơn. Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó giám đốc PNJ cho biết, sáng nay, tổng giao dịch của đơn vị này đạt khoảng 2.500 lượng trong đó có 2.000 lượng bán ra, số còn lại là thu mua từ người dân và nhà đầu tư.
Cả phiên giao dịch, giá thế giới nhảy nhót liên tục, có thời điểm rơi xuống 1.725 USD mỗi ounce, song ngay sau đó lại tăng lên trên 1.730 USD. Lúc 13h30 giờ Hà Nội, vàng giao ngay chốt ở 1.735 USD nhưng chỉ 30 phút sau, giá phục hồi về trên 1.743 USD như cách đây vài giờ. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do hôm nay là 21.150 đồng, giá quốc tế tương ứng với gần 45 triệu đồng mỗi lượng.
Sáng nay, khoảng cách giữa giá vàng trong nước với thế giới ngày gần chạm 2 triệu đồng, khi giá trong nước ở vùng 46,55-46,75 triệu đồng (mua vào - bán ra). So với hôm qua, mỗi lượng đã để mất 100.000 đồng chiều thu mua, chiều bán giữ nguyên. Biên độ mua bán chênh lệch 200.000 đồng.
Tại Hà Nội, giá thu gom tương đương TP HCM, nhưng bán ra đắt hơn 20.000 đồng. Tính quy đổi, giá quốc tế sáng nay khoảng 44,8 triệu đồng mỗi lượng. <>So với trong nước, mức chênh lệch xấp xỉ 2 triệu đồng, gấp gần 5 lần con số mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng.
Giao dịch sôi động trở lại khi giá vàng trong nước giảm sâu về vùng trên 46 triệu đồng một lượng. Ảnh: Công Tâm.
Giao dịch sôi động trở lại khi giá vàng trong nước giảm sâu về vùng trên 46 triệu đồng một lượng. Ảnh: Công Tâm.
Trên thị trường quốc tế, trong phiên trước, có thời điểm giá rơi xuống vùng 1.722 USD mỗi ounce, mất gần 80 USD so với mở cửa. Nhưng đến phiên châu Á mở cửa cách đây vài giờ, giá đột ngột đi lên, dù mức tăng chưa mạnh. Lúc 8h50 giờ Hà Nội, giá giao ngay trên bảng điện tử Kitco đứng ở 1.748 USD.
Động thái này xuất hiện khi gói "cứu trợ" của Mỹ gặp nhiều phản ứng từ thị trường tài chính. Một số hạn chế đã được bộc lộ và có không ít ý kiến cho rằng, ngay cả khi tìm mọi cách để hạ lãi suất nhằm kích thích tiêu dùng, gói 400 tỷ USD nói trên vẫn không đủ để người dân và nhà đầu tư hi vọng.
Tỷ giá liên ngân hàng sáng nay vẫn ở 20.628 đồng. Tại Sở giao dịch Hà Nội, giá trần công bố vẫn là 20.600 đồng thu mua và 20.834 đồng bán ra. Riêng các ngân hàng thương mại, từ nhiều ngày nay, mức giá vẫn ổn định. Vietcombank và Vietinbank cố định mua bán ở 20.830-20.834 đồng.
Trên thị trường tự do, đôla bất ngờ tăng mạnh. Phố Hà Trung (Hà Nội), nhiều điểm thu đổi ngoại tệ thông báo mua bán ở 21.100 - 21.150 đồng, tăng 50 đồng chiều thu mua và 70 đồng chiều bán.
Tuệ Minh
Continue Reading »

Kinh doanh xăng dầu: Có dấu hiệu gian lận

Trong khi Bộ Công thương khẳng định tại thời điểm giảm giá xăng ngày 26/8 doanh nghiệp lỗ, nhưng hôm qua Petrolimex lại nói rằng khi đó họ đang lãi. Ông Nguyễn Anh Tuấn - cục phó Cục Quản lý giá khẳng định có dấu hiệu gian lận.
Người dân mong đợi giá xăng dầu tới đây sẽ minh bạch.
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn nói:

- Tại cuộc hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì ngày 20/9, cán bộ Bộ Công thương liên tục công kích và khẳng định việc Bộ Tài chính quyết định giảm giá vào thời điểm 26/8 là “bị làm sao” vì thời điểm đó doanh nghiệp đang lỗ. Thế nhưng, ông Bùi Ngọc Bảo - Tổng giám đốc Petrolimex - khi được hỏi lỗ lãi từng mặt hàng thế nào cũng không nói rõ ra, không bóc tách được. Nói thế có thể nghĩ đến khả năng có dấu hiệu gian lận trong quản trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, sau khi dư luận lên tiếng, ngày 21/9 ông Bùi Ngọc Bảo đã gặp gỡ báo chí và khẳng định đúng là tại thời điểm 26/8, Petrolimex đang lãi từ 129 đồng/lít đến trên 400 đồng/lít. Đây là điều rất đáng suy nghĩ về tính minh bạch của doanh nghiệp.

Kiểm tra vì có dấu hiệu vi phạm

Bộ Tài chính quyết định kiểm tra bốn doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có thị phần lớn. Tại sao có quyết định này?


Việc kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối là thực hiện đúng chức năng của Bộ Tài chính nhằm làm rõ một số vấn đề. Tất nhiên, chúng tôi nhận thấy có vấn đề và dấu hiệu vi phạm nên mới tiến hành kiểm tra.

Việc kiểm tra cũng nhằm làm rõ các yếu tố cấu thành giá, xem doanh nghiệp khó khăn đến mức nào để làm cơ sở điều hành, kết quả kinh doanh cũng như việc chấp hành các quyết định điều hành về quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có chuyên môn của Cục Tài chính doanh nghiệp, Thanh tra Bộ Tài chính và Cục Quản lý giá. Cụ thể, có ba đoàn được cử đi, trong đó hai đoàn do Cục Tài chính doanh nghiệp làm nòng cốt và đứng đầu, một đoàn do một cục phó Cục Quản lý giá đứng đầu.

Thưa ông, đại diện Bộ Công thương trong cuộc hội thảo đã khẳng định doanh nghiệp lỗ tại thời điểm 26/8, Petrolimex lại vừa khẳng định thời điểm đó họ lãi, hiểu vấn đề này ra sao?

Điều này chứng tỏ các quan chức đại diện Bộ Công thương có mặt ở hội thảo có lẽ chỉ nghe thông tin một chiều từ phía các đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc họ không biết thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối như thế nào.

Như vậy, việc Bộ Tài chính dựa vào số liệu hải quan để làm căn cứ là chính xác?

Đúng. Việc dựa vào số liệu hải quan nhằm xem xét thực chất kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để quyết định giảm giá xăng dầu trong điều kiện lạm phát rất cao hiện nay, đe dọa ổn định vĩ mô và an sinh xã hội. Theo số liệu hải quan thì ngoài khoản lãi định mức 300 đồng/lít, Petrolimex còn khoản 780 đồng/lít.

Ngày 20/9, đại diện Bộ Công thương khẳng định tính đến 26/8 doanh nghiệp lỗ, ông Bảo không nói gì. Ngày 21/9 ông Bảo khẳng định lãi, trong đó có mặt hàng lãi trên 440 đồng/lít. Vậy câu hỏi đặt ra khoản chênh giữa 440 đồng/lít đó với 780 đồng/lít có phải do doanh nghiệp đã chi các khoản không hợp lý như chiết khấu hay các chi phí khác khiến “hụt” khoản 780 đồng/lít hay không?

Vấn đề này sẽ được làm rõ sau cuộc kiểm tra. Quan điểm của Bộ Tài chính là chỉ tính và điều hành dựa vào những yếu tố hình thành giá hợp lý, chứ không chấp nhận những yếu tố cấu thành giá doanh nghiệp khẳng định nhưng bất hợp lý.

Thực tế cho thấy chỉ dựa vào số liệu của doanh nghiệp chưa chắc đã đúng?

Tôi cho rằng căn cứ vào số liệu của hải quan là cần thiết. Thời gian qua việc tính toán các thông số giá và điều hành một phần quan trọng là dựa vào dữ liệu do doanh nghiệp cung cấp.

Ngay giá tham chiếu là giá xăng dầu trên thị trường Singapore mà chúng ta dựa vào để tính toán điều hành, thì giá đó có thể không phải giá thực giao dịch, cũng không thể khẳng định có đúng doanh nghiệp họ mua giá đó hay không. Nên Bộ Tài chính ngoài việc căn cứ vào giá cơ sở thì phải biết thực chất lỗ, lãi từ số liệu thực nhập của hải quan.

Bộ Tài chính đã làm đúng luật, phải căn cứ vào rất nhiều thông tin nên tôi nghĩ đó chính là lý do tại sao bộ chưa thể quyết định giảm giá ngay vào đầu tháng 8/2011 khi áp lực dư luận rất lớn, mà phải sau hơn 20 ngày nghiên cứu kỹ Bộ trưởng Vương Đình Huệ mới quyết giảm giá.

Sẽ xem xét khoản hoa hồng

Khi mua xăng dầu, nhà cung cấp có dành một khoản hoa hồng cho người mua, khoản này có được đưa vào doanh nghiệp hay “chạy” đi đâu?

Đấy cũng là vấn đề chúng tôi muốn và sẽ kiểm tra. Tôi không khẳng định trong các số liệu mà doanh nghiệp báo cáo đã có khoản hoa hồng hay chưa và họ có nhận được khoản này hay không. Tuy nhiên, đúng là có nhiều nghi ngờ khoản này. Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch thanh tra năm 2012, trong đó có định hướng sẽ thanh tra các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc thanh tra sẽ làm rõ được các khoản tiền trong kinh doanh xăng dầu. Khi có kết quả thanh tra, chúng tôi sẽ công bố xem thực chất vấn đề này như thế nào.

Các đoàn kiểm tra bốn doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tiến hành chưa, bao giờ kết thúc?

Sang tuần tới, các đoàn kiểm tra sẽ chính thức đến các doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra. Dự kiến việc kiểm tra kéo dài từ 7-10 ngày và sẽ được tiến hành đúng pháp luật, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính. Chúng tôi cũng sẽ công khai các kết quả kiểm tra.

 Ông Lê Minh Hội (phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3, Cục Hải quan TP.HCM): Giá hải quan nắm là chính xác

Là đơn vị trực tiếp phụ trách thủ tục thông quan các lô hàng nhập khẩu xăng dầu về TP.HCM nên chúng tôi nắm rõ xăng dầu nhập khẩu có hai giá. Giá tại thời điểm thông quan hàng là giá tạm tính. Sau đó doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải khai lại giá để tính thuế.

Hải quan dựa vào giá do doanh nghiệp khai lại, có kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liên quan và tính thuế lô hàng. Vì thế, giá do doanh nghiệp khai lại là giá nhập khẩu chính xác. Thông thường để có được giá nhập khẩu chính xác nhanh thì chỉ sáu ngày sau khi thông quan hàng đã có doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu khai lại giá đúng, chậm thì khoảng hơn ba tuần.

Ông Lê Xuân Trường (phó trưởng khoa thuế - hải quan, Học viện Tài chính): Chi phí đã bao gồm lãi 300 đồng/lít

Cách tính giá cơ sở hiện nay dễ gây nhầm lẫn. Giá cơ sở đã gồm cả chi phí kinh doanh 600 đồng/lít, cũng đã có cả khoản lãi 300 đồng/lít cho xăng dầu. Thế nhưng doanh nghiệp vẫn hay kêu khó khăn là đang phải bán dưới giá cơ sở.

Nói như vậy cứ như họ lỗ, nhưng thực chất chưa chắc mà có thể vẫn có lãi. Tôi đề nghị phải xem lại cách tính giá cơ sở. Giá này phải là giá thấp nhất doanh nghiệp có thể bán để hòa vốn chứ không phải giá thấp nhất nhưng vẫn có lãi.

Ông Ngô Trí Long (nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả): Nhập nhằng giá nhập khẩu

Cơ chế giá đã rõ: thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế giá trị gia tăng 10%. Các mức trích quỹ bình ổn giá, phí xăng dầu cũng được công khai. Chỉ có khoản chi phí kinh doanh thực tế (tức chi phí định mức mà Bộ Tài chính quy định là 600 đồng/lít) và giá nhập khẩu từng mặt hàng là chưa được công khai và doanh nghiệp cố tình làm mù mờ những điểm này.

Tuy nhiên, để làm rõ ràng chuyện lỗ lãi của doanh nghiệp không khó. Chiết khấu của doanh nghiệp cho đại lý có đúng quy định không, thời điểm chiết khấu ra sao? Còn với giá nhập khẩu, doanh nghiệp thường yêu cầu tăng giá xăng là theo giá tham chiếu tại Singapore và hiện nay cũng liên tục than lỗ vì không tăng được khi giá tại Singapore tăng. Nhưng thực tế cũng không khó để làm rõ ràng chuyện này. Ngành hải quan có dữ liệu cụ thể Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro... nhập hàng về ngày nào, mức giá, số lượng là bao nhiêu... để có thể tính lời lỗ từng mặt hàng.
Bạch Hoàn - C.V.K.

TheoCẩm Văn Kình
Tuổi trẻ
Continue Reading »