Labels

Labels

Labels

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Xe ga tầm trung cháy hàng thời lạm phát

Với mức giá khá mềm, tích hợp công nghệ hiện đại, các DN sản xuất xe máy đã biết chớp thời cơ tập trung vào dòng xe ga bậc trung cho các khách hàng muốn "sành điệu" thời khủng hoảng kinh tế.
Xe tay ga: miếng bánh béo bở
Với dân số gần 90 triệu người và phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy, Việt Nam đã trở thành thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Theo số liệu từ Bộ Công thương, năm 2010, ngành sản xuất xe máy Việt Nam đạt mức tăng trưởng14%, với 3,51 triệu xe và từ đầu năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất này đã đạt 13,2%.
Trong khi rất nhiều DN đang gặp phải không ít khó khăn do lạm phát cao gây ra, phải đình đốn sản xuất, hàng tồn kho nhiều không tiêu thụ được, thì 6 tháng đầu năm 2011, Honda Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 20%. Nhiều mẫu xe tay ga do Honda Việt Nam sản xuất vẫn đang thiếu hàng.
Theo các DN, bất chấp lạm phát tăng cao và chi tiêu bị thắt chặt,  xe tay ga đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ và sẽ đạt trên 20% trong năm 2011.Với những tính năng tiện dụng, an toàn, hiện đại và kiểu dáng đẹp mắt, những mẫu xe tay ga hạng trung hiện nay dường như là sự lưạ chọn không thể tốt hơn với nhiều người tiêu dùng Việt Nam.
Yamaha Việt Nam vừa ra mắt mẫu Nozza đã ‘cháy’ hàng.  Honda Việt Nam cũng vừa ra mắt mẫu xe Vision ngay lập tức đã gây sốt trên thị trường, các đại lý mới nhập xe về đã hết sạch. Hiện nay khách muốn mua xe này phải đặt trước và chờ đợi; giá xe cũng đã được  đẩy lên trên 31 triệu đồng, tăng 2,5 triệu đồng so với giá công bố.
Không chỉ những mẫu xe tay ga mới ra mắt mới gây sốt, những  mẫu xe ga cũ như Lead, Attila Elizabeth, Air Blade vẫn đang bán khá chạy. Thậm chí xe Honda Air Blade phiên bản cũ (sản xuất năm 2010) đến nay được rất nhiều người tìm mua, giá đã bị đẩy lên tới 50 triệu đồng/xe.
Piaggio Việt Nam có mẫu xe tay ga Liberty đang là hàng "hot" trên thị trường. Với phiên bản 125cc, giá 56,8 triệu đồng/xe và phiên bản 150 cc, giá bán 70,7 triệu đồng, các đại lý cho biết, nhiều thời điểm hàng rất khan hiếm.
Bà Trần Thu Mai, Trưởng phòng Đối ngoại Công ty Piaggio cho biết, Liberty là sản phẩm bán chạy nhất hiện nay của Piaggio Việt Nam, hàng sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nhà máy của Piaggio Việt Nam có công xuất 100.000 xe/ năm và đang hoạt động hết công suất, dự kiến cả năm 2011 sẽ sản xuất khoảng 70.000 xe Liberty.
Công ty Lisohaka, đơn vị lắp ráp xe Diamond Blue, chiếc xe lai có động cơ Honda Thượng Hải sản xuất và kiểu dáng Piaggio LX một thời gây nhiều tranh cãi, cũng đang tiêu thụ khá tốt. Ông Vũ Mạnh Hà, Tổng giám đốc Lisohaka cho biết, hiện đây là dòng xe bán chạy nhất của DN. Giá bán 50 triệu đồng/xe nhưng cứ lắp được chiếc nào ra là có khách mua chiếc đó. Công ty cũng đang mở rộng mạng lưới đại lý phân phối trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và cung cấp dịch vụ sau bán hàng đến tận nơi cho khách hàng.
Sớm nhận thấy tiềm năng của phân khúc thị trường xe tay ga hạng trung tại Việt Nam, nhiều hãng xe thời gian qua đã liên tục cho ra đời dòng xe tay ga mới để thu hút khách hàng.
Những sản phẩm ra mắt trong mấy năm qua của Yamaha Việt Nam chiếm phần lớn là xe ga như  Cuxi, Nozza…Yamaha Việt Nam cũng đã đầu tư nâng công suất sản xuất xe máy lên 1,5 triệu xe/ năm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng mà chủ yếu là về xe tay ga.
Honda Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng sản xuất và đầu tư cho nhà máy thứ 3 tại tỉnh Hà Nam, nâng công suất lên 2,5 triệu xe/ năm. Trả lời Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet, đại diện Honda Việt Nam cho biết, việc đầu tư thêm 1 nhà máy nữa là để giải quyết tình trạng cung không đủ cầu về xe tay ga dẫn đến giá xe bị đẩy lên cao trong thời gian qua.
Piaggio cũng đã động thổ dự án mở rộng nhà máy, đưa công suất lên 300.000 xe/năm mà với Piaggio thì các sản phẩm xe máy đều là xe tay ga.

Không “đình đám” như các liên doanh trên, nhưng SYM cũng đã đầu tư cả triệu USD cho nghiên cứu sản phẩm mới. Bộ phận nghiên cứu phát triển của công ty đã được hình thành để nghiên cứu những sản phẩm chuyên phục vụ cho thị trường Việt Nam. Đại diện SYM Việt Nam cho biết, trong chiến lược phát triển của hãng, chủ yếu hướng đến phân khúc xe tay ga. SYM hiện có 6 mẫu xe tay ga và chỉ có 3 mẫu xe số.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Với công suất xe máy hiện có và đang tiếp tục đầu tư của các DN thì tới cuối năm 2012, tổng công suất xe máy của Việt Nam sẽ đạt khoảng 5 triệu xe/năm. Công suất này được cho là sẽ dư thừa lớn bởi thị trường xe máy Việt Nam sẽ bão hoà và giảm tăng trưởng trong khoảng 10 năm tới.
Việc đầu tư nâng công suất sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt và dự báo giá xe máy sẽ giảm, trong khi nhiều tính năng mới và chất lượng xe máy sẽ ngày càng được nâng cao hơn. 
Xu hướng này đã và đang diễn ra. Mẫu xe ga Vision mới ra mắt của Honda Việt Nam đã gây bất ngờ cho người tiêu dùng Việt Nam khi giá bán được công bố là 28,5 triệu đồng. Thực tế mẫu xe này được tích hợp nhiều công nghệ mới, không thua gì các loại xe tay ga khác, nhưng lại có mức giá rẻ hơn khá nhiều.
Trước đó vài ngày, Yamaha Việt Nam cũng ra mắt xe tay ga Nozza trang bị động cơ 115 cc, phun xăng điện tử FI, tiêu thụ nhiên liệu 1,92 lít xăng/100 km với giá bán 33,9 triệu đồng. Điều đáng quan tâm là sau khi thấy Honda Việt Nam công bố giá xe Vision chỉ có 28.5 triệu đồng, ngay lập tức Yamaha cũng tuyên bố sẽ bán xe Nozza với giá ưu đãi rẻ hơn giá gốc 2 triệu đồng (còn 31,9 triệu đồng) cho đến hết năm 2011.
Piaggio sau khi xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam đã ngay lập tức đã trang bị động cơ phun xăng điện tử cho dòng xe LX với mức giá chỉ còn 66,7 triệu đồng (phiên bản 125cc) và đến 82 triệu đồng (phiên bản 150cc).  Những mẫu xe như Liberty, Zip  giá cũng đã được hạ và thời gian tới có thể sẽ là Fly với các mức giá nằm trong khoảng từ 28 tới 60 triệu đồng.
Người tiêu dùng sẽ còn được chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt của các DN xe máy từ năm 2013 trở đi, khi những dự án đầu tư nâng công suất xe máy tại Việt Nam hoàn tất, đi vào hoạt động.
Các dự báo cho biết, khi đó, giá xe sẽ giảm mạnh và chất lượng xe được nâng cao cũng như các chương trình khuyến mãi sẽ liên tục diễn ra. Hy vọng rằng, không vì khan hiếm hàng mà các đại lý sẽ "thổi" giá lên như thời gian vừa qua để người tiêu dùng thực sự sẽ được hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh lành mạnh này.
Continue Reading »

Loay hoay hợp khối nhà đất dưới 30m2

Tại những dự án ở trung tâm, nơi có những con đường bạc tỷ, đã xuất hiện hộ bên trong "ép" giá hộ bên ngoài khi hộ bên ngoài muốn "hợp khối". Quá trình "hợp khối" đã xảy ra va chạm, cãi vã vì không thoả thuận được giá.
Sau 3 năm Quyết định 58/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội (QĐ 58) đi vào cuộc sống, nhiều hộ dân ở những nơi thuộc dự án giải phóng mặt bằng còn lại diện tích quá ít vẫn loay hoay với chuyện "hợp khối" (ghép với các hộ liền kề cho đủ diện tích để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Bởi một số trường hợp rơi vào thế bí, bị "ép" giá, hoặc xảy ra tranh cãi vì không thoả thuận được giá, dẫn tới vẫn còn tồn tại nhà siêu mỏng, siêu méo. Nhiều gia đình muốn chia quyền thừa kế cho con, nhưng diện tích của họ không đủ để chia tách. Hà Nội hiện còn hàng nghìn thửa đất dưới 30m2 trong tình trạng không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Đất dưới 30m2 không đủ điều kiện cấp sổ đỏ vẫn nhiều
Dù đã đi vào cuộc sống 3 năm nay, nhưng QĐ 58 của TP Hà Nội vẫn là vấn đề nóng hổi bởi nó liên quan đến hàng chục nghìn hộ dân đã hoặc có ý định tách thửa nằm trong diện không đủ điều kiện. QĐ 58 quy định các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải có chiều rộng mặt tiền từ 3m và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng ít nhất 3m trở lên và không dưới 30m2.
Mấy ngày nay, ông Phạm Quang Y. ở quận Tây Hồ, Hà Nội "đi đi lại lại" để xin ý kiến việc tách mảnh đất rộng 85m2 cho 3 người con trai mà không được chấp thuận. Bởi lẽ, mảnh đất của ông Y. có hai mặt tiền, ông muốn chia mặt tiền lớn cho 3 người con để kinh doanh. Nhưng 2 mảnh đủ 30m2, còn một mảnh chỉ 25m2 nên theo QĐ 58 thì không được tách.
Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quận Tây Hồ đã giải thích quy định của thành phố, đồng thời khuyên ông chia mặt tiền sau cho các con (mặt tiền sau đủ mỗi người 30m2 - PV) nhưng ông Y. vẫn nhất quyết không nghe. Cuối cùng, sau khi "gõ cửa" nhiều nơi vẫn nhận được lời giải thích như vậy, ông Y. mới chịu chấp nhận...
Hà Đông là quận đang trong quá trình đô thị hoá nhanh kể từ khi Hà Nội mở rộng địa chính Thủ đô. Sau 3 năm Hà Nội có QĐ 58, theo Phòng TN&MT quận Hà Đông, có hơn 10 trường hợp đến xin ý kiến về việc làm thủ tục cấp sổ đỏ cho những thửa đất sau khi tách còn dưới 30m2.
Trường hợp của gia đình ông Nguyễn Văn T. là một ví dụ. Ông T. có mảnh đất rộng 58m2, là đất hương hỏa do các cụ để lại. Ông tách đều và xây thành 2 căn nhà để chia quyền thừa kế cho 2 người con nhưng lại chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Theo ông Đinh Công Đạt, Phó trưởng Phòng TN&MT quận Hà Đông thì chiếu theo QĐ 58, trường hợp nhà ông T. không được cấp sổ đỏ cho hai thửa đất vì không đủ diện tích tối thiểu theo quy định. Tương tự như ông T., nhiều hộ gia đình ở Hà Đông rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười" vì không chia được quyền thừa kế khi diện tích đất sau khi tách thửa không đủ 30m2. Phòng TN&MT quận Hà Đông hiện đang tiếp nhận 4 đề nghị được tách thửa để chia quyền thừa kế, nhưng các trường hợp này đều không đủ điều kiện...
Loay hoay "hợp khối" nhà đất dưới 30m2, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, nha pho, hop khoi, thi truong bat dong san
Nhiều hộ mặt đường Lạc Long Quân sau khi "hợp khối" đã có diện tích trên 30m2 và được cấp phép xây dựng.
Vẫn loay hoay chuyện "hợp khối"
Hà Nội có hàng trăm, thậm chí chí hàng ngàn thửa đất trong dân cư có diện tích nhỏ hơn 30m2 do giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án hình thành nên thì sẽ giải quyết như thế nào? Theo QĐ 58 thì chỉ cho phép những thửa đất nhỏ hơn 30m2 ở những nơi thuộc dự án giải phóng mặt bằng "tồn tại" bằng cách khuyến khích các hộ ghép hoặc chuyển nhượng cho hộ liền kề thành một thửa đất có diện tích hơn 30m2 để được cấp sổ đỏ. Nếu không thoả thuận được với hộ liền kề thì những mảnh đất đó không được cấp phép xây dựng, chỉ được làm nhà tạm và nếu dưới 15m2 thì thành phố sẽ thu hồi.
Tuy nhiên, tại quận Hà Đông trong 3 năm qua chưa có hộ nào tự điều chỉnh, thỏa thuận và ghép được đất để đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Thậm chí, có vài trường hợp lên xin "ghép" nhưng cuối cùng không thỏa thuận được với hộ liền kề và đành chịu. Tại những dự án ở trung tâm, nơi có những con đường bạc tỷ, đã xuất hiện hộ bên trong "ép" giá hộ bên ngoài khi hộ bên ngoài muốn "hợp khối". Quá trình "hợp khối" đã xảy ra va chạm, cãi vã vì không thoả thuận được giá.
Tây Hồ là một trong những quận thực hiện được việc "hợp khối" nhiều nhất ở Hà Nội hiện nay. Theo lãnh đạo Phòng TN&MTquận Tây Hồ thì trong dự án xây dựng đường Lạc Long Quân có hàng chục hộ dân sau khi giao đất cho dự án chỉ còn lại diện tích nhà đất dưới 30m2.
UBND quận Tây Hồ đã thành lập Ban chỉ đạo, yêu cầu chủ đầu tư kết hợp với UBND các phường điều tra lại các hộ còn diện tích hẹp để báo cáo UBND quận để thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ, sau đó trình Phòng TN&MT để cấp lại sổ đỏ. Phường Xuân La có 21 trường hợp sau khi bàn giao đất cho dự án còn lại diện tích đất dưới 30m2, qua vận động đã có 19 trường hợp tự "hợp khối" và quận đã cấp sổ đỏ, cấp giấy phép xây dựng, còn 2 trường hợp không tự thoả thuận được và diện tích dưới 15m2, thành phố đã thu hồi để làm điểm dừng xe buýt… Ở phường Bưởi cũng có 5 trường hợp tự "hợp khối"...
Thực hiện QĐ 58, Phòng TN&MT các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đã không tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho những thửa đất dưới 30m2 được chia tách kể từ ngày 9/4/2009, kể cả những thửa đất đã mua bán trao tay trước ngày 9/4/2009 được coi là chưa hình thành. Vậy, Hà Nội còn hàng trăm thửa đất dưới 30m2 không đủ điều kiện cấp sổ đỏ và theo quy định những thửa đất dưới 30m2 không được cấp phép xây dựng thì sẽ như thế nào khi nó vẫn tồn tại. Vô hình chung nó tạo cho bộ mặt đô thị sự "lôm nhôm" giữa một không gian kiến trúc phát triển. Mục tiêu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại mà trước mắt là tránh nhà "siêu mỏng, siêu méo" liệu có thực hiện được?
Đất tái định cư: có nên cho chia tách?
Đây là ý kiến của một số quận, huyện bởi trong quá trình thực hiện QĐ 58 đã nảy sinh bất cập. Theo ông Đinh Công Đạt thì QĐ 58 không cho phép tách thửa đối với các thửa đất tại các dự án được Nhà nước giao đất, đất đấu giá… Tuy nhiên, trong 3 năm qua, có một số trường hợp được tái định cư tại khu đô thị Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông xin tách diện tích được Nhà nước cho tái định cư ra chia cho các con. Theo QĐ 58 thì vấn đề trên không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, ông Đạt cho biết: "Đối với đất tái định cư thành phố nên xem xét có thể tách cho họ được vì như thế mới giải quyết được nhu cầu của người dân. Còn với đất phát triển đô thị được Nhà nước giao đất là các khu nhà biệt thự liền kề thì không được tách". Cùng với ý kiến của ông Đạt, lãnh đạo Phòng TN&MT quận Tây Hồ cũng kiến nghị: "Với những trường hợp tái định cư trong các dự án xây dựng khu đô thị, nên cho họ tách vì không ảnh hưởng đến quy hoạch chung. Còn đất đấu giá thì không được tách".
Qua 3 năm thực hiện QĐ 58, Hà Nội đã thực hiện khá nghiêm túc việc không cấp sổ đỏ cho những thửa đất được chia tách còn lại dưới 30m2. Tuy nhiên, những phát sinh và bất cập trong quá trình thực hiện quyết định này, thành phố nên xem xét, nghiên cứu nhằm giải quyết hài hòa, tạo điều kiện về chỗ ở cho nhiều người dân còn khó khăn.
Theo lãnh đạo Phòng TN&MT quận Tây Hồ thì trong quá trình thực hiện QĐ 58, có những trường hợp mảnh đất 58m2 hoặc 59m2 xin chia tách, nếu họ đã xây thành 2 nhà, ăn ở ổn định, không tranh chấp thì quận sẽ tạo điều kiện cho tách.
Continue Reading »

1.001 chiêu “chơi xấu” của “đại gia” ngân hàng

Không chỉ cạnh tranh nhau để tranh giành khách hàng, không ít ngân hàng còn tìm đủ chiêu để lôi kéo nhân lực và chất xám từ đối thủ về cho mình.

Mới đây, cả ngành ngân hàng xôn xao tin Giám đốc Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh, ông Nguyễn Thái Hậu, bị đình chỉ công tác do không tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc giữ trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, sau khi biết người tố cáo vị giám đốc này là giám đốc chi nhánh Tây Ninh của một nhà băng khác thì giới trong ngành lại càng sốc hơn.
Theo thông tin trong giới ngân hàng, một ngân hàng lớn trong nhóm “G12 + 1” đã “gài bẫy” DongA Bank. Cụ thể, giám đốc chi nhánh Tây Ninh của ngân hàng nói trên đã mang tiền đến mời chào ông Nguyễn Thái Hậu nhận gửi với mức trên 14% một năm. Sau đó, vị này gửi toàn bộ hồ sơ ra thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Trung ương làm bằng chứng tố cáo.
Sự cạnh tranh tại các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. (Ảnh minh họa)
Nhiều người cho hay, về lý thì việc này không sai, không vi phạm luật, song hành động này rõ ràng là kiểu chơi xấu, chơi lén nhằm hạ bệ nhau giữa các ngân hàng và các cá nhân.
Song, “không có lửa làm sao có khói”, vị giám đốc chơi xấu trên bị chê cười và mang tiếng xấu cho ngân hàng đã đành, nhưng không lẽ tự nhiên họ làm vậy?
Trao đổi với báo chí, tổng giám đốc ngân hàng bị cho là đã “chơi xấu” DongA Bank cho hay, đồng thuận như lần trước, ngân hàng chấp hành nghiêm đồng thuận lãi suất 14% một năm, nhưng vì không ít nhà băng khác vẫn huy động vượt rào nên ngân hàng này bị khách hàng rút đi 5.000 tỷ đồng chỉ trong vài tuần.
Vị này cho rằng, không nên đặt vấn đề “ai chơi xấu ai” mà phải nhìn thẳng vào “cảnh sống hai mặt” tồn tại trong ngành ngân hàng như một thứ ung nhọt lâu nay. Đó là, tình trạng vừa họp “đồng thuận” với nhau, bước ra khỏi cửa đã tìm cách “xé rào” lãi suất để cạnh tranh nhau.
Phó giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cỡ lớn ở Hà Nội cho rằng, đôi khi cũng cần có hành động như của vị giám đốc tố cáo Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh trên, bởi từ sau vụ đó, khi giám đốc Đông Á Tây Ninh bị đình chỉ công tác, các ngân hàng khác bắt đầu “khiếp sợ”, không dám ho he lách trần lãi suất ngầm nữa.
Như vậy, những ngân hàng khác muốn tuân thủ quy định sẽ không phải “nhắm mắt” lách luật theo, dẫn đến nhiều hệ lụy như lãi suất cho vay bị áp quá cao do lãi suất huy động cao. “Tại sao đã có pháp luật rồi lại còn có khái niệm chơi xấu chơi đẹp, tôi nghĩ chỉ nên quan niệm hành vi nào là hợp pháp và hành vi nào là phạm pháp thôi”, vị này nói.
Song lãnh đạo một số nhà băng khác lại cho rằng, dù gì đồng nghiệp cũng không nên chơi lén nhau. Cũng là hành động như vậy, nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước cho người đóng giả khách hàng để kiểm tra các ngân hàng thì sẽ nhận được sự tán đồng cao hơn là để các ngân hàng “đá” nhau, bởi chắc gì trước đó, ngân hàng kia không phá trần lãi suất.
Trên thực tế, ngoài việc kéo khách bằng cách lách luật phá trần lãi suất huy động, nhiều ngân hàng còn cạnh tranh không đẹp bằng việc trực tiếp liên hệ với khách hàng “sộp” của ngân hàng khác để “mồi chài”.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty thương mại và chế biến thực phẩm Thông Tấn với thương hiệu sản phẩm đóng hộp Asia Food, cho hay, ông giao dịch với ngân hàng A. đã nhiều năm, nhưng thỉnh thoảng lại có một vài ngân hàng khác tới gặp ông để đề nghị hợp tác.
Họ đưa ra những dịch vụ rất hấp dẫn như cho vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng ông đang vay, mua ngoại tệ với giá cao hơn, và khi doanh nghiệp ông cần thì họ sẵn sàng bán với giá ưu đãi. Dù chỉ muốn làm ăn trung thành với một ngân hàng, song có những thời điểm khó khăn, ông đã phải dùng dịch vụ của nhà băng khác vì để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
Có thể kể ra cả nghìn lẻ những chiêu để các ngân hàng cạnh tranh nhau, trong số đó có không ít chiêu chơi lén, chụp giật. Nếu để ý kỹ các chương trình khuyến mãi của nhiều nhà băng sẽ thấy, những chương trình nào có nội dung hay, thu hút nhiều khách hàng thì sau đó sẽ có ngân hàng khác bắt chước tung ra sản phẩm tương tự.
Anh N.D.Nam, chuyên viên tín dụng một ngân hàng thương mại cho biết, tại nhiều ngân hàng, trong phòng kế hoạch - kinh doanh có một bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên theo dõi, hay nói quá lên là “rình mò” đối thủ. Họ sẽ làm những công việc như xem chừng nào đối thủ đáo hạn một sản phẩm tiết kiệm mới, sau đó họ sẽ tung ra sản phẩm tiết kiệm cùng loại, với lãi suất cao hơn nhằm hút vốn.
Như vậy, khách hàng thay vì gia hạn sổ tiết kiệm ở ngân hàng kia, họ sẽ chuyển sang ngân hàng này. Rồi việc thu mua USD cũng vậy. Ngay đầu giờ sáng, nhân viên này phải báo cho cấp trên biết các ngân hàng khác đang mua bán USD ở mức giá nào, cả giá trên lý thuyết và thực tế. Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra giá mua bán USD của mình để cạnh tranh…
Có không ít trường hợp, khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng không khỏi ngạc nhiên khi trước khuôn viên của chi nhánh nhà băng này bỗng xuất hiện nhiều hot girl xinh tươi, miệng tươi cười, tay cầm tờ rơi giới thiệu dịch vụ của... ngân hàng khác.
Không chỉ cạnh tranh nhau để tranh giành khách hàng, thậm chí “chơi xấu” nhau nhằm đè bẹp đối thủ, các ngân hàng còn tìm đủ chiêu để lôi kéo nhân lực và chất xám từ ngân hàng khác về cho mình. Rất nhiều nhà băng khi họ nhận thấy ngân hàng bạn có một chuyên viên hoặc cán bộ quản lý giỏi, ngay sau đó họ tìm cách liên lạc với người này để đề nghị về làm việc cho họ với mức lương và sự đãi ngộ cao hơn.
Khi một chuyên viên tín dụng của ngân hàng X. chuyển sang ngân hàng Y. thì vấn đề không phải đơn giản như thế, mà toàn bộ khách hàng của người này tại ngân hàng X. sớm muộn có thể chuyển sang Y.
Cũng chính vì để giữ nhân sự mà tại nhiều ngân hàng, khi không thể tăng lương quá cao cho nhân viên, một số ngân hàng phải tặng hoặc bán cổ phần, cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhân viên trong những đợt tăng vốn điều lệ.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tài, Phó viện trưởng nghiên cứu khoa học ngân hàng, cho hay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chuyển sang mô hình hoạt động theo cơ chế thị trường hơn 20 năm qua, nên càng ngày sự cạnh tranh càng gay gắt.
Song đôi khi, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên thương trường vẫn chưa đúng nghĩa và không lành mạnh. Bản thân nhiều ngân hàng thương mại chưa có sự nhận thức đúng đắn về cạnh tranh ngân hàng cũng như thiếu các công cụ và nghệ thuật cạnh tranh hữu hiệu… Hệ quả là sự cạnh tranh đôi khi dẫn tới làm suy yếu lẫn nhau, gây rối loạn thị trường, tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế – xã hội chung.
Chẳng hạn như việc ngân hàng lách luật phá rào lãi suất huy động khiến các nhà băng khác phải chạy theo giữ khách, hậu quả là lãi suất cho vay vẫn cao ngất dù lạm phát đã giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
"Các ngân hàng trong nước cần nhận thấy rằng họ đang và sắp phải đối diện với những khó khăn, thách thức lớn hơn nhiều là cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình mở cửa toàn diện thị trường tài chính ngân hàng theo đúng cam kết WTO, vì vậy các ngân hàng nội hãy cạnh tranh để đi lên chứ đừng làm suy yếu lẫn nhau", ông Tài nói.
Theo Đất Việt
Continue Reading »

Chen nhau mua vàng tái diễn khi giá xuống thấp

Cao hơn thế giới gần 3 triệu đồng, giá vàng trong nước sáng nay vẫn hút khách tới giao dịch bởi xuống sát mức thấp nhất trong suốt gần một tháng nay.
Cảnh xếp hàng chờ mua tái diễn tại nhiều điểm kinh doanh ở Hà Nội sáng nay. Lối dẫn lên tầng 2 một tiệm vàng tại phố này ách tắc nghiêm trọng vì dòng người xếp từ dưới chân cầu thang lên khu vực quầy bán. Đến hơn 9 giờ, tại đây đã hết nhẫn trơn loại 1-2 chỉ, chỉ còn loại 3 đến 5 chỉ và vàng miếng.
Người dân Hà Nội hôm nay lại tăng mua vào khi giá vàng gần như xuống thấp nhất trong tuần. Ảnh: Tuệ Minh.
Người dân Hà Nội hôm nay lại tăng mua vào khi giá vàng gần như xuống thấp nhất trong tuần. Ảnh: Tuệ Minh.
Bất chấp giá trong nước vẫn vênh xa thế giới, người dân tiếp tục mua vào nhiều hơn bán ra. Anh Huấn, một trong những khách hàng đến cửa hàng vàng sáng nay lý giải, ngay cả khi chênh 3 triệu so với quốc tế, thì nếu so với mức gần 49 triệu đồng cách đây không lâu, mức này còn thấp hơn nhiều. “Có tiền cứ mua vào thôi, giờ không biết đầu tư vào đâu, ngân hàng thì lãi suất thấp, chứng khoán nằm im, bất động sản không ngọ nguậy”, anh Huấn nói. Theo tính toán của khách hàng này, có tiền, mua vàng vào, tuần sau nếu lên khoảng 46 triệu, cũng đã lãi ít nhất 500.000 đồng mỗi cây, chẳng làm gì lãi bằng.
Xếp hàng mua bán vàng khi giá xuống vùng 45 triệu đồng
Dù vậy, vẫn có không ít người phân vân, sợ giá còn xuống nữa, nên đến thăm dò giá và không mua bán. Bảng giá tại đây, đến gần 11h, thay đổi ít, nhưng với biên độ tương đối lớn. Lúc 9h30, giá vàng miếng niêm yết ở 45,2-45,75 triệu đồng (mua vào - bán ra), nhưng ngay sau đó, giá thay đổi thêm hai lần: Một lần tăng chiều mua và bán lên 50.000 đồng, lần còn lại chốt ở 45,4-45,9 triệu đồng mỗi lượng.
Trong khi đó, tại một số đơn vị khác, giá vàng miếng tính đến gần 11h vẫn chỉ ở 45,35-45,75 triệu đồng. Biên độ mua bán bị đẩy xa so với hôm qua, phổ biến ở 400.000 đồng mỗi lượng. Cá biệt, một số thương hiệu để biên độ lên tới nửa triệu đồng.
Hiện nay, với mức chênh lệch như vậy, các doanh nghiệp trong nước đã có lãi, với mức lãi tương đối lớn, Giám đốc công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết. Theo ông, nhu cầu của người dân mấy ngày gần đây tương đối lớn, do đó, nhiều đơn vị vẫn phải huy động nguồn hàng từ các đối tác, tỉnh thành khác.
Giá trong nước đang chốt tuần ở 45,35-45,75 triệu đồng, tăng 150.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán so với mở cửa. Trên thị trường quốc tế, giá chốt ở 1.657,2 USD mỗi ounce. Tính theo tỷ giá USD tự do là 21.220 đồng, giá trong nước vẫn đang cao hơn thế giới trên 2,9 triệu đồng mỗi lượng.
<>Tuệ Minh
Continue Reading »

Tiếp tục ưu đãi người gửi tiền

Nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra hàng loạt ưu đãi để thu hút người gửi tiền. Ngân hàng SCB điều chỉnh chính sách tiền gửi không kỳ hạn, theo đó vào cuối mỗi ngày ngân hàng sẽ chốt số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng và tính lãi suất qua đêm lên đến 12%/năm với khách hàng cá nhân và 8%/năm với khách hàng tổ chức.

Thêm ba ngân hàng cũng huy động vốn theo ngày là Việt Á, Navibank, Eximbank. Lãi suất gửi theo ngày tại Ngân hàng Việt Á dao động từ 13-13,8%/năm trong khi tại Ngân hàng Navibank, gửi 100 triệu đồng kỳ hạn 1 ngày được trả lãi suất 14%/năm. Tại Eximbank, lãi suất tiết kiệm qua đêm ở mức 7%/năm, kỳ hạn 48 giờ lãi suất 8%/năm.
Trong khi đó Ngân hàng OCB đưa ra chương trình khuyến mãi tặng quà ứng với số tiền và kỳ hạn gửi. Ngân hàng còn cho khách hàng rút trước hạn sau 1/3 thời gian gửi mà không cần trả lại chi phí quà tặng cho ngân hàng.
Chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng cho biết sau khi Ngân hàng Nhà nước thiết lập cơ chế ngang giá trong huy động vốn, các ngân hàng nhỏ mất lợi thế cạnh tranh. Đáo hạn sổ tiết kiệm, nhiều khách hàng đã rút tiền để chuyển sang gửi ở ngân hàng quốc doanh khiến nguồn vốn của ngân hàng nhỏ sụt giảm rất mạnh. Do vậy ngân hàng phải huy động “một ngày”, đồng thời tung ra các chương trình khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng, ngăn vốn chảy sang các ngân hàng quốc doanh. Nếu gửi theo kỳ hạn 1 ngày, người gửi tiền được hưởng lãi suất thực tế lên đến hơn 15%/năm.
* Ngày 23-9 lãi suất kỳ hạn 1 tháng vẫn ở mức 15,5%/năm, kỳ hạn 1 tuần là 14,2%/năm, 2 tuần 14,5%/năm.
A.H.
Continue Reading »

Giá vàng trong nước đủng đỉnh giảm

Giá vàng thế giới sáng 23-9 (theo giờ Việt Nam) xuống mức 1.739 USD/ounce. Theo Reuters, giá vàng thế giới giao dịch đêm qua rớt 2,6%. Vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ đạt 1.749,20 USD/ounce.

Giá vàng trong nước giảm chậm hơn giá thế giới - Ảnh minh họa: T.Đ

Tại Việt Nam, giá vàng lúc 11g30 sáng 23-9 giảm 230.000 đồng/lượng so với giá vàng chiều qua. Vàng miếng SJC mua vào có giá 46,40 triệu đồng/lượng, bán ra 46,55 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán vàng trong nước rút ngắn còn 150.000 đồng/lượng.
Nếu quy đổi giữa giá vàng thế giới thời điểm hiện tại và giá vàng trong nước thì giá vàng trong nước đang cao hơn gần 3 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. 
Vàng miếng SBJ của Công ty vàng bạc đá quý Sacombank mua vào sáng nay mức 46,26 triệu đồng/lượng, bán ra 46,54 triệu đồng/lượng.
Vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua vào ở mức 46,40 triệu đồng/lượng, bán ra 46,58 triệu đồng/lượng.
H.NHỰT
Continue Reading »

Vàng trong nước vẫn vượt thế giới 4 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 25/9 tiếp tục tăng nhẹ so với sáng 24/9, lên mốc 45,9 triệu đồng/lượng, chênh lệch so với giá thế giới quy đổi khoảng 4,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng thế giới và các công ty vàng lớn tại TPHCM nghỉ phiên cuối tuần. Tuy nhiên, nhiều tiệm vàng vẫn giao dịch với giá tăng nhẹ. 
 
Nhiều ngày qua, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá thế giới

Tiệm vàng Mi Hồng trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) niêm yết giá mua vào 45,6 triệu đồng/lượng, bán ra 45,9 triệu đồng/lượng. Một số tiệm vàng khác trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3), giá vàng bán ra rẻ hơn, ở mức 45,7 triệu đồng/lượng, giá mua vào 45,5 triệu đồng/lượng. So với sáng 24-9, giá vàng tăng thêm 300.000 đồng/lượng.

Giá vàng xuống thấp khiến lượng người mua vàng không giảm. Nhiều người xem mốc 45 triệu đồng/lượng là khá rẻ nên đã đi mua vàng. Chủ tiệm vàng Bích Ngọc (quận 3) cho biết hôm qua là thứ bảy nhưng lượng khách đến mua vàng đông hơn nhiều so với những ngày trước. Chủ yếu là khách mua vào, ít người bán.

Dù giá vàng trong nước đang ở mốc thấp nhưng vẫn cao ngất ngưởng so với giá thế giới. Giá thế giới phiên đóng cửa cuối tuần hôm qua là 1.650 USD/ounce (tương đương 41,4 triệu đồng/lượng). Chênh lệch giá thế giới - trong nước hôm 25-9 tiếp tục được kéo giãn rộng lên hơn 4 triệu đồng/lượng khi lực mua vàng không giảm. 

Theo các công ty vàng, chênh lệch cung - cầu là nguyên nhân góp phần làm giá vàng trong nước khó giảm sâu.

Theo T.PhươngNgười Lao Động

Continue Reading »

“Chợ hiện đại” đầu tiên tại Đà nẵng đi vào hoạt động

 Sáng 25/9, Sở Công thương TP Đà Nẵng và Công ty TNHH thương mại tổng hợp Phước Tiến đã đưa vào khai thác Trung tâm thương mại Danang Square tại địa chỉ 35 Thái Phiên (quận Hải Châu) sau hơn hai tháng xây dựng và tìm kiến đối tác.

Đây là phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ theo mô hình “chợ hiện đại” kết hợp giữa hai hình thức chợ truyền thống và các siêu thị, do công ty TNHH Phước Tiến đề xuất và triển khai lần đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng.
 
Danang Square là mô hình “chợ hiện đại” đầu tiên tại TP Đà Nẵng
“Chợ hiện đại” là tòa nhà 3 tầng, diện tích trên 4.000m2 đã được sắp xếp lại thành những phân khu kinh doanh theo ngành hàng cụ thể như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm đặc sản, khu giải trí, ẩm thực… với 237 shop hàng được bài trí hài hòa tại đây theo tiêu chuẩn gian hàng kinh doanh thương mại quốc tế, sẵn sàng cho các tiểu thương vào bày hàng kinh doanh.
Đồng thời, “chợ hiện đại” này cũng sẽ có hệ thống thông tin mạng cục bộ để hỗ trợ người tiêu dùng tra cứu, theo dõi chính sách niêm yết giá, các mặt hàng của tiểu thương cũng như xây dựng đội xe vận tải chuyên nghiệp, giúp mang hàng miễn phí về nhà cho khách hàng với các hệ thống định vị, giám sát chu đáo.
Khảo sát của ngành công thương Đà Nẵng cho thấy, đến nay có đến 85% hộ tiểu thương trên địa bàn Đà Nẵng đang chấp nhận hình thức kinh doanh bán lẻ theo sạp hàng ở chợ hoặc thuê gian hàng mở shop trên đường phố. Điều kiện hoạt động, mức độ an toàn, an ninh cùng những vấn đề hỗ trợ khác tại các mặt bằng kinh doanh đó đều hạn chế và đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay, luôn có xu hướng tăng giá thuê.
Do đó, “chợ hiện đại” là điều kiện tốt nhất cho giới tiểu thương có cơ hội phát triển cùng TP Đà Nẵng. Trong đó, chủ đầu tư “chợ hiện đại” đã làm việc với nhiều nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa có năng lực, các đơn vị truyền thông, báo chí và tổ chức sự kiện, để vận động phối hợp xây dựng chuỗi các chương trình hỗ trợ mua bán, tiêu dùng hàng hóa tại đây.
Ngoài ra, hàng tuần, hàng tháng tại “chợ hiện đại” này sẽ diễn ra các chương trình tổ chức khuyến mãi, bán hàng giá hợp lý, các sự kiện truyền thông, hoạt náo cộng đồng để hỗ trợ quảng bá hình ảnh, thương hiệu các nhà sản xuất và tiểu thương kinh doanh.
 Công Bính
Continue Reading »

Hàng bình ổn giá tại chợ dân sinh: Nghèo nàn và “loạn” giá

Tại một số chợ phóng viên đi qua, những điểm bán hàng bình ổn giá chỉ treo biển để lấy thành tích.
Trước những phản ánh về hàng bình ổn giá (BOG) chỉ bán trong siêu thị, chưa đến được với dân nghèo, người lao động có thu nhập thấp, TP đã yêu cầu các doanh nghiệp (DN) đăng kí nhận nhiệm vụ BOG phối hợp với các ban quản lí chợ dân sinh để “nối tay” đến với người nghèo.

Hàng bình ổn nghèo nàn và “loạn giá”

Điểm mới nhất của chương trình BOG năm 2011 là đã có 57 điểm bán hàng BOG tại chợ dân sinh và 5 bếp ăn tập thể tại các trường đại học và khu công nghiệp. Đây là một sự nỗ lực của các DN tham gia BOG trên địa bàn Hà Nội.

Tuy nhiên, khảo sát một số điểm bán hàng tại chợ dân sinh dễ thấy, những điểm bình ổn tại chợ dân sinh quá ít mặt hàng, nhiều người dân còn chưa biết đến. Không những thế, những quy định về bán hàng bình ổn hầu như bị phá vỡ khi ra đến ngoài chợ từ giá bán đến đối tượng mua hàng.

Tại chợ Khương Đình, sau khi đi lòng vòng quanh chợ, chúng tôi mới tìm đến được ki ốt i2, i3, nơi có treo băng-rôn: Điểm bán hàng bình ổn giá của TP. Tuy nhiên ở đây cũng chỉ bán có 2 loại mặt hàng là dầu ăn và gạo.


Theo khảo sát của pv, hàng BOG tại những điểm bán hàng trong nhiều chợ trên địa bàn HN rất nghèo nàn.
Tại chợ Bưởi, ngoài hệ thống siêu thị Hapromart, điểm bán hàng bình ổn giá ở ki ốt số 37 chỉ bán duy nhất một mặt hàng là trứng gà công nghiệp (dù theo đăng kí với sở Công thương Hà Nội, có mặt hàng dầu ăn và thực phẩm chế biến).

Để bán được hàng, người bán hàng còn hạ giá thấp hơn giá bình ổn, theo lí giải của chủ cửa hàng, ăn lãi ít đi, bán giá thành hạ hơn để hút khách. Nếu như một chai dầu ăn Simply, giá bình ổn là 43.000 đồng/chai 1 lít người bán hàng thậm chí có thể bán với giá 42.000 đồng/chai. Mặt hàng trứng gà công nghiệp, dù giá đăng kí là 26.000 đồng/1 vỉ (10 quả) nhưng nếu tháo vỉ ra bán rời, mặt hàng này lập tức được hạ xuống còn 25.500 đồng/vỉ.

Theo bác Hương, người dân tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội), người dân rất hoan nghênh điểm bình ổn giá được bán tại chợ, nhưng giá bán chưa đồng đều, tôi mua 1 chai dầu Neptune loại 1 lít là 42.500 đồng, nhưng có người mua vài chai lại có giá rẻ hơn từ 500 đến 1.000 đồng/chai. Bên cạnh đó lại quá ít mặt hàng, những mặt hàng cần cho bữa ăn hằng ngày là thịt và rau xanh lại không có.

Còn chị Hà người dân ở phố Hoàng Quốc Việt lại cho biết, ở gần đây có siêu thị bán hàng BOG, nhưng vào cũng ngại, thấy ki-ốt ở chợ có treo biển bán hàng BOG, tiện chân ghé vào thì chỉ có mỗi mặt hàng trứng gà công nghiệp, ngoài ra chẳng có thêm mặt hàng nào nữa. Hàng bình ổn tại chợ dân sinh được người dân ủng hộ nhiệt tình, nhưng vẫn còn quá nghèo nàn, chưa phục vụ được nhu cầu người dân.

Giải thích việc hàng bình ổn vẫn còn quá ít ở chợ dân sinh, ông Nguyễn Văn Đồng, phó giám đốc sở Công thương Hà Nội cho biết, mở điểm bán hàng BOG tại chợ dân sinh rất khó, bởi các hộ kinh doanh trong chợ không ủng hộ. Nguyên nhân là do các hộ kinh doanh trong chợ chưa hiểu hết về hàng BOG, họ sợ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ vì hàng bình ổn sẽ cạnh tranh về giá và thương hiệu.

Có dấu hiệu lợi dụng hàng BOG

Theo quan sát của chúng tôi tại quầy hàng của chị Lê Thị Y ở chợ Khương Đình, mặt hàng dầu ăn bán chạy nhất. Một tuần bình quân chị bán được khoảng 3-5 thùng. Chị cho biết, mặt hàng gạo bán được ít hơn vì chỉ phục vụ nhu cầu thật của người dân. Với dầu ăn, do chị bán buôn là chủ yếu, nên hàng bán rất chạy.

Còn nhớ trước đây, tình trạng một số người lợi dụng chương trình BOG, mua dầu ăn trong các siêu thị rồi về bán lại khá phổ biến, nhưng đã được các siêu thị hạn chế thì giờ đây, tình trạng này giờ đây lại tiếp diễn ở các chợ dân sinh.

Nhiều mặt hàng được bán với giá thấp hơn hoặc cao hơn so với cam kết BOG, tùy theo nhu cầu thị trường.
Chị Yến cũng thừa nhận, đối với người lấy hàng về bán buôn, chị còn bán giảm 1.000 đồng so với giá bình ổn để thu hút khách hàng (?)

Trong khi nhà nước đang dốc sức đưa những chủ trương an sinh xã hội đến với người dân, các điểm bán hàng trong siêu thị cũng căng sức BOG cho người dân, thì những điểm bán hàng ngoài chợ lại đang đi ngược lại, bởi không ai kiểm soát và xác định đối tượng cần phục vụ là ai.

Chương trình BOG năm 2011 đã đi được một chặng đường, TP cũng vừa ứng tiền đợt 2 cho DN với số tiền là 155,5 tỉ đồng với lãi suất 0% để chung tay đưa giá cả tốt nhất đến với người dân. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt những điểm bán hàng bình ổn ngoài chợ dân sinh, nguy cơ những chủ trương tốt lại không đến được với người cần mà vô tình bị một số kẻ lợi dụng kiếm lời.
Continue Reading »

Nhà đất đã có tín hiệu tốt

Dù thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn song các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc bán hàng và khách hàng cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội mua vào.
Trong tháng 8-2011, một số ngân hàng đã giảm lãi suất từ 1% - 2% và trong những tháng tiếp theo, lãi suất có thể sẽ còn tiếp tục giảm, trong khi thị trường chứng khoán đã bắt đầu “xanh” trở lại… đây chính là những tín hiệu vui cho thị trường nhà đất TPHCM sau một thời gian dài “đóng băng”.
Doanh nghiệp lạc quan
Thời gian gần đây, giới doanh nghiệp địa ốc khu vực phía Nam đã bắt đầu lạc quan trở lại sau hàng loạt động thái “trợ lực” cho thị trường bất động sản (BĐS) từ Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính. Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng, cho biết không khí “vui vẻ” đã trở lại với thị trường BĐS, khi mà khách hàng, các nhà đầu tư bắt đầu quay lại thị trường. Những người có nhu cầu về nhà ở cũng đã bắt đầu đi tìm kiếm mua nhà đất. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn mở bán hàng loạt dự án nhằm đón đầu sự phục hồi của thị trường BĐS trong thời gian tới.
Trong khi đó, giao dịch tại nhiều dự án, nhất là các dự án đất nền giá rẻ, đã khả quan hơn. Dự án TP ven sông Green River City (Bình Dương) mới mở bán khoảng 2 tuần nhưng đến nay, khoảng 80% trong tổng số 200 căn nhà phố 2 mặt tiền đã được đặt mua. Mức giá chủ đầu tư đưa ra cũng khá “mềm”, chỉ từ 1,5 – 2,9 triệu đồng/m2, lại nằm ven sông. Trong thời gian tới, Công ty Tấc Đất Tấc Vàng sẽ mở bán thêm khoảng 300 căn nhà phố tại dự án này.
Tại dự án Quang Thái (quận Tân Phú - TPHCM), với mức giá khoảng 13,5 triệu đồng/m2, thời gian gần đây số lượng giao dịch cũng tăng. Hiện chủ đầu tư là Công ty Quang Thái đang tiếp tục mở bán những căn hộ còn lại. Còn chủ đầu tư dự án Lutus Gaden (quận Tân Phú) đã công bố bán khoảng 100 căn hộ với giá trung bình 15,6 triệu đồng/m2. Công ty Lê Thành cũng tung dự án chung cư Lê Thành (quận Bình Tân - TPHCM) với giá khoảng hơn 11 triệu đồng/m2.
Công ty Thuduc House và PPI cho biết giữa tháng 10 này cũng mở bán khoảng 100 nền dự án Long Hội City (Long An) với giá từ khoảng 2,95 triệu đồng/m2…
Sức mua sẽ hồi phục?
Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, tính toán rằng nguồn cung bị “kìm nén” một thời gian dài cộng với nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn rất lớn sẽ là tiền đề để thị trường BĐS “bùng nổ” trở lại.
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, giá đầu vào của ngành xây dựng đã tăng khoảng 30% nhưng giá căn hộ thậm chí không tăng mà còn giảm nên chắc chắn khi ngân hàng “thả” tín dụng, thị trường BĐS sẽ “hồi sinh” về giao dịch và về giá. Lãnh đạo Công ty PPI cho biết mở bán dự án thời điểm này là để chọn điểm rơi vào khoảng cuối năm nay, khi thị trường khởi sắc trở lại.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cùng với việc hạ nhiệt lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng vừa qua cũng có xu hướng giảm. Đây là 2 yếu tố cho thấy có hy vọng lạm phát giảm. Nếu lạm phát được đẩy lùi, từ đầu năm sau, thị trường địa ốc sẽ dần hồi phục.
Lãnh đạo các ngân hàng cũng cho rằng cần khách quan trong việc xem xét tín dụng cho thị trường BĐS và không nên để tiếp tục đi xuống. Bởi thời gian qua, việc thị trường này trầm lắng đã kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác như ngân hàng, vật liệu xây dựng, xây dựng… gặp nhiều khó khăn. Tính đến cuối tháng 8-2011, ngành xi măng còn tồn kho khoảng 2 triệu tấn. Tương tự, tổng lượng thép xây dựng tồn kho đã lên đến 400.000 tấn và phôi thép tồn kho 520.000 tấn. Hiện các nhà máy thép chỉ hoạt động 50% - 60% công suất, thậm chí ngừng sản xuất để cắt lỗ.
Continue Reading »