Labels

Labels

Labels

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Nhiều đơn vị cung ứng gạo bỗng dưng đột tử

Một số nhà cung ứng gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An rơi vào tình trạng thiếu nợ, phá sản... Vụ việc chỉ được phát hiện khi đến hạn giao gạo, các đơn vị này không có khả năng giao hàng.
Gần đây nhất, doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa tại Cai Lậy (Tiền Giang) đã tuyên bố không còn khả năng trả nợ, số nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi mà theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội lương thực Việt Nam, có nhiều cơ sở cung ứng đã và sẽ rơi vào tình cảnh tương tự, việc phá sản của các nhà cung ứng chắc chắn ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu, dù thời điểm này chưa có phản ánh của các nhà xuất khẩu chịu tác động từ sự cố này.

Ông Bảy dẫn lời doanh nghiệp các địa phương, nguyên nhân của tình trạng doanh nghiệp cung ứng gạo rơi vào khủng hoảng là do các cơ sở, doanh nghiệp thu mua lúa nhận tiền trước từ các doanh nghiệp xuất khẩu, hay vay từ ngân hàng để thu mua lúa gạo, sau đó sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích sinh lợi khác nhưng thua lỗ. Đến hạn phải giao hàng cho các nhà xuất khẩu lại rơi vào đúng thời điểm giá lúa gạo tăng cao khiến các cơ sở này mất khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, ở vai trò của người trong cuộc, ông Trần Bảo Toàn, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thanh Lịch (Đồng Tháp) bác bỏ lý do ông Bảy đưa ra. Ông Toàn thừa nhận, doanh nghiệp của mình cũng thua lỗ hàng tỷ đồng, nhưng khẳng định nguyên nhân khiến hầu hết các nhà cung ứng gặp “tai họa” là vì lãi suất ngân hàng và trượt giá, giá lúa gạo càng lên doanh nghiệp cung ứng càng lỗ.
Nhiều đơn vị cung ứng gạo bỗng dưng 'đột tử', Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, xuat khau gao, gia gao, VFA, nha dau tu, doanh nghiep, bao
Sự biến động mạnh của giá gạo khiến các đơn vị cung ứng gạo gặp khó.
Từ trước đến nay, hình thức liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với doanh nghiệp cung ứng được thực hiện bằng cách, khi hai bên ký hợp đồng sẽ căn cứ trên giá xuất khẩu ở thời điểm ký, phía nhà xuất khẩu ứng vốn cho nhà cung ứng đi thu mua, hoặc dùng vốn vay ngân hàng. Do hầu hết nhà cung ứng không có sẵn gạo trong kho nên ký xong mới tổ chức đi mua gạo nguyên liệu về làm gạo thành phẩm. Vì vậy mà trong trường hợp giá gạo càng lên, rủi ro cho nhà cung ứng sẽ càng lớn.
Điều này hoàn toàn ứng với diễn biến thị trường gạo từ đầu năm đến nay. Trong khi đồng vốn bị siết lại, lãi suất cao và giá gạo cũng liên tục tăng và duy trì ở mức cao do có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài, tính cạnh tranh cao hơn. Theo ông Trần Bảo Toàn, có thời điểm ký hợp đồng, giá gạo thành phẩm chỉ 7.000 đồng một kg, nhưng khi giao hàng giá lên xấp xỉ 10.000 đồng, nên việc các nhà cung ứng lỗ tiền tỷ là chuyện dễ hiểu. Ông Toàn khẳng định, ngoại trừ một nhà cung ứng thuộc VFA, còn lại là lỗ… tuyệt đối”.
Lượng gạo xuất khẩu cả nước đã đạt 5,915 triệu tấn, trị giá 2,836 tỷ USD. Theo VFA, hiện các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu cho quý I.2012 với số lượng 100.000 tấn. Việc Thái Lan áp dụng quy chế thu mua mới từ ngày 4/10 chưa tác động đến thị trường lúa gạo, bằng chứng là nước này mới ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn cho Indonesia với mức giá dao động 580 – 590 USD một tấn, chưa lên mức 700 – 800 USD như dự đoán ban đầu. Giá thu mua lúa từ nông dân Thái Lan cũng chưa có biến chuyển rõ rệt do nước này chưa bước vào vụ thu hoạch, doanh nghiệp xuất khẩu chưa có lúa để mua.
Continue Reading »

USD tự do đột ngột tăng giá

Sau khi chững giá vào ngày hôm qua và sáng nay (12/10), giá USD từ đầu buổi chiều cùng ngày đã bất ngờ tăng mạnh lên sát 21.500 đồng/USD.
Qua trưa hôm nay, giá USD tự do trên thị trường Hà Nội đã đột ngột vọt lên ở mức 21.350 - 21.450 đồng/USD, tăng khoảng 100 - 130 đồng so với mức mở cửa sáng này. Đến chiều, giá USD trên thị trường tự do ở Hà Nội lại lên mức 21.420 - 21.480 đồng/USD.

Thậm chí, nhiều đại lý cho biết, giá USD có thể sẽ tăng thêm vì nhu cầu mua USD đang gia tăng trong những ngày gần đây.

Trong khi đó, dù Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp nâng tỷ giá liên ngân hàng nhưng các ngân hàng thương mại vẫn cho thấy dấu hiệu căng thẳng khi bán USD kịch trần 20.875 đồng/USD. Chênh lệch giữa giá USD tự do và USD ngân hàng lên tới hơn 600 đồng.

Chưa có một lý do cụ thể nào được xác định khiến USD đảo chiều mạnh mẽ và đột ngột. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hướng nghi ngờ vào vàng trên thế giới đang có dấu hiệu tăng trở lại. Trong khi đó, đã xuất hiện những thông tin cho rằng, các ngân hàng bán vàng bình ổn đã tung ra một lượng khá lớn và buộc phải xin nhập thêm để cân đối qua tài khoản.

Trong khi đó, đến trưa ngày 12/10, giá vàng đã tiếp tục đi lên và chạm mốc 44 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC buổi chiều đã lên mức 43,7 - 44 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng so với sáng nay.

Vàng Bảo Tín Minh Châu có giá cao hơn, ở mức 43,9 - 44,15 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng so với buổi sáng. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng lên mức 1.675 US/ounce, tương đương 42,19 triệu đồng/lượng theo giá VND.
Lê Khắc

Continue Reading »

Thêm một vụ truy thu 51 tỷ đồng thuế linh kiện ô tô

Trong khi hàng loạt thương hiệu ô tô du lịch liên doanh lớn như Ford, Honda, Toyota... thoát án truy thu hàng nghìn tỷ đồng thuế linh kiện thì VEAM, một thương hiệu ô tô tải của Việt Nam lại đứng trước nguy cơ bị truy thu tới hơn 51 tỷ đồng vẫn vì vướng mắc này.

Nhà máy ô tô VEAM thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị tới các bộ Tài chính, Khoa học công nghệ, Công Thương, Giao thông Vận tải và Tổng cục Hải quan phản đối việc bị truy thu tới 51,53 tỷ đồng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu do không đảm bảo độ rời rạc.
Điều đáng nói là, việc kiến nghị truy thu khoản thuế khổng lồ này áp cho nhà máy ô tô VEAM là căn cứ theo kết luận của đoàn thanh tra Tổng cục Hải quan (kiểm tra ngày 9/8/2011). Dù có hướng dẫn mới của Bộ Tài chính thì kết luận thanh tra thuế của Tổng cục Hải quan vẫn có hiệu lực nếu các bộ không có ý sửa đổi, tháo gỡ.
Theo phản ánh của nhà máy, năm 2010, đơn vị đã ký hợp đồng nhập 600 bộ linh kiện ô tô MAZ của Tập đoàn MAZ, Belarus. Toàn bộ số linh kiện này đã được nhập về Việt Nam theo 73 tờ khai hải quan. Trong đó, 50 tờ khai hải quan nhập khẩu năm 2010 đã được dựa trên Thông tư 216 của Bộ Tài chính ban hành ngày 12/9/2009. 23 tờ khai nhập khẩu năm 2011 được kê khai thuế theo Thông tư 184 của Bộ Tài chính ban hành tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực từ 1/1/2011.Các lô hàng này nhập về phục vụ lắp ráp, sản xuất dòng xe tải, xe khách.
Xe tải VEAM cũng bị "soi" khả năng truy thu thuế hơn 51 tỷ đồng
(ảnh mang tính minh họa: theo baothanthoa)
Tuy nhiên ngày 9/8, đoàn thanh tra thuế của Tổng cục Hải quan tới làm việc với nhà máy, đã đưa ra kết luận lô hàng linh kiện ô tô đã không đảm bảo độ rời rạc ở 3 chi tiết gồm ghế lái, ống xả, cabin. Lô hàng có đủ các đặc trưng cơ bản của ô tô sắt xi có buồng lái. Do đó, toàn bộ 600 bộ linh kiện ô tô nhập khẩu của VEAM phải bị áp thuế theo xe nguyên chiếc với số tiền truy thu trên.
Nhà máy sản xuất ô tô VEAM này cho rằng, các kết luận của đoàn thanh tra là không chính xác. Vì thực tế khi nhập về, các linh kiện trên còn có độ rời rạc cao hơn cả qui định của Quyết định 05 của Bộ KHCN, ví dụ như cabin chia làm 59 mảnh, ống xả chia làm nhiều hơn 3 đoạn, ghế lái chia thành tấm lưng và tấm đệm riêng biệt. Tuy nhiên, có một số chi tiết ô tô khai báo trong tờ khai hải quan lại không đúng tên gọi như trong Quyết định 05 và đơn vị đã trình bày kỹ càng với đoàn thanh tra các lý do liên quan tới qui trình chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn MAZ.
Nhà máy VEAM khẳng định, thực tế hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, phải qua qui trình gia công như hàn, sơn, kết hợp với một số linh kiện trong nước mới lắp ráp thành sản phẩm ô tô hoàn chỉnh. Do đó, kết luận lô hàng mang đặc trưng cơ bản của ô tô sắt xi có buồng lái và không đảm bảo độ rời rạc là không chính xác.
Cùng với khẳng định rẳng kết luận thanh tra là sai, nhà máy ô tô VEAM kiến nghị các bộ hỗ trợ tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cách đây khoảng 2 tháng, các liên doanh ô tô lớn ở Việt Nam  gồm Honda, Ford, Toyota và GM Deawoo cũng đứng trước nguy cơ bị truy thu thuế linh kiện ô tô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng Honda suýt bị truy thu hơn 3.340 tỷ đồng... với lý do không đảm bảo độ rời rạc trên.
Ngày 4/10, sau nhiều cuộc họp liên bộ và trình xin ý kiến Chính phủ, Bộ Tài chính đã ra văn bản hướng dẫn cụ thể xử lý các trường hợp này. Theo đó, nếu các lô hàng linh kiện ô tô  không đảm bảo độ rời rạc, nhưng tổng giá trị của các linh kiện này không vượt quá 10% tổng giá trị của tất cả linh kiện phụ tùng cấu thành ô tô hoàn chỉnh thì vẫn được áp mức thuế ưu đãi riêng cho bộ linh kiện và từng linh kiện.
Với tiêu chí này,  các liên doanh ô tô du lịch trên đã thoát khỏi nguy cơ bị truy thu thuế.

Continue Reading »

Chốn phòng the đặt phía trên bếp, liệu có... điên?

Tôi đang ở dạng nhà ống một trệt, một lầu, nhà bếp đặt tại khu vực phía sau tầng trệt, ngay phía trên nhà bếp, chỗ đặt bếp lò, là phòng ngủ. Có người cho là không nên làm thế (vì ngủ ở trên đầu Táo quân), về lâu về dài người trú ngụ tại phòng trên đó sẽ bị điên! Việc đó theo phong thuỷ đúng hay sai?

Nếu quả là như vậy thì xin hỏi có cách nào khắc chế lại không trong điều kiện phải tận dụng diện tích, không thể bỏ trống phòng ngủ trên lầu một được? (Nguyễn Hoàng Mạnh, quận Tân Phú, TP.HCM)

Trả lời
Trong phong thuỷ, xưa nay có câu “nhất vị nhị hướng” nghĩa là vị trí để đặt một không gian cư trú quan trọng hơn cả hướng. Khi đã đúng vị thì sẽ xoay xở được về hướng tuỳ theo khí hậu, mệnh trạch và giao tiếp.
Chốn phòng the đặt phía trên bếp, liệu có... điên?, Nhà đẹp, phong thuy, phong thuy nha bep, phong thuy phong ngu, phong ngu tren bep
Phía trên bếp là chốn phòng the, liệu có sao? (ảnh minh họa)
Sở dĩ người xưa truyền lại rằng, phải kiêng kỵ nằm ngủ trên bếp, đơn giản là vì nhà cửa ở nông thôn thuở trước không có lầu, kết cấu chủ yếu bằng vật liệu nhẹ như tranh tre nứa lá, nhà xây gạch thì nếu có gác cũng làm bằng gác gỗ, nằm ngủ trên bếp khác gì bị đun nấu ngay dưới lưng? Mà bếp thuở trước lại dùng bếp lò than, củi rất dễ cháy nên ngôi nhà xưa thường phải tách bếp ra khỏi nhà chính là vì vậy, đó cũng là một cách giảm ô nhiễm và phân khu chức năng khá rạch ròi. Ngày nay, nhà cửa bằng vật liệu kiên cố, diện tích đất xây dựng cũng eo hẹp hơn ngày xưa nên bếp ở ngay trong ngôi nhà chính, trang thiết bị bếp cũng hiện đại, gọn nhẹ và không còn khói bụi nhiều nữa. Mặt khác, với việc đúc sàn lầu bằng bêtông đã tách biệt hẳn hai không gian trên dưới thì hoàn toàn không thể có chuyện nằm ngủ trên lầu mà tầng dưới là bếp thì sẽ bị hun khói hay bị… điên (?!) như những đồn đại thuở trước.
Chốn phòng the đặt phía trên bếp, liệu có... điên?, Nhà đẹp, phong thuy, phong thuy nha bep, phong thuy phong ngu, phong ngu tren bep

Trường hợp nêu trên về phong thuỷ, cần xét theo hai bước. Bước thứ nhất: kiểm tra xem bếp đã đặt đúng phương vị chưa, bao gồm xét vị của bếp so với toàn nhà, so với không gian của căn phòng chứa bếp, so với bồn rửa chén, tủ lạnh. Rồi xem miệng bếp đó (Táo khẩu, hướng lưng của người nấu) có hướng vào cửa phòng vệ sinh hay đối diện bồn rửa không? Bên dưới cái bếp ấy có hồ nước ngầm hay hầm phân tự hoại không? Có đường nước thoát hoặc nước cấp chạy ngay dưới bếp không? Những vấn đề trên đều liên quan đến thuỷ khắc hoả để tránh ảnh hưởng ô nhiễm trong quá trình sử dụng bếp.
Tiếp theo bước thứ hai, giả sử bếp đó đã đặt đúng vị trí, không thể xê xích được nữa, ta mới xét tiếp đến phòng ngủ trên lầu. Khi bếp được đặt đúng vị, tức là chỗ đặt bếp thuộc về vùng hung của nhà theo phái bát trạch. Vậy thì chỗ đó không đặt giường ngủ được, vì giường ngủ cần nằm trong vùng cát của nhà.
Chốn phòng the đặt phía trên bếp, liệu có... điên?, Nhà đẹp, phong thuy, phong thuy nha bep, phong thuy phong ngu, phong ngu tren bep
Xem xét đến phong thủy phòng ngủ (ảnh minh họa)
Như vậy, ta cần xem xét lại cơ cấu phân bố không gian toàn nhà, trong đó có bếp và phòng ngủ. Vì nhà ống chiều ngang hẹp, diện tích không nhiều nên khu vực có bếp dưới trệt thường là làm phòng ngủ trên lầu là điều dĩ nhiên. Ta có thể linh hoạt bố trí trong phòng ngủ trên lầu này sao cho vị trí giường ngủ không trùng với vị trí bếp nấu bên dưới là được. Ngay chỗ mà bên dưới là bếp thì có thể đặt tủ hay lối đi, các phía khác thuộc về vùng tốt sẽ đặt giường ngủ (dưới là bồn rửa chén), như hình minh hoạ kèm theo.
Dĩ nhiên gia chủ cần lưu ý rằng, tất cả những sắp đặt kể trên phải căn cứ theo mối quan hệ tổng thể, cơ cấu bố trí cầu thang, mở cửa ra vào phòng, vị trí phòng vệ sinh (cả trên và dưới) thì mới có thể sắp xếp hợp lý về phong thuỷ lẫn kiến trúc, tránh tình trạng “giật gấu vá vai”, chỉ xê dịch một cách cục bộ sẽ không có kết quả trọn vẹn.
Continue Reading »

Người nước ngoài làm doanh nhân xã hội Việt

Dana R.H. Doan, Lain Heringman, Malte Hoefner đến từ Mỹ, Tây Ban Nha và Đức là 3 trong số rất nhiều người ngoại quốc đang thực hiện các dự án kinh doanh cho sự phát triển của xã hội Việt Nam, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Bà Dana R.H. Doan, người gốc Mỹ, đang sống và làm việc tại TP HCM, nhận danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011" với đề tài "Dịch vụ tư vấn từ thiện", hiện có trụ sở ở quận 1, TP HCM. Dự án nhằm hỗ trợ các nhà hảo tâm, tổ chức về kỹ năng, nguồn lực cần thiết để thực hiện hoạt động từ thiện.
Bà Dana R.H. Doan, người Mỹ, sống và làm việc tại TP HCM, đạt danh hiệu doanh nhân xã hội 2011 với dự án
Bà Dana R.H. Doan, người Mỹ, sống và làm việc tại TP HCM, đạt danh hiệu doanh nhân xã hội 2011 với dự án "Dịch vụ tư vấn từ thiện".
Theo bà Dana R.H. Doan, Việt Nam hiện có nhiều cá nhân, tổ chức muốn làm từ thiện và cũng có không ít hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, hai nhu cầu đó không phải lúc nào cũng gặp nhau một cách kịp thời. Đó là lý do khiến bà xây dựng đề án này. Bà Dana cung cấp dịch vụ tư vấn từ thiện, giúp kết nối hiệu quả nguồn lực hỗ trợ sẵn có và nhu cầu cộng đồng, thúc đẩy sự minh bạch và tính bền vững của các hoạt động từ thiện.
Bà Dana R.H. Doan sống ở TP HCM từ năm 2001, có bằng thạc sỹ về chính sách công từ trường Gerald R. Ford thuộc đại học Michigan, Mỹ. Năm 2010, bà hoàn thành chứng chỉ về tài trợ và thành lập quỹ phát triển tại đại học New York. Trước đó, bà đã công tác 5 năm tại Hội thương mại Mỹ - Việt Nam. Hiện, bà Dana cũng là thành viên ban cố vấn của AIESEC Đại học Ngoại thương - tổ chức lãnh đạo dành cho sinh viên và Working with Others - chương trình tài trợ nhỏ Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn.
<>Lain Heringman đến từ Tây Ban Nha và Malte Hoefner, người Đức, hiện sống ở Hà Nội và cùng hợp tác trong dự án "Bloom Microventures (BM)", trụ sở làm việc ở đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội. BM phát triển sản phẩm du lịch trách nhiệm xã hội và mang tính giáo dục, sử dụng lợi nhuận từ những tour du lịch tài chính vĩ mô để cung cấp các khoản vay cho phụ nữ nông thôn thiệt thòi.
Lain và Malte chia sẻ, họ muốn tận dụng tiềm năng du lịch để góp phần xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn. Đồng thời, hoạt động của dự án thúc đẩy phát triển ngành du lịch trách nhiệm, giúp du khách quốc tế hiểu và chia sẻ với thách thức của Việt Nam.
Lain Heringman và Malte Hoefner muốn phát triển sản phẩm du lịch trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.
Lain Heringman và Malte Hoefner muốn phát triển sản phẩm du lịch trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.
Lain và Malte đến Việt Nam chưa đầy một năm. Trước đó, Lain là một doanh nhân xã hội được ca ngợi nhiều ở Tây Ban Nha, Anh, Mỹ. "Đằng sau tất cả những dự án là phải giải quyết được một vấn đề bức xúc nào đó của xã hội chứ không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận" là tâm niệm của Lain. Còn Malte từng làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Đức về các vấn đề môi trường. Anh thích thử nghiệm những điều mới lạ, chấp nhận rủi ro nếu nó mang lợi ích lớn cho cộng đồng.
Cùng với 12 doanh nhân xã hội khác, Dana R.H Doan, Lain Heringman và Malte Hoefner sẽ nhận khoản vốn 7.000 đôla trong 12 tháng cho mỗi dự án, chia thành 2 đợt, từ trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng. Ngoài ra, họ được cung cấp về kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp, truyền thông, kết nối mạng lưới để thực hiện đề án.
Chia sẻ với VnExpress.net, chị Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng cho biết, trong số hơn 200 hồ sơ đăng ký xét duyệt doanh nhân xã hội 2011 thì gần 10% là đề án của người nước ngoài. Theo chị Oanh, việc người ngoại quốc tham gia vào chương trình này mang lại nhiều mặt tích cực. "Điều đó chứng tỏ họ có tình cảm sâu sắc và muốn đóng góp xây dựng xã hội Việt. Mô hình này ở Việt Nam còn mới mẻ, trong khi thế giới đã có trước đó rất lâu nên các bạn nước ngoài có lợi thế hơn về kinh nghiệm. Việc họ gia nhập là cơ hội để doanh nhân xã hội trong nước học hỏi và cùng kết nối chia sẻ". chị Oanh nói.
Chị Oanh cho biết thêm, 20% doanh nhân xã hội được nhận hỗ trợ năm nay là người nước ngoài thể hiện môi trường kinh doanh trong nước đang mở rộng, đón nhận ý tưởng của tất cả cá nhân, tổ chức có mục đích phục vụ cộng đồng Việt, chứ không bị giới hạn, bó hẹp về mặt địa lý, lãnh thổ.
Doanh nhân xã hội là người sử dụng những phẩm chất, kỹ năng doanh nhân để gây dựng và quản lý các tổ chức hoặc doanh nghiệp nhằm giải quyết một vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể. Khác với doanh nhân kinh tế là đánh giá sự thành công qua lợi nhuận thu được, doanh nhân xã hội thể hiện thành tích của mình bằng những tiến bộ xã hội mà họ góp phần mang lại cho cộng đồng.
<>Xuân Ngọc
Continue Reading »

Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại


 
Lình xình ở mốc 1.660 trong suốt buổi sáng, thế nhưng tới chiều nay, 12/10, giá vàng trên thị trường châu Á đã tăng vọt tới hơn 20 USD/ounce. Theo đà đó, vàng Việt Nam đã vọt qua mốc 44 triệu đồng/lượng.

Mở đầu phiên sáng nay, giá vàng trong nước cũng đã tăng nhẹ thêm khoảng 100 đồng/lượng so với giá đóng cửa cuối giờ chiều qua. Trên thị trường tự do, giá được niêm yết ở mức khoảng 43,5 - 43,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng SJC của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Quý được niêm yết ở mức 43,5 - 43,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100 nghìn đồng/lượng; Thần Tài SBJ có giá là 43,51 - 43,79 triệu đồng/lượng, tăng tương ứng 200 - 100 nghìn đồng/lượng.

Ở thời điểm đó, giá quốc tế được niêm yết ở mức 1.664 USD/ounce. Tuy nhiên, đến thời điểm 4g30 phút chiều nay, khi giá thế giới tăng thêm hơn 20 USD/ounce, giao dịch ở mốc 1.687 USD/ounce, giá vàng Việt Nam đã tăng thêm tới 400 ngàn đồng/lượng ở chiều mua vào và 300 ngàn đồng chiều bán ra cho khách hàng.

Chốt phiên chiều nay tại thị trường trong nước, giá vàng ở mốc 44 triệu đồng/lượng - 44,250 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Hiền Mai
Continue Reading »

Hà Nội: Các siêu thị đồng loạt giảm giá

Vào những tháng cuối năm, nắm bắt nhu cầu mua sắm tăng cao, các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt giảm giá bán hàng hóa nhằm kích thích khả năng tiêu dùng của người dân, tận dụng cơ hội tăng doanh thu, góp phần bình ổn thị trường.
Hiện tại, từ ngày 5-23/10, Siêu thị Big C áp dụng khuyến mại cho khoảng 350 mặt hàng nhu thiết yếu hàng ngày như nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, thực phẩm chế biến, rau quả, trái cây, đồ gia dụng… với mức giảm giá từ 5-50%.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và Đối ngoại cho biết, để có số lượng hàng hóa dồi dào và mức giá tốt như hiện nay, Big C phải xây dựng kế hoạch từ 4-5 tháng trước, đẩy mạnh thương lượng với các nhà cung cấp nhằm tạo cơ hội mua sắm giá rẻ cho mọi nhà.
Ngoài mức giảm giá của các nhà cung cấp, Big C còn có sự hỗ trợ thêm về giá để mức giảm có sức hấp dẫn cao. Bởi hiện nay, giá cả không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng mà của chính siêu thị để cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Hệ thống siêu thị Fivimart cũng đang hối hả thực hiện chương trình khyến mại lớn ngay trong tháng 10 này với gần 100 sản phẩm, áp dụng mức giảm giá từ 10-30%. Đợt giảm giá này, Fivimart chú trọng vào những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm.
Hà Nội: Các siêu thị đồng loạt giảm giá, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, sieu thi, mua sam, gia re, kinh te, bao
Rất nhiều mặt hàng được khuyến mãi tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội).
Đại diện hệ thống siêu thị Fivimart cho biết, hiện nay, mặt hàng được người tiêu dùng được quan tâm nhất là hàng phục vụ các bữa ăn hàng ngày. Bởi thực tế, trong nhiều tháng qua, hàng thực phẩm ngoài thị trường có biến động lớn, giá tăng cao nên nhiều người tiêu dùng muốn mua sắm hàng giá rẻ tại siêu thị. Chính vì vậy, siêu thị chú trọng giảm giá mặt hàng này để mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và để thu hút ngày càng đông đảo khách hàng đến với siêu thị.
Ngoài hai siêu thị lớn trên, nhiều siêu thị khác trên địa bàn Hà Nội cũng liên tục đưa ra chương trình khuyến mại với giảm giá sâu, áp dụng trên diện rộng như hệ thống Siêu thị Hapro, Intimex, Co-opmart Hà Nội, Citimart...
Do “đánh” trúng tâm lý người tiêu dùng muốn mua hàng giá rẻ, chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên các siêu thị đang là tâm điểm tìm đến của rất đông người tiêu dùng. Đặc biệt, những ngày nghỉ cuối tuần, các siêu thị đón tiếp một lượng rất lớn khách hàng đến tham quan, mua sắm; tranh thủ tìm mua các hàng có mức giảm giá cao.
Continue Reading »

Ma thuật của những ô vuông trong trang trí tường

v
Không gian nhà bạn sẽ trở nên sinh động và ấn tượng hơn nếu như bạn trang trí trên tường phòng khách, phòng ngủ, bếp... với những mảng màu được kết hợp từ những ô vuông xinh xắn.
Trang trí tường với những ô vuông dễ làm hơn là trang trí tường với những đường kẻ sọc. Bên cạnh những hình nền, miếng dán vinyl và tấm lót tường, bạn có thể sử dụng các khung hình ảnh, các kệ để đồ với những mô-đun gắn trên tường cũng như các công cụ khác. Nếu bạn đang quan tâm đến việc trang trí không gian nhà bạn với những ô vuông thì bạn có thể tìm thấy một số ý tưởng thú vị trong bộ sưu tập mà chúng tôi xin gửi tới bạn qua những hình ảnh sau:
 
 
 
 
 






 
 
 
 















Continue Reading »

16 ngân hàng cam kết không lách trần lãi suất ngắn hạn

Sáng nay, trong cuộc họp do Hiệp hội ngân hàng tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo 16 nhà băng lớn đồng loạt ký cam kết không vượt trần hai mức lãi suất 14% và 6% quy định tại Thông tư 30 của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc MaritimeBank, người đầu tiên đặt bút ký bản cam kết không vượt trần lãi suất đưa ý kiến, ngoài nghiêm túc áp dụng trần lãi suất đúng như quy định, các ngân hàng phải có sự giám sát chéo lẫn nhau. Việc này nhằm tránh tình trạng chỗ thực hiện, chỗ không thực hiện khiến cho hệ thống thiếu minh bạch.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank cũng lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên các ngân hàng có đồng thuận về trần lãi suất. Trước đó, đã có một đồng thuận về mức 14% một năm, song một số đơn vị vẫn cố tình phá luật, khiến cho thị trường bất ổn. Nguyên nhân phần lớn từ phía đơn vị cố tình vi phạm, nhưng cũng một phần do cơ quan quản lý lỏng.
“Lần này là lần để thể hiện quyết tâm. Ngân hàng Nhà nước đã ra quy định thì các đơn vị cứ thế mà làm. Lãnh đạo các ngân hàng cần ngồi với nhau, thống nhất quan điểm, dưới không thể làm sai nếu như bản thân lãnh đạo kiên quyết thực hiện”, Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ.
Huy động vốn có sụt giảm khi áp dụng nghiêm trần lãi suất quy định, song nhiều ngân hàng vẫn cam kết sẽ thực hiện nghiêm lãi suất quy định, để ổn định thị trường. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Huy động vốn có sụt giảm khi áp dụng nghiêm trần lãi suất quy định, song nhiều ngân hàng vẫn cam kết sẽ thực hiện nghiêm lãi suất quy định, để ổn định thị trường. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Đại diện OceanBank cũng bày tỏ, lần này, nếu các đơn vị đều đồng thuận và thực hiện lời hứa của mình, chắc chắn thị trường sẽ ổn định trở lại. Ngược lại, nếu lần cam kết này không thành công, niềm tin của ngân hàng cũng như người dân sẽ sụt giảm và khó có thể có lần nào ngồi lại để tiến hành đồng thuận lãi suất giữa các ngân hàng.
Còn theo quan điểm của đại diện ngân hàng Quân đội, ngoài thực thi nghiêm lãi suất trần quy định, cần nghiên cứu thêm mức 14% hiện nay đã đủ hấp dẫn đối với khách hàng hay chưa. Bà này cũng đề nghị các tổ chức tín dụng, trong quá trình giám sát nhau cần đưa thông tin lên Ngân hàng Trung ương một cách có trách nhiệm, tránh đưa tin đồn thiếu căn cứ. Vì thực tế, dòng tiền chuyển dịch từ nơi này sang nơi khác xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chứ không đơn thuần chỉ là vì có sự câu kéo, uẩn khúc trong áp dụng lãi suất, đại diện này cho biết.
Cũng trong cuộc đồng thuận này, nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước vẫn nên xem xét áp không áp dụng các biện pháp hành chính quá lâu dài. Chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế, đến khi thị trường ổn định lại, nên gỡ bỏ quy định hành chính.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay, về cơ bản, kỷ cương trên thị trường đã được lập lại. Dù tại một số ngân hàng có xảy ra tình trạng vốn giảm, song kết quả lâu dài sẽ giúp cho tiền gửi không đúng thực chất thành thực chất, thị trường minh bạch, rõ ràng hơn. Tăng trưởng huy động vốn toàn ngành đến 12/9 đạt 10,72% và tăng trưởng tín dụng đạt 8,63%. Đây là tín hiệu mừng đối với thị trường, Tổng thư ký hiệp hội ngân hàng cho biết.
Hiệp hội ngân hàng cũng kêu gọi các tổ chức tín dụng tuân thủ nghiêm trần lãi suất quy định đối với từng chi nhánh đồng thời giáo dục ý thức chấp hành đến từng nhân viên, kỷ luật nghiêm túc những cán bộ vi phạm. Khoán chỉ tiêu tại mỗi đơn vị cũng cần được xem xét, tránh tình trạng cán bộ chạy theo chỉ tiêu mà phải tìm cách lách luật cho đủ chỉ tiêu, bà Hương khuyến cáo. Hành vi tự giám sát và giám sát chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng được ủng hộ.
“Đến giờ phút này, không có lý do gì để tồn tại những hành vi không lành mạnh. Nếu bị phát hiện vi phạm hôm 8/9 sau khi có Chỉ thị 02 có thể chấp nhận được, tuy nhiên, sau một tháng mà vẫn còn lách, thì là không thể chấp nhận”, bà Hương nói.
16 ngân hàng đồng thuận thực hiện nghiêm Thông tư 30 gồm: Vietcombank, VietinBank, Agribank, VDB (Ngân hàng Phát triển VN), Techcombank, MaritimeBank (Ngân hàng Hàng hải), VIB (Ngân hàng Quốc tế), VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng), PGBank (Ngân hàng Xăng dầu), ngân hàng Bảo Việt, GPBank (Ngân hàng Dầu khí toàn cầu), Ngân hàng Quân đội, OceanBank (Ngân hàng Đại Dương), SHB (Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội), Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Tiên Phong.
Thông tư 30/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành hôm 28/9. Theo đó, lãi suất cao nhất đối với các khoản gửi kỳ hạn tháng là 14% một năm. Với kỳ hạn tuần, ngày, lãi suất tối đa được áp dụng là 6% một năm.
Tuệ Minh
Continue Reading »

AirAsia rút khỏi dự án liên danh Vietjet Air

Hãng giá rẻ AirAsia quyết định không tiếp tục tham gia vào dự án hãng hàng không tư nhân của Việt Nam - Vietjet Air.
Thông tin này được Hãng hàng không AirAsia công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur. Lý do là hãng giá rẻ này không đạt được thỏa thuận về việc sử dụng thương hiệu AirAsia trong các hoạt động thương mại với nhà chức trách Việt Nam.
Gặp rắc rối về vấn đề thương hiệu, Air Asia rút khỏi dự án liên danh với Vietjet Air.
Tháng 2/2010, AirAsia tuyên bố mua 30% cổ phần của VietJet để trở thành cổ đông nước ngoài duy nhất của hãng vận chuyển này. Hai bên dự kiến vận hành các chuyến bay thương mại trong và ngoài nước mang thương hiệu chung VietJet AirAsia. Thế nhưng, gần 2 năm qua, câu chuyện thương hiệu đã mài mòn tâm lý chờ đợi của phía AirAsia và tập đoàn hàng không này không còn mấy mặn mà với việc hợp tác.
Một nguồn tin của Vietjet Air cho hay việc AirAsia rút khỏi dự án không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch bay của hãng. Vietjet Air đã hoàn tất công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật, nhân sự, đào tạo tiếp viên, phi công để sẵn sàng cho chuyến bay thương mại vào cuối năm 2011.
VietJet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép ngày 7/12/2007. Hãng đã nhiều lần lùi kế hoạch khai thác do thị trường hàng không gặp nhiều khó khăn. Trong gần 4 năm không bay, hãng đã tiêu tốn cho việc vận hành bộ máy lên tới con số hàng trăm tỷ đồng.
Hồng Anh
Continue Reading »

Người cha lầm lỗi của Steve Jobs tự thú

Abdulfattah "John" - Người cha đẻ đã bỏ rơi Steve Jobs từ thời đỏ hỏn đã nói lời hối hận muộn màng.
Năm ngoái, Abdulfattah "John" Jandali đã gửi vài bức thư điện tử vào hòm thư của Steve Jobs, với nội dung vô cùng đơn giản, chỉ là "Chúc mừng sinh nhật" hay "Chúc mau lành bệnh". Tuy nhiên Jandali và Jobs có quan hệ vô cùng đặc biệt. Đó là một ông bố và một người con đã bị chối bỏ từ khi còn đỏ hỏn.

Chẳng ai biết Steve Jobs có trả lời các bức thư điện tử ấy không. Một người thân cận với gia đình Jobs khẳng định ông chưa từng trả lời các bức thư ấy. Cá nhân Jandali thì nói rằng ông có nhận được hai thư trả lời, chứa nội dung đơn giản không kém, chỉ vỏn vẹn 2 chữ "Cám ơn".
 
Người cha đến từ Syria
 
Với Jandali, ngoài chiếc điện thoại iPhone 4 ông đang dùng, câu chuyện về những lá thư điện tử dường như là tất cả những gì kết nối ông với đứa con ruột. Jandali kể rằng ông sinh ra và lớn lên tại Homs, thành phố lớn thứ 3 của Syria, trong một gia đình giàu có, thế lực. Cha ông luôn nhắc nhở về sức mạnh của sự giáo dục tốt với 3 con trai. Bản thân Jandali từng mơ ước trở thành một nhà ngoại giao ở Syria. 

Cha đẻ của Steve Jobs, ông Abdulfattah "John" Jandali.


Năm 1952, Jandali tới Mỹ để học bằng Tiến sĩ khoa học chính trị ở Đại học Wisconsin. Công trình nghiên cứu của ông nhấn mạnh tới việc làm sao để đưa các nước Trung Đông thoát khỏi chế độ thuộc địa. Trong khi nghiên cứu Tiến sĩ, ông đã phải lòng bà Joanne Schieble. Năm 1954, bà Joanne mang bầu, nhưng do cha đẻ không đồng ý với mối quan hệ giữa bà và ông Jandali nên hai người đường ai nấy đi.
Continue Reading »

Lãi suất liên ngân hàng lên 19%/năm

Hai ngày sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước tăng lãi suất (LS) tái cấp vốn và LS cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH, LS cho vay trên thị trường liên NH - nơi các NH vay mượn lẫn nhau - nóng lên. Đến ngày 11-10, LS cho vay kỳ hạn 1 tuần lên đến 17%/năm, trong khi kỳ hạn 1 tháng lên 19%/năm.

Như vậy, LS kỳ hạn tuần trên thị trường liên NH đang cao hơn đến 11%/năm so với LS huy động vốn cùng kỳ hạn tại thị trường dân cư, trong khi kỳ hạn 1 tháng cao hơn 5%/năm. Tuy nhiên, các NH cho biết đây chỉ là mức LS tham khảo chứ các NH không cho vay ra.
Các NH cho biết LS liên NH nóng lên do những ngày gần đây NH Nhà nước tăng cường hút tiền về nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán. Trong khi đó, sau khi giảm LS không kỳ hạn xuống mức 6%/năm, người dân chỉ gửi theo dạng tiền gửi không kỳ hạn thay vì gửi theo kỳ hạn tuần như trước. Nhiều NH nhỏ cho biết với mặt bằng LS ngang bằng như hiện nay không thể cạnh tranh huy động với các NH lớn nên phải liên tục triển khai các chương trình xổ số, rút thăm trúng thưởng để giữ khách hàng cũ ở lại.
Trước đó trong cuộc họp với nhóm 12 NH thương mại hàng đầu, NH Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng trong những tháng còn lại của năm theo hướng không nhất thiết phải sử dụng hết dư địa tăng trưởng tín dụng còn lại. Nguồn vốn sẽ được tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu và công nghiệp phụ trợ.
A.H.
Continue Reading »

Quy hoạch bất nhất, dân khốn khổ

Một dự án được quy hoạch làm khu biệt thự đã bị chuyển thành nhà máy xử lý nước thải (XLNT), trong khi khu đất được dành làm nhà máy XLNT lại đem giao cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khiến người dân lao đao.


Điều oái ăm này đang xảy ra ở Q.12, TP.HCM, làm hàng trăm người dân mất tiền oan. Trong khi đó, tại khu được quy hoạch làm nhà máy XLNT trước đây, mặc dù dự án đã công bố hàng chục năm, nhưng đến nay việc đền bù, di dời vẫn “tù mù”, khiến cuộc sống người dân bị “treo” suốt thời gian dài.

Tiền hậu bất nhất

Năm 2004, chị Nguyễn Thị Hoài Phương mua gần 3.000 m2 đất thổ vườn và một phần đất thổ cư ở KP2, P.An Phú Đông, Q.12. Trước khi mua đất, chị đã 3 lần đến UBND quận hỏi về quy hoạch sử dụng đất khu vực này và đều được trả lời “đất được quy hoạch làm khu biệt thự vườn”. Sau đó, chị Phương đã xây dựng một căn biệt thự ở khu đất trên. Đến năm 2009, khi làm hồ sơ chuyển số đất còn lại từ đất vườn sang đất thổ cư, thì chị Phương bất ngờ bị từ chối với lý do “dính” quy hoạch làm nhà máy XLNT.

Một người khác cũng bị dính “bẫy” tương tự là anh Đỗ Đình Thuận ở KP2, P.An Phú Đông. Cũng giống như chị Phương, vào cuối năm 2008, trước khi mua đất, anh Thuận đã cẩn thận đến Phòng Quản lý đô thị Q.12 hỏi thông tin quy hoạch thì UBND Q.12 có văn bản trả lời đây là khu quy hoạch biệt thự nhà vườn. Chắc mẩm, anh Thuận đã mua 140 m2 đất thổ vườn, sau đó tách thửa miếng đất trên. Vài tháng sau, anh Thuận đến Phòng Quản lý đô thị Q.12 làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thì cũng bị từ chối vì đây là khu vực đang có quy hoạch thu hồi đất làm nhà máy XLNT.

Người dân trình bày với phóng viên Đất Việt.

Trường hợp của ông C. còn tức tưởi hơn. Năm 2007 ông C. đã đến đây mua đất làm nhà ở, năm 2008, ông chuyển được mục đích sử dụng đất thổ vườn sang thổ cư và năm 2009 ông còn được cấp phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, căn nhà hơn 1 tỉ đồng mới xây xong đã bất ngờ nhận được thông báo của UBND Q.12 sẽ giải tỏa, thu hồi đất của ông để xây dựng nhà máy XLNT.
Chính cách công bố thông tin quy hoạch bất nhất đã khiến hàng trăm hộ dân dính “bẫy” và đứng trước nguy cơ mất tiền tỉ.

Nhầm lẫn

Khi người dân chất vấn về cách cung cấp thông tin kiểu “tiền hậu bất nhất” trên thì UBND Q.12 cho biết, đây là thiếu sót trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch tại thời điểm đó. Trong công văn của Phòng Quản lý đô thị Q.12 trả lời anh Thuận cho rằng “do cán bộ thụ lý hồ sơ thông tin quy hoạch có sự nhầm lẫn khi thiếu cập nhật Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000. Đây là khu đất thuộc khu vực nhà máy XLNT. Phòng Quản lý đô thị Q.12 xin nhận thiếu sót và rút kinh nghiệm về trường hợp này, mong người dân… thông cảm (?!).

Còn người dân cho rằng, việc “thiếu sót” hay nói cách khác là tắc trách, bất nhất của chính quyền Q.12 đã đẩy cả trăm người dân vào cảnh phá sản, bởi giá đền bù mà quận đưa ra quá “bèo”. Trước đây họ mua đất với giá từ 5 triệu - 10 triệu đồng/m2 và phải bỏ một khoản tiền lớn để san lấp đất ruộng, ao, vườn làm đất ở. Hiện nay, khu vực này có giá thị trường trên dưới 15 triệu đồng/m2, trong khi đó mức giá đền bù mà Q.12 đưa ra khoảng 4 triệu đồng/m2. Cá biệt, trường hợp của bà Nguyễn Thị Bàng (tổ 27 KP2, P.An Phú Đông), mức giá đền bù cộng với hỗ trợ, thưởng cho 363 m2 đất nông nghiệp chỉ hơn 347 triệu đồng, tức chưa đến 1 triệu đồng/m2. Do giá đền bù thấp, bà Bàng đã kiên quyết không nhận tiền.

Dấu hiệu khuất tất

Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, ngày 15.5.2003, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM có văn bản thỏa thuận quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỉ lệ 1/2000 khu biệt thự vườn Thanh Thủy ở KP2, P.An Phú Đông với diện tích 550 ha, xác định rõ ở P.An Phú Đông có 1 trạm XLNT và 1 nhà máy XLNT. Trong đó, trạm XLNT nằm trong khu biệt thự vườn Thanh Thủy (KP2, P.An Phú Đông) có diện tích 1,9 ha nhằm phục vụ cho cục bộ dự án này và một nhà máy XLNT lưu vực Tham Lương – Bến Cát nằm ở KP3 có diện tích 7,06 ha.

Sau đó Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà Hoàng Phước xin lấy một phần đất làm nhà máy XLNT lưu vực Tham Lương – Bến Cát làm đất dân dụng. Điều này đồng nghĩa với việc, nhà máy XLNT lưu vực Tham Lương – Bến Cát sẽ được dồn về trạm XLNT nằm trong khu biệt thự vườn Thanh Thủy (KP2). Không những thế, diện tích nhà máy XLNT lưu vực Tham Lương – Bến Cát cũng được điều chỉnh từ 11ha lên hơn 14ha (tăng hơn 3 ha so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Người dân đặt câu hỏi tại sao lại lấy khu đất dành làm nhà máy XLNT để cho Công ty Hoàng Phước kinh doanh bất động sản và lấy đất quy hoạch làm biệt thự vườn của dân để làm nhà máy XLNT?

Không những thế, việc thay đổi địa điểm nhà máy XLNT lưu vực Tham Lương – Bến Cát sẽ kéo theo sự điều chỉnh về quy hoạch xây dựng đường ống dẫn nước từ các nơi đổ về đây để xử lý và hệ thống thoát nước sau khi xử lý gây lãng phí cho Nhà nước và đất của người dân?

Đình Sơn
Continue Reading »

Chứng khoán lao dốc, vàng ít biến động

Trong phiên giao dịch ngày 12-10, cả hai chỉ số chứng khoán chính của thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh.

Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua khi thị trường đi xuống - Ảnh minh họa: T.Đ.

Tại sàn TP.HCM, chỉ số VN-Index giảm 6,82 điểm xuống mức 410,91 điểm. Toàn sàn TP.HCM có 36 mã chứng khoán tăng giá, 196 mã giảm giá và 70 mã đứng giá tham chiếu.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, cổ phiếu ngành bất động sản thuộc nhóm giảm mạnh nhất sàn phiên hôm nay, trong đó cổ phiếu HQC của địa ốc Hoàng Quân giảm kịch sàn 5% xuống còn 11.400 đồng/cổ phiếu; mã KDH của bất động sản Khang Điền mất 4,69% giá trị còn 30.500 đồng/cổ phiếu, mã PPI của bất động sản Thái Bình Dương mất 4,65% giá trị còn 8.200 đồng/cổ phiếu...
Thanh khoản sàn TP.HCM đạt mức trung bình, với khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 35 triệu chứng khoán khớp lệnh, tương ứng 513 tỉ đồng chuyển nhượng.
Bất chấp thị trường đi xuống, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào hơn 2,8 triệu cổ phiếu, trị giá 71,5 tỉ đồng; ngược lại khối ngoại bán ra hơn 1,1 triệu cổ phiếu, trị giá 31,4 tỉ đồng.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index mất mốc 70 điểm khi giảm 2,04% giá trị so với phiên hôm qua (tương đương 1,45 điểm). Tổng khối lượng giao dịch trong phiên đạt 44,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh; tương ứng tổng giá trị hơn 462 tỉ đồng chuyển nhượng.
* Vàng tăng 150.000 đồng/lượng
Theo các nhà phân tích, trong phiên giao dịch châu Á vào buổi sáng (theo giờ VN), giá vàng thường có xu hướng tăng nhiều hơn do hỗ trợ từ lực mua vàng vật chất. Phí vàng vật chất tại Hong Kong xoay quanh mức 3 USD/ounce, trong khi tại Nhật chi phí này chỉ là 50 cent/ounce. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng lễ hội Diwali tại Ấn Độ sẽ bắt đầu ngày 26-10 có thể làm nhu cầu vàng vật chất tại quốc gia này tăng, hỗ trợ vàng đi lên trong quý 4-2011.
Đến trưa 12-10, giá vàng SJC đang dao động quanh mức 43,55 - 43,85 triệu đồng/lượng (mua vào, bán ra). Các thương hiệu vàng khác có mức giá bán ra thấp hơn vàng SJC, chẳng hạn vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận bán ra mức 43,8 triệu đồng/lượng; Vàng SBJ của Công ty vàng bạc đá quý Sacombank bán ra mức 43,79 triệu đồng/lượng.
Nếu so với giá vàng trong nước cuối ngày hôm qua, giá vàng trưa nay tăng khoảng 150.000 đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao dịch phiên châu Á tính đến 13g trưa nay tăng từ 5 USD đến 7,70 USD, dao động ở mức 1.665 - 1.670 USD/ounce.
Theo nhận định của phòng phân tích Sacombank-SBJ, giá vàng trong nước hôm nay giao dịch không mấy thay đổi so với hôm qua. Hiện tại chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới quy đổi lại mở rộng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên đây đã là mức cải thiện đáng kể khi có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vì trước đó có giai đoạn giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới trên 3 triệu đồng/lượng.
Nhận định trên còn cho rằng với việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, kỳ vọng giá vàng trong nước tiếp tục biến động theo xu hướng giảm dần sát với giá thế giới. Chênh lệch kỳ vọng từ 200.000 - 400.000 đồng/lượng là mức phù hợp đối với thị trường có nhu cầu về vàng cao như Việt Nam.
H.NHỰT
Continue Reading »

Cựu "trùm giang hồ" Toán "ết" làm ông chủ

Từ một trùm giang hồ mang trong mình căn bệnh thế kỷ, Nguyễn Viết Toán quyết tâm làm lại cuộc đời và đi vào thương trường để giúp những người cùng cảnh ngộ.

Hồi sinh cuộc đời
Năm 2008, tôi từng gặp Toán tại quê nhà của anh ở thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Ngày đó, khi một cán bộ xã Hải Vĩnh gọi điện cho tôi, bảo địa phương có một thanh niên từng là trùm giang hồ và đang nhiễm HIV giai đoạn cuối, vừa cưới vợ là một cô gái trẻ khỏe và đức hạnh, tôi lập tức tìm về.
Anh Toán và vợ.
Cảm phục trước thiên tình sử của Toán và cô gái, tôi đã viết phóng sự “Trùm giang hồ và cổ tích tình yêu” đăng trên Báo NTNN vào tháng 12.2008. “Bài báo giúp vợ chồng mình được nhiều người động viên, giúp đỡ, nên có thêm nghị lực để gây dựng cơ nghiệp”- Toán kể.
Hồi sinh nhờ tình yêu
Sau gần 3 năm gặp lại, Toán vẫn khỏe mạnh, thân thể rắn chắc không khác nào một thanh niên chuyên nghiệp luyện võ. Nhìn Toán không ai ngờ gần 4 năm trước, anh đã nhiễm HIV giai đoạn cuối với thân thể lở loét, tiều tụy.
Tôi chưa kịp hỏi han thì Toán đã phấn khởi khoe việc làm ăn khấm khá của mình. So với năm 2008, Toán có rất nhiều cái mới, đáng kể nhất là từ hai bàn tay trắng anh đã trở thành ông chủ của một cơ sở đúc chậu cảnh lớn ăn nên làm ra ở TP. Đông Hà. Với một người bình thường, thành tích đó đã đáng nể, huống hồ anh từng là một người cận kề cái chết đứng dậy xây dựng cơ nghiệp.
Năm 2007, Toán từ miền Nam trở về nhà để sống những ngày cuối đời khi căn bệnh HIV trong anh bước vào giai đoạn cuối. Đây là hậu quả của những chuỗi ngày anh sa chân vào băng nhóm giang hồ khét tiếng “Quạ đen” ở Phú Riềng (Phước Long, Bình Phước).
Một thời gian dài làm đại ca của băng “Quạ đen”, cùng đồng bọn thực hiện hàng loạt cuộc thanh toán đẫm máu để kiếm tiền chích hút ma túy, Toán và 12 đàn em của mình bị lây nhiễm HIV. Khi băng “Quạ đen” bị công an triệt phá, Toán và đám đệ tử bị đưa vào trại cải tạo nhưng rồi được cho ra trại ngay sau đó do sự sống chỉ còn tính bằng ngày.
Sau nhiều lần tìm đến cái chết nhưng bất thành, Toán trở về nhà nhờ gia đình lo hậu sự. Nhưng rồi tình yêu kỳ diệu của người con gái Huế Lê Thị Tường Vân và sự quan tâm chia sẻ của nhiều người đã giúp anh có nghị lực sống để chiến thắng bệnh tật.
Từ khi Vân bỏ ngoài tai sự khuyên ngăn và cả sự dọa dẫm của gia đình, họ hàng để làm đám cưới với Toán vào ngày 13.11.2008, cuộc đời anh bắt đầu hồi sinh mãnh liệt. “Nhiều năm liền mặc dù mang bệnh “ết” nhưng rất ít khi mình ốm đau. Vui nhất là giờ vợ chồng mình đã có con nuôi, con mình ngoan lắm”- Toán kể.
Bước vào thương trường
Gần 3 năm nay, Toán nổi tiếng khắp Quảng Trị cũng như khu vực Bắc miền Trung bởi những mẫu chậu cảnh độc đáo. Thị trường không ngừng được mở rộng nên doanh thu ngày càng được nâng cao. Toán bảo, nghề làm chậu cảnh đã giúp anh khẳng định mình trên thương trường và tạo điều kiện để anh giúp đỡ những người nghèo khó và những người cùng cảnh ngộ.
Cơ sở đúc chậu cảnh của Toán trên đường Lê Thánh Tông, TP. Đông Hà.
Ngay sau khi cưới vợ, Toán mở xưởng làm chậu cảnh, bình hoa ngay tại nhà để tạo công ăn việc làm cho mình. Những chậu cảnh do anh làm được mọi người khen đẹp và mua về trưng. Hữu xạ tự nhiên hương, tên tuổi của Toán và những sản phẩm của anh nhanh chóng được nhiều người trong tỉnh biết đến. Không bao lâu sau ngày cơ sở của Toán đi vào sản xuất, sản phẩm đã được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh.
Sau khi tạo được sản phẩm uy tín trên thị trường, Toán bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ những người nghèo khổ. Anh đầu tư mở rộng xưởng để đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho gần 10 người dân nghèo trong vùng. Những nông dân chân lấm tay bùn sau một thời gian được Toán dạy nghề đã nắm vững kỹ thuật đúc chậu cảnh. Tất cả những “chiêu độc” trong nghề Toán học hỏi từ nhiều nơi lần lượt được anh truyền dạy cho học trò. Ngoài được truyền nghề miễn phí, lao động tại cơ sở của anh còn được trả công cao, nên có điều kiện để thoát nghèo.
Một thời gian sau, Toán quyết định vay vốn ngân hàng di dời cơ sở đúc chậu cảnh của mình lên TP.Đông Hà để việc sản xuất kinh doanh thêm phần thuận lợi, nhất là để có điều kiện tiếp sức cho những người cùng cảnh ngộ. Được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Quảng Trị cho vay vốn, Toán triển khai làm chậu cảnh quy mô lớn. Anh là người đầu tiên trong số những người nhiễm HIV ở tỉnh Quảng Trị mạnh dạn lập dự án vay vốn mở cơ sở sản xuất.
Hàng ngày trong khi nhiều cơ sở đúc chậu cảnh ở Đông Hà ế ẩm thì cơ sở của Toán luôn tấp nập khách đến mua, đặt hàng. Hiện cơ sở đang giải quyết việc làm cho gần 10 lao động với thu nhập từ 4,5- 7,5 triệu đồng/ người/ tháng.
Chỉ tay vào những chậu cảnh bắt mắt với những họa tiết tinh xảo, Toán bảo sở dĩ sản phẩm của anh có thể “làm mưa làm gió” trên thị trường là do được thiết kế độc đáo, không “đụng hàng” với sản phẩm của bất cứ cơ sở nào. Tất cả chậu cảnh đều được đúc theo mẫu anh kỳ công thiết kế bằng máy tính nên sản phẩm nào cũng hoàn hảo. Vì vậy, hàng ngày trong khi nhiều cơ sở đúc chậu cảnh ở Đông Hà ế ẩm thì cơ sở của Toán luôn tấp nập khách đến mua, đặt hàng.
Hiện cơ sở đang giải quyết việc làm cho gần 10 lao động với thu nhập từ 4,5- 7,5 triệu đồng/ người/ tháng. “Mình đang đi đến nhiều nơi để gặp những người nhiễm HIV mời họ về cơ sở của mình để học nghề và làm việc. Dự kiến thời gian tới cơ sở sẽ tạo việc làm cho khoảng 50 lao động”- Toán kể, đôi mắt ánh lên niềm tự tin.
Không sống cho riêng mình
Sau khi có chỗ đứng trên thương trường, Toán tích cực đứng ra giúp đỡ những người bị HIV ở Quảng Trị. Với cương vị Chủ nhiệm Câu lạc bộ Yêu Thương, anh thường xuyên tư vấn cho cộng đồng về HIV, phát quà cho người nhiễm HIV ở bệnh viện, đến từng nhà chăm sóc người bệnh. Khó có thể ngờ được rằng, Toán đã dành phần nhiều thu nhập của mình để làm kinh phí cho những việc làm ý nghĩa này.
Giờ đây, mình phải sống, sống khỏe vì những người xung quanh, chứ không phải sống cho riêng mình.
Toán kể, tính cách của những người bị nhiễm HIV rất thất thường. Muốn hòa hợp với họ, phải lắng nghe tâm tư, tìm hiểu tính tình, thói quen của từng người để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. “Quan trọng nhất là việc làm của mình phải xuất phát từ sự bao dung, chân thành”- Toán tâm sự.
Với suy nghĩ đó, Toán luôn có mặt kịp thời động viên, an ủi khi các bệnh nhân đau ốm, muộn phiền. “Họ thường phải chịu sự xa lánh, kỳ thị nghiệt ngã từ cộng đồng, thậm chí từ chính những người thân thiết, ruột thịt. Đó chính là nguyên nhân dồn đẩy họ vào tâm trạng cùng quẫn, bế tắc, dẫn đến phản ứng tiêu cực như trả thù đời”- anh cho biết.
Toán khẳng định rằng, kỳ thị và không hiểu về HIV thì có sự giải thích và tuyên truyền rồi người ta sẽ hiểu. Điều khiến anh trăn trở nhất trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV chính là việc làm. Phải có việc làm, họ mới đảm bảo được cuộc sống của mình, mới có niềm tin để sống. Chính vì thế mà anh chưa bao giờ thấy mệt mỏi trong hành trình tạo việc làm cho những người nhiễm HIV trên địa bàn.
Continue Reading »

Gia hạn thuế cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất


 
Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoặc hợp tác xã có thu nhập từ hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông sản … sẽ được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 trong thời gian 1 năm, kể từ ngày đến thời hạn nộp thuế.
Đó là nội dung chính tại Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg, về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) năm 2011 của DN sử dụng nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 trong thời gian 1 năm, kể từ ngày đến thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, hợp tác xã có thu nhập từ hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử và từ hoạt động thi công, xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng kinh tế xã hội.

Trong đó, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là doanh nghiệp có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm 2011 trên 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì số lao động của công ty mẹ không bao gồm số lao động của công ty con.

Hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử được xác định theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định của Chính phủ.

Cùng với đó là hoạt động thi công, xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm thi công, xây dựng, lắp đặt: nhà máy nước, nhà máy điện, công trình truyền tải, phân phối điện; hệ thống cấp thoát nước; đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga, bến xe; xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa thể thao; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn; công trình thông tin liên lạc, công trình thủy lợi phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.

Việc gia hạn nộp thuế chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và nộp thuế theo kê khai.

Cũng theo Quyết định này, thời gian gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có 4 mốc thời gian gồm: Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý I/2011 chậm nhất đến ngày 30/4/2012, quý II chậm nhất đến 30/7/2012, quý III chậm nhất đến 30/10/2012, quý IV và số thuế phải nộp theo quyết toán năm 2011 không quá ngày 31/3/2013.

Đối với đơn vị áp dụng kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp không theo năm dương lịch thì thời gian gia hạn nộp thuế chỉ áp dụng đối với số thuế tạm nộp của các quý thuộc năm 2011.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 30/11/2011.

Yến Nhi
Continue Reading »

Khan hàng, giá rau xanh tăng vọt

Sáng nay 12.10, giá rau xanh bán lẻ tại các chợ Hà Nội tăng vọt do khan hiếm nguồn cung.
Một số mặt hàng rau khan hiếm
Cô Chuyên, một thương buôn tại chợ Long Biên cho biết: “ Hôm nay, các mặt hàng rau cải đều khan hiếm nhất là cải xanh và cải ngọt do rau bị hỏng năng xuất giảm mạnh. Số lượng rau cải tôi lấy để bán ngày hôm nay giảm gần 50% so với ngày hôm qua. Một số loại rau khác thì giảm khoảng 10 – 20 %”.
Mới sáng sớm nhưng các ki ốt bán rau tại một số chợ lớn: Chợ Hôm, Mơ, Trương Định … không phong phú và đa dạng về các chủng loại rau như ngày hôm qua. Lí giải điều này, một số tiểu thương cho biết do rau hỏng, chưa lớn kịp… khiến các thương buôn tại chợ Long Biên không có nhiều hàng.
Cô Hường, một tiểu thương tại chợ Nguyễn Công Trứ cho biết thêm: “ Số lượng rau tôi lấy để bán ngày hôm nay giảm nhiều. Các mặt hàng rau thường nhật như: cải xanh, cải ngọt, mướp, rau muống… đều khan hiếm. Hôm nay, mối hàng đưa rau muống loại sơ mới của tôi phải kì kèo mãi mới lấy được 20 mớ rau, bằng một nửa so với mọi hôm”.
Cung không đủ cầu, nhiều người mua hàng lắc đầu ngán ngẩm khi sáng sớm đi chợ mua hàng đã không mua được món mình cần. Chị |Linh chia sẻ: “ Chẳng phải mưa bão gì mà tìm mua rau cải xanh khó thế. Đi mấy vòng mới tìm mua được thứ mình cần”.
Khan hàng, giá rau xanh tăng vọt, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, gia thuc pham, gia rau xanh, kinh te, gia thit lon, bao

Khan hiếm nguồn cung khiến giá cả được đẩy mạnh.
Giá cả tăng vọt
Khan hiếm nguồn cung khiến giá cả được đẩy mạnh. Trong sáng nay, giá bán lẻ các loại rau xanh đã tăng thêm từ 10 – 30%. Hiện tại, rau cải xanh được bán với giá 9000 đồng/mớ tăng 2.000 đồng so với sáng qua. Su hào tăng 3000 đồng lên 10.000 đồng/củ.
Một số loại rau bán theo cân cũng tăng từ 3.000 – 10.000 đồng/kg. Rau cải ngọt hôm nay được bán với giá 20.000 đồng/kg. Rau muống sơ mới được bán với giá 17.000 đồng/mớ.
Các loại rau khác vận chuyển từ Đà Lạt ra và từ Trung Quốc về: súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, khoai tây, cà rốt… vẫn giữ nguyên giá như ngày hôm qua.
Tuy giá rau xanh khan hàng và tăng đột biến như ngày hôm nay nhưng số lượng người mua không giảm. Chị Hương một người mua hàng cho biết: “ Mua hàng ở chợ thì phải theo giá lên xuống thôi nhưng quan trọng là mình luôn được mua hàng tươi ngon vừa nhanh lại thuận tiện”.
Continue Reading »

Thịt lợn đang có dấu hiệu làm giá


 
Hiện tại, giá thịt lợn đã giảm đáng kể so với những tháng trước kia, tuy nhiên đây chỉ là động thái mang tính tạm thời. Nguyên nhân là do mặt hàng này đang có dấu hiệu tư thương trục lợi, làm giá khiến giá thu mua của nông dân giảm sâu nhưng giá bán lẻ tại các chợ lại giảm rất ít.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trước bối cảnh giá thịt lợn trên thị trường đang có nhiều diễn biến bất thường, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi.

- Chưa có năm nào giá thịt lợn lại tăng đột biến và phức tạp như năm nay. Đỉnh điểm là hồi tháng 4,6,7,8 giá mặt hàng này đã tăng tới 64%. Vậy ông nhận định thế nào về diễn biến này?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Đúng là trong những tháng đầu năm vừa qua, đặc biệt là từ tháng 6 đến hết tháng 8, do nguồn cung thiếu hụt lớn dẫn tới giá các loại thịt cao kỷ lục từ trước tới nay. Ngoài ra, việc giá thịt lợn tăng đột biến còn có những nguyên nhân như:

Bối cảnh các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, trong tháng 1 và tháng 2 đã có hiện tượng thiếu hụt thực phẩm, cho nên đã dẫn đến tình trạng gia súc, gia cầm trong nước bị kéo hút sang nước bạn với mức giá cao hơn trong nước.

Cùng với đó, giá thịt tăng cao còn do hậu quả của đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010 làm chết trên 100 con trâu, bò tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tiếp đó là dịch tai xanh và lở mồm long móng tái xuất hiện trong khi chi phí đầu vào của chăn nuôi tăng quá nhanh dẫn đến người nông dân bỏ chuồng, không chăn nuôi tái đàn. Hệ quả là nguồn cung khan hiếm và giá thịt có tháng tăng cao tới 64% so với tháng 1.

- Tuy nhiên, từ tháng 9 đến nay giá thịt lợn lại có xu hướng giảm ?

Việc giá thịt lợn bắt đầu giảm kể từ tháng 9 là do chăn nuôi đã được thúc đẩy, khiến nguồn cung đồi dào, không còn thiếu hụt như những tháng trước. Hiện ước tăng khoảng 15-18% so với thời điểm tháng 6, tháng 7. 

Ngoài ra, giá thịt giảm một phần cũng là do một khối lượng lớn thịt đông lạnh được nhập khẩu trong thời gian qua. Tính riêng trong tháng 8, lượng thịt nhập về đạt 12.000 tấn, trong khi các tháng đầu năm chỉ khoảng 3.000 - 4.000 tấn.

Đặc biệt, là do ảnh hưởng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở miền Trung nên bà con phải bán chạy sản phẩm dẫn tới giá xuống. Cộng với sự quay trở lại của dịch bệnh ở một số tỉnh khiến người chăn nuôi có hiện tượng bán tháo, bán chạy cũng làm giá hạ thấp xuống.

Đấy là tất cả những nguyên nhân khiến giá thịt lợn đi xuống trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo tôi, sự xuống giá này chỉ mang tính tạm thời vì nguồn cung tăng nhưng cũng chưa thể vượt cầu. Đặc biệt, chỉ còn vài tháng nữa là đến Tết mà dự báo nhu cầu về thực phẩm trong dịp này sẽ tăng lên khoảng 15-20%. Đây vốn là xu thế điều tất yếu hàng năm.

- Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng nên xóa bỏ hoàn toàn mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ kiểu nông hộ, chỉ cho phép chăn nuôi theo hình thức trang trại. Ông đánh giá thế nào về phương án này?
Theo tôi, nếu cứ để tình trạng chăn nuôi tự phát nhỏ lẻ như hiện nay, rất khó kiểm soát được dịch bệnh. Nếu dịch xảy ra, người chịu thiệt thòi đầu tiên vẫn là người nông dân. Vì thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Chăn nuôi soạn thảo các quy định điều kiện để có thể chăn nuôi theo mô hình nông hộ.

Theo đó, phải có điều kiện về an toàn sinh học, có đăng ký, có tiêm phòng và kiểm dịch đầy đủ. Thứ 3 là phải có chính sách hỗ trợ đối với người dân, trước hết là có thông tin minh bạch về thị trường, giá cả và được hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật.

Sau đó, phải hỗ trợ họ về hình thức chăn nuôi, có thể là hợp tác xã hoặc tổ, nhóm để cùng nhau chăn nuôi, có sự hỗ trợ lẫn nhau.

- Một thực tế cho thấy, hiện nay sự bất cập giữa việc có bàn tay thương lái làm giá dẫn đến tình trạng người nông dân chịu thiệt, còn người tiêu dùng không mua được thực phẩm rẻ đã quá rõ ràng. Liệu có biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này và đến cuối năm ?

Có thể nói, đây là câu chuyện về sự bất cập và mâu thuẫn lớn nhất là sự chênh lệch giá tại chuồng với giá bán hiện nay. Chúng ta chưa minh bạch được giá đầu ra. Cho nên, tầng lớp thương lái trung gian được hưởng lợi nhiều, còn người chăn nuôi và người tiêu dùng lại chịu thiệt. Nhu cầu thực phẩm từ nay đến cuối năm vẫn có thể đáp ứng đủ.

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến cuối năm, nguồn cung sản xuất trong nước sẽ vào khoảng 175.000 tấn thịt lợn xẻ và 55.000 tấn thịt gia cầm, các loại thịt khác còn vào khoảng 13.000 tấn. Thêm lượng thịt gia cầm nhập khẩu, hoàn toàn có đủ để cung ứng cho thị trường không bị khan hiếm.

- Xin cám ơn ông!
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 30/9, tổng đàn lợn cả nước đạt 27,2 triệu con, tăng 3,3% so với tháng 4/2011. Vùng nuôi nhiều lợn nhất hiện nay là đồng bằng sông Hồng với khoảng 6,62 triệu con, chiếm 24,4% tổng đàn lợn cả nước.
Trong các loại vật nuôi, đàn gia cầm đang tăng trưởng cao nhất, ước tính đến 30/9, tổng đàn đã lên trên 320 triệu con. Cùng với đó, chăn nuôi trâu, bò, cũng có xu hướng tăng. Những tín hiệu này đã khiến giảm bớt áp lực về nhu cầu thực phẩm cho những tháng cuối năm.
Về giá cả các loại thịt hiện nay, tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi tháng 9 bình quân ở mức 51- 53.000 đồng/kg, giảm 11,4% so với tháng 8; ở các tỉnh phía Nam vào khoảng 48 – 50.000 đồng/kg, giảm 2,8% so với tháng 8.


Yến Nhi
Continue Reading »

Chứng khoán "rơi" tự do


 
Thị trường chứng khoán trong nước sáng nay (12/10) đã tiếp tục lao dốc mạnh. Giới đầu tư tỏ ra hoang mang trước một thời gian dài trượt giảm liên tục.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên giao dịch đêm qua diễn ra trái chiều, trước tâm lý chờ đợi của nhà đầu tư trước mùa công bố lợi nhuận doanh nghiệp quý 3.

Tại Mỹ, chốt phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones đã quay đầu giảm 16,88 điểm, xuống mức 11.416,30 điểm. Trong khi đó chỉ số S&P 500 lại tăng nhẹ 0,65 điểm, lên mức 1.195,54 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cũng cộng thêm 16,98 điểm, lên 2.583,03 điểm.

Cùng xu hướng, thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên giao dịch hôm qua cũng đã diễn ra trong trái chiều.

Trong nước, do thiếu thông tin hỗ trợ tích cực, thị trường chứng khoán trên sàn TP.HCM và Hà Nội tiếp tục diễn ra trong giằng co mạnh. Nhiều nhà đầu tư tỏ ra mất kiên nhẫn và quyết định bán ra để tháo chạy khỏi sàn. Động thái này đã khiến các chỉ số lại có thêm một phiên trượt dài.

Cụ thể, trên sàn TP.HCM, sắc đỏ đã xuất hiện ngay từ đầu phiên làm việc. Tâm lý thị trường diễn ra trong chán nản, hoạt động mua bán trên sàn theo đó đã trở nên mờ nhạt. Nhiều nhà đầu tư vẫn lừng khừng đứng ngoài ra và chưa tham gia vào giao dịch.

Chỉ số Vn-Index đã rơi xuống mốc 414,41 điểm, giảm 3,32 điểm, tương đương 0,79 % khi kết thúc đợt thứ nhất. Khối lượng giao dịch đạt 1,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 23,71 tỷ đồng.

Sắc đỏ ngày càng loang rộng trên bảng điện tử khi thị trường bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Lực cầu ngày càng giảm mạnh khi bên mua tỏ ra chán nản và buông xuôi, bên bán bắt đầu mạnh tay xả hàng để tháo chạy.

Động thái nay đã kéo các cổ phiếu trên sàn thi nhanh lao dốc, trong đó tất cả những mã đóng vai  trò quyết định xu hướng của sàn cũng cắm đầu đi xuống. Chỉ số Vn-Index theo đó một lần nữa lại chạm mốc 410 điểm vào cuối phiên, thanh khoản được cải thiện đôi chút nhưng không có nhiều đột biến.

Đóng cửa ngày làm việc, chỉ số Vn-Index rơi xuống còn 410,91 điểm, giảm thêm 6,82 điểm, tương đương 1,63 %. Khối lượng giao dịch đạt 35,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 513,1 tỷ đồng. Toàn thị trường chỉ có 36 mã tăng điểm, 50 mã đứng giá và có đến 216 mã giảm điểm.

Cùng xu hướng, bên sàn Hà Nội, thị trường cũng đã đi xuống ngay từ đầu phiên. Giao dịch diễn biến có phần sôi động hơn, khi bên bán mất kiên nhẫn và mạnh tay bán ra. Các cổ phiếu lớn nhỏ trên sàn thi nhau đi xuống mạnh, khiến sắc đỏ hoàn toàn áp đảo trên bảng điện tử cho đến cuối ngày làm việc.

Chốt phiên, chỉ số HNX-Index đã rơi xuống mốc 69,48 điểm, giảm 1,45 điểm, tương đương 2,04 %. Khối lượng giao dịch đạt 44,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 462,07  tỷ đồng. Toàn thị trường có 50 mã tăng điểm, 33 mã đứng giá và 212 mã giảm giá.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán FPT, trong bối cảnh nhiều yếu tố tiêu cực đang đè nặng lên thị trường như hiện nay, khả năng duy trì được kênh đi ngang trong biên độ hẹp của Vn-Index sẽ trở nên khó khăn hơn do áp lực giảm điểm vẫn đang có chiều hướng gia tăng.

Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục xuất hiện sự tháo chạy, vì vậy nhà đầu tư nên tăng cường tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong khi chờ đợi tín hiệu của một xu hướng tích cực hơn.

Yến Nhi
Continue Reading »