Labels

Labels

Labels

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Chứng khoán tăng nhẹ phiên cuối tuần

Dù có phiên tăng nhẹ khi các mã dẫn dắt trong “danh sách đen” lấy lại vị thế. Tuy nhiên, thanh khoản lại tiếp tục sụt giảm và đứng ở mức thấp chứng giới đầu tư vẫn chưa thật sự tin tưởng vào xu thế của thị trường.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,53 điểm lên 413,12 điểm (tăng 0,13%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 918.570 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 12,19 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 116 mã tăng, 93 mã đứng giá, 71 mã giảm giá và 18 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 14 mã tăng trần và 21 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 1,07 điểm, lên 413,66 điểm (tăng 0,26%). Tổng khối lượng đạt 16.628.560 đơn vị, giá trị giao dịch 228,18 tỷ đồng.
Chứng khoán tăng nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/10/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 414,49 điểm, tăng 1,9 điểm (+0,46%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 19.965.800 đơn vị, giảm 18,22% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 289,737 tỷ đồng, giảm 14,14%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.848.430 đơn vị, với tổng giá trị hơn 39,61 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 21.814.230 đơn vị (-24,92%) và tổng giá trị giao dịch đạt 329,349 tỷ đồng (-24,86%).
Trong tổng số 298 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 138 mã tăng, 71 mã giảm, 71 mã đứng giá. Trong đó, có 27 mã tăng trần, 13 mã giảm sàn và 18 mã không có giao dịch.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 mã tăng và 3 mã giảm.
Cụ thể, VPL tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,14%), đạt 89.000 đồng. MSN tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,88%), đạt 114.000 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,79%), đạt 128.000 đồng.
BVH tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,81%), đạt 62.500 đồng. VIC tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,54%), đạt 93.500 đồng. HAG tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,66%), đạt 30.700 đồng. VCB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,77%), đạt 26.300 đồng.
Còn lại, STB giảm 200 đồng/cổ phiếu (-1,39%), còn 14.200 đồng. CTG giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,28%), còn 23.100 đồng. EIB giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,90%), còn 15.500 đồng.
Mã HQC dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,7 triệu đơn vị (chiếm 8,67% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 11.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng (+4,55%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 32,79% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 44 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.138.380 đơn vị, bằng 5,71% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VCB được họ mua vào nhiều nhất với 206.410 đơn vị.
Chứng khoán tăng nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
VIC: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản
VPL: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản
Chứng khoán tăng nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
Trên <>sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 69,19 điểm, tăng 0,08 điểm (+0,12%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 23.437.800 đơn vị (-14,70%), tổng giá trị đạt hơn 245,79 tỷ đồng (-10,02%).
Phiên này, sàn HNX có 18 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 768.060 đơn vị, trị giá 10,54 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.205.860 cổ phiếu (-22,31%), tổng giá trị đạt 256,33 tỷ đồng (-16,38%).
Chứng khoán tăng nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
Trong số 393 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 144 mã tăng, 87 mã giảm, 76 mã đứng giá và 86 mã không có giao dịch. Trong đó có 19 mã tăng trần và 18 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 28 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 28 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 mã tăng giá, 1 mã giảm và 3 mã đứng giá là NVB, PVS, SHB.
Cụ thể, VCG bình quân đạt 11.800 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng (+4,42%). PVX bình quân đạt 11.200 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng (+2,75%). SQC bình quân đạt 88.200 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,11%). PVI bình quân đạt 15.900 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,63%). HBB bình quân đạt 6.600 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+1,54%). KLS bình quân đạt 10.700 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,94%).
Duy nhất ACB giảm 200 đồng (-0,92%), bình quân đạt 21.500 đồng/cổ phiếu.
Mã VCG dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,44 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 38,20% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 84.500 cổ phiếu (19 mã) và bán ra 179.600 cổ phiếu (9 mã). Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PSI khi mua vào 11.700 đơn vị. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là WSS với 50.000 cổ phiếu.
Chứng khoán tăng nhẹ phiên cuối tuần, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
THV: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu (10:1) và thực hiện quyền mua cổ phiếu (2:1)
Continue Reading »

Địa ốc Hà Nội: Ý đồ gì?

Có một khả năng là trong thời gian còn lại của năm 2011, thị trường BĐS Hà Nội sẽ diễn ra sóng tăng cục bộ tại một số dự án đất nền, nhưng lại gần như thuần túy tăng về giá chứ không kéo theo lượng giao dịch tăng tương ứng. Kéo giá mà không kéo giao dịch là nhằm ý đồ gì?
Thấy gì từ một nghịch lý?
Đang có những đánh giá rất trái chiều về diễn biến của thị trường BĐS Hà Nội. Một luồng dư luận lạc quan về "đất nền rục rịch tăng" hay "thị trường đang ấm lại", nhưng cũng có những xác nhận rõ như ban ngày về việc hầu hết các phân khúc BĐS vẫn không hề nhúc nhích về lượng giao dịch.
Từ tuần đầu của tháng 9 đến đầu tháng 10/2011, trong phân khúc đất nền ở Hà Nội đã xảy ra một hiện tượng hết sức nghịch lý, khi dự án Vân Canh bất chợt nổi đình đám với mặt bằng giá tăng từ 7-10 triệu đồng/m2. Cần lưu ý rằng ngay trong bối cảnh thị trường BĐS có sóng, một dự án đất nền có tỷ lệ tăng đột biến cũng phải nhờ vào thông tin hỗ trợ từ quy hoạch hay việc triển khai công trình giao thông liên quan đến khu vực dự án. Nhưng cái nghịch lý mà ai cũng thấy rõ là giá đất dự án Vân Canh đã tăng vọt mà chẳng dựa vào một nguyên cớ hợp lý nào, thậm chí còn lồng trong bối cảnh gần hết thị trường BĐS Hà Nội, trừ phân khúc chung cư bình dân, đang rơi vào suy thoái trầm trọng.
Hoàn toàn có thể "cảm thông" với nỗi lòng đã quá nóng ruột của những đại gia đang ôm hàng ở Vân Canh hay Bắc An khánh. Dư luận đồn đại về chuyện người này người kia ôm đến hai chục nền trong những khu vực dự án này có lẽ không xa với thực tế. Đó là một canh bạc mà người buôn sỉ có thể phải chấp nhận lỗ sỉ, nếu thị trường không tăng trưởng. Mà chuyện tăng trưởng đối với thị trường BĐS Hà Nội thì lại đang trở nên quá đỗi mông lung, đặc biệt từ sau khi phép thử về quy hoạch chấm dứt.
Phép thử đó rất có ý nghĩa. Vào giai đoạn sốt nóng năm 2010 và đầu năm 2011, chỉ cần một thông tin về quy hoạch giao thông hay di dời các trường đại học ra một khu vực nào đó, chưa cần biết thông tin này có xác thực hay không, lập tức khu vực đó trở nên đắt giá. Kinh nghiệm như thế còn được chứng tỏ sâu sắc hơn nhiều ở Ba Vì mà đã làm cho nhiều nhà đầu tư tứ cấp "rớt đài".
Nhưng đã gần 3 tháng trôi qua từ khi đồ án quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng chính thức phê duyệt, thị trường BĐS Hà Nội vẫn bất động. Những kỳ vọng và hoài bão của các đại gia BĐS, những người đã ôm hàng và cả những người đang mắc kẹt trong các dự án dọc trục Hồ Tây - Ba Vì - đã tan như bong bóng xà phòng. Hãy nhìn vào phân khúc căn hộ trung - cao cấp thì cũng thấy rõ một sự thật "đau lòng": bất chấp rất nhiều phát minh về khuyến mãi, chiêu dụ của các chủ đầu tư, khách hàng vẫn hầu như thờ ơ, nếu không muốn nói làm phản cảm với ý chí tiêu thụ hàng bằng mọi cách của chủ đầu tư.
Địa ốc Hà Nội: Ý đồ gì?, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, nha dau tu, gia dat, van canh, du an, bao

Thị trường BĐS Hà Nội sẽ không thể khởi sắc ngay.
Người Hà Nội vẫn còn ngây thơ?
Sự an ủi lớn nhất cho giới đầu cơ BĐS Hà Nội chỉ là đường biểu diễn giá đất nền ở Hà Nội đã có xu hướng kéo ngang từ tháng 8/2011 đến nay. Tháng 8 đó cũng là sự khởi đầu của hàng loạt hội thảo, hội nghị về thị trường BĐS - chất xúc tác làm cho thị trường này gia cố thế chững lại sau khi đã giảm khoảng 20-25% so với đỉnh lập vào cuối tháng 3/2011. Sang tháng 9/2011, việc chấn chỉnh lại trần lãi suất tiết kiệm 14%, cùng động thái tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước càng củng cố xu thế chưa thể giảm hơn của mặt bằng giá đất nền.
Nhưng không phải cứ sau bất kỳ đoạn đi ngang nào, thị trường cũng khởi sắc lại. Có lẽ đã qua rồi cái thời tuổi trẻ bốc đồng hình chữ V, mà thay vào đó, thị trường BĐS Hà Nội đang bước vào giai đoạn "trung niên hai thứ tóc", biểu hiện sau giai đoạn hưng phấn là sự trầm mặc của chữ L hoặc trầm lắng của chữ U. Kịch bản phục hồi của thị trường vì thế cũng không còn được nhắc đến quá nhiều nữa.


Những dự án như Vân Canh, An Khánh đã tự tạo ra một nghịch lý đối với thị trường chung, thì lại càng phơi bày cái tâm trạng khó xử của giới đầu cơ manh động. Giá tự lên và cũng tự xuống, trong cả hai chiều lên và xuống đó đều không có giao dịch. Đó là hiện tượng gì vậy? Hẳn nhiên chẳng có nhiều người quá ngây thơ mà tin rằng những dự án này đang chắp cánh cho một sự khởi đầu phục hồi trên thị trường BĐS Hà Nội. Khác hẳn với những chiến dịch thành công vào năm 2010, lần này nhóm đầu cơ đã hoàn toàn thất bại khi không thể lôi kéo được sức cầu ngây thơ.
Không khác mấy thực trạng của thị trường BĐS Trung Quốc, lượng giao dịch có chiều hướng giảm ở Hà Nội đã được xác nhận bởi các báo cáo so sánh tháng và so sánh quý của các hãng tư vấn BĐS lớn như CBRE, Savills, Knight Frank... Hiện tượng giao dịch chậm, nhỏ giọt trong khi mặt bằng giá vẫn treo cao ở vùng đỉnh phản ánh điều gì?
Với thị trường BĐS Trung Quốc, nguy cơ nổ bong bóng BĐS đang dần hiện ra. Hệ quả đó không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra ngay trong năm nay. Động lực thúc đẩy cho khởi đầu vỡ bong bóng đến từ món nợ 2.200 tỷ USD của các chính quyền địa phương đối với ngân hàng trung ương Trung Quốc, từ những lời hứa trả nợ đang dần trở nên quá kém khả thi do quỹ đất dự án còn tồn không thể bán được.
Còn với nhiều doanh nghiệp BĐS Hà Nội, tình hình nợ vay ngân hàng cũng khốn khó không kém. Đã hơn nửa năm trôi qua kể từ khi thị trường BĐS Hà Nội lập đỉnh, nhưng tình trạng đóng băng toàn diện đã khiến khoảng thời gian 6 tháng qua không có ý nghĩa gì lớn về mặt doanh thu. Trong khi đó, chỉ còn vài ba tháng nữa là hết năm, và cũng có thể là chấm dứt mọi hy vọng về mục tiêu tiêu thụ hàng trong năm nay.
Phép thử về quy hoạch Hà Nội gần như kết thúc, hoặc đã kết thúc. Hy vọng ngắn hạn sẽ chỉ được căn cứ vào bản quy hoạch chi tiết, dự kiến sẽ được công bố từ giữa năm 2012 trở đi. Vì vậy có chuyên gia dự báo rằng phải từ giữa năm sau, thị trường BĐS Hà Nội mới có thể khởi sắc. Nhưng cũng có chuyên gia tỏ ra thận trọng hơn khi đặt kế hoạch trung hạn, từ 2 đến 3 năm, cho việc tăng trưởng trở lại.
Sẽ kéo giá mà không kéo giao dịch?
Dù gì, từ đầu tháng 9/2011 đến nay, cùng với xu hướng một phần dòng tiền tiết kiệm đang nằm im nghe ngóng, kể cả tiền từ vàng cũng đang có khuynh hướng chuyển qua BĐS, vẫn có những động tác cố gắng "tỉnh thức" sức mua của người dân. Những động tác này, được thể hiện bởi một vài chiến dịch quy mô nhỏ và mang tính manh mún, liệu có thành công hay không?
Ít nhất, một vài chiến dịch tạo sóng của các nhóm đầu cơ trên địa bàn Hà Nội cũng đang phần nào đó khuấy động về tâm lý, vẽ nên một ảo ảnh cho người dân về việc thị trường BĐS đang xác lập vùng đáy và có thể bật dậy vào một thời điểm nào đó.
Cũng có một khả năng là trong thời gian còn lại của năm 2011, thị trường BĐS Hà Nội sẽ diễn ra sóng tăng cục bộ tại một số dự án đất nền, nhưng lại gần như thuần túy tăng về giá chứ không kéo theo lượng giao dịch tăng tương ứng. Về thực chất, đó chỉ là hiện tượng kéo giá. Hiện tượng này có thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những nhóm đầu cơ lớn (chứ không phải nhóm đầu cơ nhỏ), khi chỉ quan tâm đến việc kéo giá mà không kéo giao dịch.
Nếu hiện tượng kéo giá trên xảy ra, thậm chí mặt bằng giá nhiều dự án đất nền ở Hà Nội sẽ trở về vị trí tháng 3/2011 (như đã từng xảy ra với giá đất Vân Canh trở lại đỉnh của nó chỉ trong vòng một tháng). Nhưng kéo giá mà không kéo giao dịch là nhằm ý đồ gì?
Tất nhiên, với các nhóm đầu cơ nhỏ, điều đó hoàn toàn không được coi là thành tích. Còn với nhóm đầu cơ lớn, những người sở hữu dòng tiền nóng - dòng tiền mà nếu muốn thì đã có thể đã làm nóng thị trường BĐS Hà Nội sau khi đồ án quy hoạch Hà Nội được thông qua - mới là người quyết định sẽ "đánh" thị trường ở khu vực nào và vào lúc nào. Nếu nhóm đầu cơ lớn quả thực không quan tâm đến lượng giao dịch mà chỉ chú ý đến mặt bằng giá được xác lập thì đó sẽ là một ẩn số thú vị cho giới phân tích và kinh doanh BĐS.
Continue Reading »

Khoảng trống sau cam kết mới về lãi suất

Ngày 12/10, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức họp hội viên, 23 đơn vị cùng ký cam kết thực hiện nghiêm trần lãi suất tiền gửi VND theo Thông tư 30.
Theo số liệu của NHNN, lần đầu tiên kể từ 2008 đến nay, tốc độ tăng của nguồn vốn đã lớn hơn tốc độ tăng của sử dụng vốn.
 
Phía sau cam kết là khoảng trống quản trị yếu kém của không ít tổ chức tín dụng và họ đang đối mặt với một luật chơi mới: lãi suất phạt!

Tuân thủ để lấy lại kỷ cương

  mấy điểm đáng chú ý tại Thông tư 30/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/9/2011: ấn định lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm; lãi suất từ 1 tháng trở lên: 14%/năm. Đồng thời, mức lãi suất chỉ tính theo phương thức trả lãi cuối kỳ, mọi phương thức trả lãi khác đều quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

Với quy định trên, Ngân hàng Nhà nước gửi đi thông điệp rất rõ ràng: trần lãi suất tiền gửi VND chỉ có hai mức 6% và 14%, kỳ hạn nào thì lãi suất đó. Ngoài ra, mọi chiêu thức lách “tiền lãi nhập gốc” thông qua các loại sản phẩm “tiền gửi 1 ngày, lãi suất 14%/năm” đều bị cấm.

Với tinh thần đồng thuận cao, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc OceanBank nói: “Chúng tôi không muốn lãi suất cao vì sẽ bất lợi đến sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, ngân hàng cũng rất mệt mỏi vì khách hàng mặc cả lãi suất. Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động đã quay về mốc 14%/năm cho toàn hệ thống, trật tự bắt đầu được lập lại và đây là cơ hội để ngành ngân hàng lấy lại hình ảnh văn minh trong con mắt người dân”.

Chung quan điểm này, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì mức lãi suất tiền gửi 14%/năm hoàn toàn hiện thực. Trước hết, chỉ số CPI 3 tháng gần đây nằm trong xu hướng giảm mạnh; mặt bằng lãi suất đã quay về mốc 14%/năm trên toàn hệ thống. Tình trạng mặc cả, kỳ kèo lãi suất giảm hẳn, nhiều khách hàng đến ngân hàng gửi tiền, kể cả những món tiền tỷ không còn hỏi “lãi suất bao nhiêu”.

Mặt khác, trước lo ngại “khi thực hiện chung một mặt bằng lãi suất, lượng tiền gửi của toàn hệ thống sẽ giảm mạnh”, bà Hương cho biết, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên kể từ 2008 đến nay, tốc độ tăng của nguồn vốn đã lớn hơn tốc độ tăng của sử dụng vốn.

Cụ thể, tính đến 12/9/2011, tốc độ tăng của nguồn vốn là 10,72% nhưng tốc độ tăng của tín dụng chỉ 8,63%.

Đặc biệt, đường cong lãi suất, mặc dù chưa hoàn toàn do thị trường điều tiết nhưng đã đi đúng quy luật: lãi suất thị trường 1: 14%, lãi suất thị trường 2 và lãi suất điều hành chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước cao hơn thị trường 1 và lãi suất tiền vay cao hơn các loại lãi suất nói trên.

Và dù không kèm theo chế tài, nhưng 23 đơn vị dự họp trong tổng số 31 hội viên phía Bắc đã ký vào bản cam kết thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2011/TT-NHNN. 

Nỗi lo ngân hàng quản trị yếu kém

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định sau khi Ngân hàng Nhà nước thẳng tay lập lại trật tự lãi suất tiền gửi, nhưng phía sau đó đang lộ ra những khoảng trống đáng lưu tâm.

Trước hết, khá nhiều ngân hàng kêu bị mất vốn, lượng tiền gửi bị giảm và cho rằng, vẫn có tình trạng ngân hàng nọ lấy vốn của ngân hàng kia hoặc  tiền gửi chảy sang các thị trường đầu tư tài sản mạo hiểm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, để công bằng thì các ngân hàng phải phải nghiêm túc thực hiện và tích cực phát hiện hành vi “đi đêm lãi suất, kể cả trong nội bộ của mình, để cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

Nhìn từ góc độ khác, bà Lê Thanh Hằng, Phó tổng giám đốc Agribank lý giải: lo ngại tiền gửi toàn hệ thống giảm là thiếu cơ sở vì tốc độ tăng của tiền gửi vẫn cao và trạng thái huy động - cho vay toàn hệ thống vẫn dương.

Hiện tượng tiền gửi ngân hàng này giảm, ngân hàng kia tăng là do khi chung một mặt bằng lãi suất 14%/năm, khách hàng sẽ chọn ngân hàng có thương hiệu, quy mô lớn, dịch vụ sản phẩm đa dạng, tác phong phục vụ chuyên nghiệp để gửi tiền. Những ngân hàng thiếu lợi thế này thì phải chấp nhận thua thiệt.

Thứ hai, gần đây, đặc biệt kể từ sau ngày HDBank bị Ngân hàng Nhà nước xử lý vi phạm, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng rất nhanh.

 Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, ngày 11 và 12/10, lãi suất liên ngân hàng giao dịch tại một số đơn vị lên tới 20%/năm, trước đó ở mức 17% - 18%/năm.

Vì thế, một ý kiến đề xuất rằng, Ngân hàng Nhà nước cần khống chế trần lãi suất thị trường liên ngân hàng để tránh hiện tượng các ngân hàng huy động tốt sẽ "lười" giải ngân thị trường 1 mà chỉ ung dung cho vay thị trường 2, "kiếm ăn" trên lưng ngân hàng khác.

Tuy nhiên, ý kiến này không nhận được sự đồng thuận từ phía các ngân hàng, nhất là những đơn vị lớn trong nhóm “G12 + 1”.

Bà Nguyễn Thị An Bình, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội, nói: “Không nên đặt thêm trần lãi suất thị trường 2 vì ngân hàng nào quản trị thanh khoản lỏng lẻo, sử dụng vốn nhiều hơn huy động thì phải chấp nhận mua vốn với mức giá của thị trường”.

Ý kiến của bà Bình là có cơ sở, nhưng rất có thể, thời gian tới, sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi lãi suất thị trường 2 lên tới 25% - 30%, thậm chí 43% như từng xảy ra năm 2008, nhất là đối với những ngân hàng yếu thanh khoản nhưng không muốn xin tái cấp vốn, vì e ngại nhà điều hành sờ mó vào cân đối sổ sách và tình trạng tài sản.

Lãnh đạo một ngân hàng “nói nhỏ” với người viết:  “Đã kinh doanh yếu kém, chất lượng tài sản thấp thì phải chấp nhận lãi suất phạt từ thị trường 2 và lãi suất chủ chốt của người mua bán cuối cùng trên thị trường. Không thể duy trì tình trạng “đói ăn vụng, túng làm liều” như lâu nay”.

Chung suy nghĩ này, ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội, nói: “Ngân hàng Nhà nước đã điều hành sát thị trường, kỳ hạn giao dịch OMO đa dạng, khối lượng tiền bơm hút qua kênh này linh hoạt; sẵn sàng tái cấp vốn cho các đơn vị yếu thanh khoản. Trong lúc này, những đơn vị dư vốn nên tương hỗ đơn vị thiếu vốn, không nên đòi lãi suất quá cao. Đây là thời điểm tốt nhất để lập lại kỷ cương thị trường, nếu đơn vị nào vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẳng tay xử lý”.

Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy
Continue Reading »

Sony thu hồi 1,6 triệu TV Bravia có nguy cơ cháy nổ

Tập đoàn Sony vừa thu hồi 1,6 triệu TV màn hình phẳng Bravia trên toàn thế giới bán ra kể từ năm 2007 do lỗi kỹ thuật. Lỗi này có thể gây khiến các linh kiện bi nóng chảy, có thể gây cháy nổ.
Sony đã thu hồi một số lượng lớn Tivi màn hình tinh thể lỏng sau một sự cố vào tháng 9, khi một khách hàng của Sony nhận thấy có vệt cháy và bốc khói khi sử dụng sản phẩm, bà Yuki Shima, phát ngôn viên tại Tokyo của nhà sản xuất Tivi lớn thứ ba thế giới cho biết. Theo tuyên bố của công ty thì từ năm 2008 đã có 11 sự cố liên tiếp được công bố tại Nhật Bản , tuy nhiên không có ai bị thương.
Bà Shima cho biết một trong các linh kiện của hệ thống đèn nền bị lỗi có thể là nguyên nhân gây quá nhiệt và làm nóng chảy nguồn Tivi. Đây là lần thu hồi thứ hai liên quan đến các sản phẩm của Sony trong vòng một tháng. Tập đoàn KDDI-hãng điện thoại di động lớn thứ hai của Nhật Bản, từng tuyên bố phải thay 2 triệu pin Sony khi phát hiện chúng có thể bị nóng chảy.
"Tuy rằng so với quy mô của tập đoàn Sony, vụ thu hồi Tivi này không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng các vụ thu hồi liên tiếp liên quan đến sản phẩm của Sony có thể làm mất đi hình ảnh, thương hiệu của công ty", ông Keita Wakabayashi, nhà phân tích của Công ty Chứng khoán Mito nói.
Sony tuyên bố các biến áp được sử dụng trong năm dòng sản phẩm Bravia đã được bán ra tại Nhật Bản sẽ bị thu hồi.
Các sản phẩm bị thu hồi bao gồm Tivi 40inch đã bán ở các khu vực như Trung Quốc, châu Mỹ, Trung Đông và châu Âu và sẽ được sửa chữa phần bị lỗi nếu được phát hiện. Sony sẽ gửi một nhóm chuyên gia đến kiểm tra, Shima nói. Công ty sẽ không hoàn lại tiền hoặc Tivi thay thế, bà nói thêm.
Chưa có bất kỳ báo cáo nào về sự cố quá nhiệt bên ngoài nước Nhật Bản nhưng việc thu hồi được thực hiện trên toàn cầu.
Cổ phiếu của Sony tăng 3% lên mức 1.562 yên trong phiên giao dịch Tokyo lúc 9h51', giảm 47% thiệt hại trong năm nay. Chỉ số Nikkei Nhật Bản của Sony là 225 điểm tăng 1,1%. Việc thu hồi đã được công bố hôm qua sau khi thị trường Tokyo kết thúc phiên giao dịch.
"Việc này có thể tác động tiêu cực đến cổ phiếu nếu phải tốn quá nhiều chi phí", Wakabayashi cho biết.
Việc sửa chữa các thiết bị lỗi không tác động nhiều đến thu nhập của Sony, Shima nói.
Cổ phiếu Sony giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm hồi đầu tháng này do dự sự biến động của đồng yên và cầu Tivi sụt giảm làm ảnh hưởng đến thu nhập. Vào tháng 7 vừa qua, công ty dự báo lợi nhuân kinh doanh của công ty trong năm là 200 tỷ Yên (tương đương 2,6 tỷ USD), nhưng do sự suy giảm của đồng Yên so với đồng Euro, lợi nhuận của công ty đã giảm 6 tỷ Yên.

Sony đã có "tiền sử" thu hồi sản phẩm do lỗi kỹ thuật
Đây là vụ thu hồi sản phẩm Tivi màn hình phẳng đầu tiên của Sony, nhưng không phải lần thu hồi đầu tiên liên quan với dòng Bravia. Tháng 4/2010, Sony đã phải thu hồi, sửa chữa cho hai dòng sản này do hệ thống ốc vít không đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật.
Cũng vào cuối tháng đó, công ty đã phải thu hồi 535.000 máy tính cá nhân Vaio do lỗi của bộ điều chỉnh nhiệt.
Nhà sản xuất máy trò chơi điện tử lớn thứ hai thế giới này hôm qua cũng cho biết tạm thời đình chỉ khoảng 93.000 tài khoản chơi game trực tuyến và các dịch vụ giải trí sau khi phát hiện hacker.
"Rất nhiều hành vi trái phép đã được phát hiện từ ngày 7 đến ngày 10/10", Satoshi Fukuoka, phát ngôn viên của Sony cho biết. "Những nỗ lực tạo tên người dùng và mật khẩu phải phù hợp với 93.000 tài khoản, trong đó có ít nhất là 35.000 tài khoản ở Mỹ và 24.000 ở Châu Âu. Thông tin cá nhân, bao gồm cả địa chỉ nhà, trong một số tài khoản có thể đã bị xâm nhập", ông cho biết.
Continue Reading »

Lại nóng... chung cư cũ

Trái ngược với sự trầm lắng của thị trường chung cư cao cấp thì hàng loạt các căn hộ chung cư cũ ở trung tâm Hà Nội đang được mua lại với giá bạc tỷ đã trở thành điểm nóng của thị trường BĐS.
Nhiều người vẫn lựa chọn chung cư cũ dù giá cao.
 
Khả năng sinh lời cao

Không phải đó là xu hướng đầu tư mới, mà đó là nhu cầu của người sử dụng hướng tới đời sống giao thông thuận tiện, gần trung tâm không phải đi quá xa mà cơ sở hạ tầng đầy đủ như: Bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… Trong bối cảnh giao thông đô thị đang là một vấn đề nhức nhối, thì giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao vẫn là lựa chọn của nhiều người.

Sự nóng sốt bất thường của phân khúc thị trường này đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người khi nghĩ căn hộ của mình sẽ trở thành “kho vàng”. Nhưng thực tế không phải bất cứ chung cư cũ nào cũng được chủ đầu tư mua lại với giá cao ngất ngưởng. Tuy nhiên thì nhiều người có nhu cầu để ở vẫn chấp nhận những mức giá “trên trời” đó chỉ để thỏa mãn cái tiếng “nhà phố”, thuận lợi, gần trung tâm.

Một số nhà đầu tư thì nhắm tới khả năng sinh lời , tuy nhiên thì “mức giá mà DN đưa ra để mua lại căn hộ ở các chung cư cũ bao giờ cũng phải dựa trên những tiêu chí nhất định, như: Vị trí khu đất đắc địa, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao công trình... trong đó khả năng sinh lợi luôn là đích ngắm lớn nhất”, đó là khẳng định của một số nhà đầu tư xây dựng tư nhân trên địa bàn Hà Nội, xung quanh vấn đề về giá cả tại các căn hộ chung cư cũ được mua với giá tương đương căn hộ cao cấp xây mới.

Cụ thể như trường hợp nhà chung cư cũ nhà A3 tầng 1 khu tập thể Phương Mai, Q.Đống Đa Hà Nội với diện tích 85m2 (cả cơi nới) được giao với mức giá 4,8 tỷ đồng. Như vậy tính bình quân giá của căn hộ chung cư cũ này có mức giá trên 50 triệu đ/m2. Cho dù vị trí khu chung cư này cũng chưa phải quá đẹp, duy chỉ có điều là gần chợ, trường học và bệnh viện lớn. Và chỉ với 5 phút là có thể ra tới phố Huế, Bờ Hồ thì mức giá này vẫn được người mua lựa chọn.

Theo chị Trần Thị Hạnh, chủ nhân mới của ngôi nhà gần 5 tỷ đồng cho biết: Cũng với giá tiền đó thì chị có thể mua được chung cư cao cấp tại những KĐTM ở Trung Yên, Cầu Giấy, hay Hà Đông tuy nhiên việc đi lại quá khổ vì vậy mà chị quyết định mua chung cư cũ (nhưng đã được sửa sang nội thất cao cấp hoàn chỉnh).

Ở một khía cạnh khác thì chuyên gia đưa ra bài toán: Nếu nhà đầu tư mua lại toàn bộ khu chung cư cũ để xây mới với mức giá đã đền bù gần 100 triệu đ/m2 nếu chủ đầu tư xin được quy hoạch cao gấp ba lần so với hiện nay tức khoảng 15 tầng với hệ số sử dụng đất 70%, xem như khả năng hoàn vốn là chắc chắn. Còn nếu xin được càng cao tầng, hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng lớn hơn thì trong một thời gian ngắn có thể hoàn vốn và sinh lợi.

Tại các chung cư được mua giá cao khác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, phần lớn các DN chỉ nhắm đến các chung cư cũ xây dựng thấp tầng, khuôn viên đất rộng, mật độ xây dựng từ 50% đến 60%, vị trí tốt... Còn những chung cư không có được những thuận lợi này thì chẳng ai muốn nhảy vào đầu tư bởi khả năng sinh lợi kém

Giá quá cao so với thực tế

Đơn cử như chung cư cũ Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân dù có vị trí đẹp ngay mặt phố, có khả năng kinh doanh cao. Tuy nhiên đầu tư vào dự án này sẽ không được xây dựng theo quy mô cũ mà công trình sẽ thấp tầng và hệ số sử dụng đất nhỏ hơn, bên cạnh đó người dân đang kinh doanh ổn định, đòi đền bù cao... Vì vậy mà cho dù một trong những Cty có “máu mặt” “theo đuổi” đã mấy năm nay nhưng vẫn chưa ngã ngũ… Thế nên mới xảy ra bài toán giằng co giữa giá bồi thường của những cư dân và đơn vị công ích được giao làm dự án theo kiểu chính sách. “Không được xây cao tầng, làm sao chúng tôi có lợi trong khi nguồn vốn đầu tư phải trả lãi, giá đền bù cao...”, một DN khẳng định.

Khi được hỏi về vấn đề giá chung cư cũ bị người dân đẩy lên quá cao ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng: Đó là xu thế tất yếu của thị trường, người bán có quyền ra giá, và mua hay không là quyền của người có tiền. Điều này lý giải những bất cập của thị trường BĐS, đó là Nhà nước thì vẫn cứ đề ra giá BĐS. Tuy nhiên thì giao dịch thực tế vẫn ở mức quá cao và khác xa so với giá của Nhà nước đề ra.

Theo Thanh Huyền
Báo Xây Dựng
Continue Reading »

Điện thoại siêu rẻ của Beeline lên cơn sốt

Chỉ với 169.000 đồng, người dùng vừa được sở hữu một chiếc di động, sim và tài khoản lên tới 1 tỷ đồng. Chú dế mini do hãng hãng viễn thông Beeline phân phối đang được nhiều người săn lùng.
Anh Hà, thợ chụp ảnh chuyên nghiệp ở Hà Nội cảm thấy bất ngờ khi được vợ tặng cho chiếc điện thoại bé xíu, mỏng dính, chỉ nhỉnh hơn chiếc bao diêm. Mới nhìn vào, anh cảm nhận nó chẳng khác gì món đồ chơi hay chiếc điều khiển từ xa mà cu Tý - con trai anh vẫn chơi ở nhà. Thế mà, chú dế này đang được anh Hà "cưng chiều" nhất. Anh có thể quên chiếc iPhone 4 ở nhà chứ "chú dế" này chẳng lúc nào anh lại không mang theo bên người.
Chú dế siêu nhỏ của Beeline đang được nhiều người săn lùng. Ảnh: Công Tâm.
Giá chiếc điện thoại này chỉ khoảng 169.000 đồng, đã bao gồm thẻ sim và 1 tỷ đồng tiền gọi nội mạng trong thời gian 10 năm. "Điều căn bản nhất là sau một thời gian dài sử dụng các sản phẩm hiện đại và đắt tiền như iPhone, BlackBerry, giờ dùng chú dế có giá chưa đầy 200.000 đồng mà hội đủ các chức năng cơ bản, tạo cho tôi cảm giác rất thú vị", anh Hà chia sẻ.
Anh Toàn - nhân viên ngành dầu khí cũng vừa tậu liền một lúc 4 chú dế Beeline với giá chưa đầy 700.000 đồng cho cả gia đình. Sau đó, anh bỏ thêm gần 100.000 đồng nữa để chuyển cho cả nhà sang gói cước "tỷ phú" cho phép gọi nội mạng miễn phí với tài khoản lên đến 1 tỷ đồng.
"Nhìn 2 con gái bấm điện thoại tít tít cho nhau thấy thú vị. Cũng các chức năng nghe, gọi nhắn tin, lưu trữ danh bạ. Nếu chẳng may đánh mất cũng thấy đỡ tiếc", anh Toàn nói.
Chiếc điện thoại mini do hãng Beeline nhập và phân phối mới xuất hiện trên thị trường hai tuần nay đã trở thành sản phẩm cực hot thu hút sự chú ý của giới sành dế. Thị trường viễn thông lâu nay vốn quen thuộc với các thương hiệu nổi tiếng iPhone, HTC, Blackberry, sự xuất hiện của Beeline mini giống như một luồng gió lạ.
Trên diễn đàn GSM, topic "Sao ai cũng dùng điện thoại Beeline vậy? do bạn lamtiendn lập đã thu hút một lượng lớn comment. Nhiều thành viên trên đó lùng sục tìm mua, thậm chí một bạn trẻ ở Cần Thơ còn thất vọng vì tìm nhiều ngày ở cả thành phố mà không thấy có.
Trên forum VOZ, nhiều ý kiến còn cho rằng chiếc điện thoại mới lạ trông giống như máy nghe nhạc hoặc sử dụng thích hợp làm móc chìa khóa. "Trông thật ngầu, độc, bác nào biết chỗ mua chỉ cho em với, em tìm mấy đại lý mà không có", thành viên nhhoang8990 chia sẻ.
Chị Minh - người đang sở hữu 2 sản phẩm iPhone 4 và Blackberry cũng vừa mua liền một lúc 4 chú dế Beeline tâm sự: Sự nhỏ gọn, thân thiện, dễ nghe, gọi, sử dụng... là lý do tôi không đắn đo mua sản phẩm này về cho cả gia đình dùng.
"Điều căn bản là tôi đăng ký gói gọi nội mạng miễn phí để cả gia đình tiện liên lạc cho nhau. Mấy người bạn tôi cũng vừa tậu chú dế này để rảnh rỗi ngồi buôn với nhau cho đỡ tốn kém", chị Minh cho biết thêm.
Chị Ánh - nhân viên truyền thông ở Hà Nội mấy hôm nay cũng bị cuốn theo "cơn lốc dế Beeline". Do chị có người thân làm ở hãng viễn thông này nên mấy ngày qua, bạn bè, anh em và đồng nghiệp tíu tít nhờ chị mua hộ. Chỉ trong ngày 12/10, số lượng máy mà mọi người nhờ chị mua đã lên tới 50 chiếc.
"Tôi gọi điện sang cho chị bạn bán hàng bên đó và được trả lời: Máy đang 'cháy' phải hai hôm nữa mới có. Chị bạn tôi tiết lộ, tuần qua, các điểm phân phối sản phẩm này đều không có hàng để bán. Số lượng có thể đã lên tới con số hàng nghìn", chị Ánh nói.
Chị cho biết vẫn còn khoảng 40 chiếc nữa bạn bè nhờ mua mà chị vẫn phải ghi "nợ". "Họ đã đặt tiền nhưng vì nhà mạng đang cháy máy nên tôi không thể nhờ mua được", chị Ánh than.
Nguồn tin từ Beeline tiết lộ, kể từ khi xuất hiện trên thị trường, cách đây khoảng 10 ngày, sản phẩm này luôn trong tình trạng "cháy". Số lượng điện thoại tiêu thụ chưa được tiết lộ song nguồn tin Beeline cho rằng cùng với sức hút của gói cước tỷ phú, số 'dế' bán ra đã vượt qua mức kỳ vọng của hãng.
Điện thoại mini của Beeline sản xuất tại Trung Quốc có kích thước bé bằng 2/3 lòng bàn tay, dày khoảng một centimet, với 3 màu: đen, trắng và hồng và có 149.000 đồng mỗi chiếc. Khách hàng chỉ bỏ thêm 40.000 đồng nữa để mua sim và chuyển đổi sang gói cước tỷ phú để gọi miễn phí nội mạng. Điểm hạn chế duy nhất của chú dế này là chỉ sử dụng được sim Beeline.
Theo ghi nhận của VnExpress.net có nhiều nguyên nhân khiến chú dế Beeline tạo thành cơn "sốt" tiêu dùng như hiện nay. Người mua vì trông nó lạ, người thích vì giá rẻ. Chị Hoàng Yến, nhân viên công sở ở Hà Nội "kết" loại điện thoại vì chí phí đầu tư và sử dụng rẻ. Một đôi điện thoại cả sim, cả điện thoại chỉ tốn gần 400.000 đồng mà từ giờ, chị và người yêu có thể buôn với nhau bất kỳ lúc nào.
"Cứ nạp 20.000 đồng mỗi tháng là có tài khoản gọi nội mạng một tỷ đồng, nói chuyện thoải mái, chỉ lo hết pin, không lo hết tiền. Trong bối cảnh giá cả đang đắt đỏ, cái gì cũng bị quy ra bạc trăm bạc triệu, chú dế này nên đặt tên là 'dế chống lạm phát' thì đúng hơn'", chị Yên nhận xét.
Mặc dù hút khách như vậy song dòng điện thoại mini này vẫn khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn, nghi ngại. Chị Ngọc, sống ở Tôn Thất Tùng, Hà Nội cho hay, chỉ cần 200.000 đồng là chị có thể sở hữu một chiếc điện thoại "cỏ", dùng được với bất kỳ loại sim rác nào, kể cả sim tỷ phú của Beeline. Theo chị, cách làm đó rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng loại máy mới ra, chỉ tương thích sim Beeline.
Hồng Anh - Xuân Ngọc
Continue Reading »

Thành lập Quỹ Phát triển đất


 
Sáng 13/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức công bố thành lập Quỹ Phát triển đất. Đây là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc UBND TP Hà Nội.

Quỹ Phát triển đất có chức năng nhận nguồn vốn từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất cho thành phố.
Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí sinh hoạt trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận.
Ngoài ra, Quỹ cũng sẽ tham gia nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch phải thu hồi mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi nhà nước thu hồi đất...
Quỹ cũng có chức năng ứng vốn cho các tổ chức liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ bồi thường, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các đối tượng bị thu hồi đất.
Theo ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển đất thành phố, hiện mỗi năm Hà Nội cần khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng cho việc phát triển quỹ đất, phục vụ xây dựng các công trình kinh tế - xã hội. 
Cùng với việc cho ra đời Quỹ, thành phố cũng giao Sở Tài chính bố trí 1.000 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho tạo nguồn vốn ban đầu cho Quỹ phát triển đất.

Anh Đào
Continue Reading »

"Cá mập" trong "cơn say" mua biệt thự cổ

Trong số hàng chục căn biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội có thể được hoặc không được phép chuyển nhượng nhưng làn sóng mua gom của giới đầu tư lúc thì âm ỉ, khi sôi sùng sục từ nhiều năm nay.
Người từ khắp nơi tìm về đất kinh đô tìm mua không chỉ vì đất biệt thự toàn là đất kim cương, giá trị sinh lời cực lớn. Người ta mua và ở được biệt thự Hà Nội cũng là cách chứng minh đẳng cấp thuộc hàng đại gia hàng đầu.
Hồn cốt kiến trúc Hà Nội
Gọi là biệt thự cũ bởi đa số chúng đều có từ thời Pháp thuộc. Nguyên do là từ cuối thế kỷ 19, người Pháp đã cho xây dựng và phát triển Hà Nội với ý đồ hình thành một “Paris thu nhỏ” và quần thể nhà biệt thự mang kiến trúc đặc trưng Pháp bắt đầu được xây dựng từ đó. Sau năm 1954, quỹ nhà biệt thự này được Nhà nước tiếp quản và thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà ở, công tư hợp doanh, quản lý đất đai, nhà vắng chủ...
Các biệt thự này chủ yếu nằm trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình. Phần lớn mang hình dáng kiến trúc kiểu Pháp, còn lại là kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông. Số ít còn lại được xây dựng sau năm 1954, nằm tại các khu Đội Cấn, Vĩnh Hồ, Trung Tự... nhưng cũng đều có tuổi đời trên 50 năm. Điều tra của các cơ quan chuyên ngành của Hà Nội cho biết, tổng cả 2 loại này khoảng 970 biệt thự.
Với những bản sắc rất riêng, biệt thự Hà Nội từ hàng trăm năm qua đã trở thành một nét văn hóa đặc thù của Thủ đô. Nói như KTS Hồ Thiệu Trị thì, “dù ở châu Phi, ở các nước Đông Dương khác hay bất kỳ một quốc gia thuộc địa nào của Pháp cũng không thể có được cụm kiến trúc đặc sắc này giống như ở Hà Nội”.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế khi nghiên cứu về đô thị Hà Nội đều đồng ý rằng, biệt thự cũ “mang dấu ấn của một thời kỳ phát triển Hà Nội, là những công trình đã in đậm vào cảm nhận thẩm mỹ góp phần nhận diện được bản sắc kiến trúc Thủ đô cũng như dấu ấn để thế hệ sau hiểu về quá khứ.”
Điều đáng buồn là ở thời điểm Thủ đô bước qua tuổi 1.000, số lượng biệt thự còn nguyên trạng chỉ chiếm tỷ lệ 15%. Số lượng đã bị cải tạo, sửa chữa, biến dạng trong quá trình sử dụng, cới nới, lấn chiếm chiếm đa số, tới 80% và số biệt thự đã phá đi, xây dựng mới chiếm 5%.
Cơn say “chiếm đoạt”
Cả trăm năm qua, giới sành điệu vẫn tâm đắc “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Ở Hà Nội, “nhà Tây” đích thực chính là gần 1.000 biệt thự còn sót lại chứ không phải là biệt thự theo kiểu “đời mới” ở Linh Đàm, Định Công hay Ciputra, Văn Quán... hiện nay. Với nhiều người, biệt thự Hà Nội không chỉ đứng số một về mặt kinh tế mà còn hàm chứa những giá trị không thể đo đếm về lịch sử, văn hóa, kiến trúc...
Thế nhưng, số người hiểu và yêu biệt thự theo nghĩa trên thực sự quá ít. Với một số đại gia bất động sản, chỉ có mảnh đất giữa phố đông, nơi tòa nhà tọa lạc là có giá, những gì còn lại chỉ là…đống gạch cũ. Chính vì tư duy rất thực dụng đó, một số biệt thự còn khá đẹp ở Hà Nội đã biến mất sau khi đổi sang chủ nhân mới.
Nói về cách nhìn nhận giá trị biệt thự của lớp đại gia này, có vị quan chức hàm Bộ trưởng đã từng thốt lên: “Người ta chỉ cần miếng đất chứ đâu coi tòa biệt thự đẹp như thế là cái gì. Vừa mua xong là đập toàn bộ đi xây dựng tòa nhà mới ngay”. Với những con “cá mập” này, tiền chỉ là một chuyện. Quan trọng hơn, tính kiên nhẫn của họ là cực cao.
Khi đã nhắm được “con mồi”, không chỉ đưa ra giá cực cao, họ còn dần dần “ăn mòn” cả biển số nhà trong nhiều năm liền. Sau khi mua thành công tất cả các gia đình, chủ mới sẽ “gom” toàn bộ giấy tờ vào thành một mối để thành ra tòa nhà 1 chủ.
Có người nói, giá nhà trả cho từng hộ theo thị trường, có khi 400-500 triệu đồng/m2, sau đó, chủ mới lại phải trả tiền một lần nữa (theo giá Nhà nước) cho chính quyền, vậy có khi sẽ lỗ chăng? Với từng hộ thì điều đó đúng nhưng biệt thự đâu chỉ là từng ô nhỏ, còn đó diện tích sử dụng chung, sân vườn, rất lớn và khi “trăm sông quy về một mối”, san phẳng đi tòa nhà cũ, tất cả chỉ còn lại nền đất chung cực kỳ giá trị.
"Cá mập" trong "cơn say" mua biệt thự cổ, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, biet thu, bat dong san, biet thu co, kien truc, hoan kiem, bao

Phần lớn các biệt thự cổ tại Hà Nội đều nằm ở vị trí đắc địa, các khu đất "vàng, kim cương".
Không bán không được
Biệt thự cũ ở Hà Nội có thể chia làm 3 loại điển hình. Một là được sử dụng làm trụ sở các cơ quan, Đại sứ quán các nước. Hai là sử dụng cho quỹ nhà công vụ. Số nhiều nhất còn lại do người dân tự quản. Từ mấy chục năm trước, Nhà nước cho các hộ dân này thuê nhà để ở. Với 2 loại trên, kiến trúc Pháp cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn. Nhưng với những biệt thự do người dân tự quản thì ôi thôi “thời oanh liệt nay còn đâu”.
Thay vì lãng mạn, sang trọng, uy nghi, bề thế hay phóng khoáng vốn có, các hộ dân mang tiếng được sống ở biệt thự lại phải chen chúc trong một không gian tối tăm, ẩm thấp và chật hẹp qua hàng mấy chục năm. Nhiều nhà biệt thự như số 8 Tăng Bạt Hổ, 128C Đại La (quận Hai Bà Trưng) có tới 35-50 hộ dân, với 3-4 thế hệ, cùng nhau “bon chen”.
Chính vì ở khổ như thế, lại phải chịu sức ép rất lớn từ các thế hệ con cháu nên nhiều chủ hộ thuê biệt thự của Nhà nước đã phải ngậm ngùi bán nhà, chia tay phố lớn. Thế mới có chuyện, đại gia đánh cả ô tô chở tiền mặt và đội ngũ nhân viên ngân hàng tới chi trả cho từng thành viên trong gia đình.
Như một biệt thự ở đầu phố Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm), gia đình giữ mãi rồi cuối cùng cũng bán. Hàng xóm kháo rằng, cả tòa nhà cũ bán cách đây quãng 2 năm, trị giá đâu đó gần 100 tỷ đồng, đã được chia ra thành những phần bằng nhau để mỗi cá nhân tự đi tìm cho mình cuộc sống riêng ở nơi mới.
Ấy nhưng, cũng có những người dân lại bảo, ở phố đã quen, chật chội, dột nát thế nhưng vẫn ở được. Hơn nữa, giới săn lùng biệt thự cũng không hẳn khoái những tòa biệt thự có quá đông hộ ở. Bởi, dù có “thanh toán” hết 40 hộ dân nhưng chỉ còn 1 hộ bám trụ, không bán thì bất động sản ấy vẫn chưa thể toàn quyền họ định đoạt. Một vài biệt thự còn lại ở phố Phan Bội Châu cũng trong tình cảnh này. Nhiều đối tượng đã dập dìu tới ve vãn nhưng khi thấy tỷ lệ hộ muốn “di dời” không cao nên đi lại vài tháng rồi cũng nản, không thấy quay lại nữa.
Không thể trở lại
Từ cuối năm 2009, khi Hà Nội tạm dừng cấp phép xây dựng nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) ở 4 quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng), làn sóng mua gom biệt thự cũ đã vấp phải chướng ngại chưa từng có. Mệnh lệnh hành chính này khi đó đã làm tan vỡ giấc mộng thay thế biệt thự bằng những khu trung tâm thương mại hay văn phòng cho thuê hoành tráng ở giữa khu trung tâm của nhiều đại gia bất động sản. Với giá thị trường lên tới 5-7 triệu USD, những biệt thự có diện tích chiếm đất lớn ở khu trung tâm giờ chỉ có thể dùng để... ngủ.
Giờ này, lệnh cấm đã được dỡ bỏ một phần nhưng cùng với đó cũng là sự siết chặt quản lý đất biệt thự. Việc cấp phép cao tầng ở 4 quận nội thành hiện nay là cực kỳ khó khăn, nếu như không nói là không thể, nhất là với đất biệt thự cũ. Chính quyền đã chỉ rõ, biệt thự anh có thể mua, nhưng không được phép phá đi xây lại.
Ngay cả với những tòa nhà cũ nát tới mức có nguy cơ sập đổ, bắt buộc phải phá đi thì các ông chủ cũng chỉ được phép xây với số tầng bằng đúng những gì đã có trước đó, không có chuyện “chồng” thêm dăm tầng để bán căn hộ hay cho thuê văn phòng. Thế nên, ám ảnh “biệt thự chỉ dùng để ngủ” sẽ còn đeo đuổi giới đầu cơ “cá mập” trong nhiều năm tới.
Những ngày này, đi một vòng quanh quận Hai Bà Trưng hay Hoàn Kiếm, người ta vẫn bắt gặp những khu đất mặt phố nhỏ, chừng 500 – 800 m2, quây tôn xanh cao tới 7-8 m, đang “nằm im” cho cỏ mọc. Ấy chính là nơi những biệt thự Pháp một thời danh tiếng đã đứng đó. Không còn tòa nhà, những nền đất vuông vắn trị giá có khi lên tới cả chục triệu USD, giờ chỉ còn biết im lặng chờ đợi cơ hội xoay vần của chính sách.
Nhưng dù có cái gì mọc lên trên đó, người ta cũng không thể nào tìm lại được dáng dấp “cá tính”, “không có phiên bản thứ hai” như bao nhà kiến trúc từng ngợi ca nữa. Những chứng tích của một thời lịch sử đã thực sự ra đi, vĩnh viễn không trở lại.
Continue Reading »

Giãn thuế cho doanh nghiệp: Đúng, nhưng đã đủ?

Hỗ trợ để doanh nghiệp (DN) phát triển và mở rộng kinh doanh là biện pháp cần thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay. Và một trong những biện pháp quan trọng đó là miễn, giảm, hoãn các khoản thuế phải đóng.
Hỗ trợ bằng công cụ thuế sẽ giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa).
Tăng trưởng kinh tế trong những tháng đầu năm 2011 đã chậm lại, 6 tháng mới đạt 5,57%, thấp hơn cùng kỳ năm 2010 và kế hoạch đặt ra. DN phải đối mặt với khó khăn do lạm phát, chi phí đầu vào cao, lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế chậm.
Trong khi phải chống lạm phát, giảm tổng cầu, Chính phủ đã lựa chọn hoãn, miễn, giảm thuế có mức độ để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Việc miễn, giảm, hoãn thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có ý nghĩa gián tiếp hỗ trợ nguồn vốn giúp doanh nghiệp giảm bớt phần vốn vay ngân hàng với lãi suất cao.
Còn nhớ hồi năm 2009 đối phó với lạm phát, khủng hoảng, Chính phủ cũng thực hiện việc giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số ngành hàng, dịch vụ. Tổng số thuế ước giãn cho cả đợt vào khoảng 10.000 tỷ đồng.
Đến đầu tháng 4 năm 2011, Chính phủ ban hành Quyết định 21 cho phép giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian một năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Và theo thông tư hướng dẫn 52, thời gian gia hạn nộp thuế TNDN năm là 1 năm.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có gần 350.000 DN, trong đó hơn 95% là các DNNVV. Khối DN này được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế với việc sử dụng hơn 50% lao động, nộp ngân sách chiếm 17,64% và đóng góp 40% GDP.
Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam còn hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ… Những khó khăn dồn dập ập đến đã tác động tiêu cực đến từng DN. Điều tra của Hiệp hội DNN&V cho thấy, 20% DN đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, khoảng 60% DN rơi vào tình trạng sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất và chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng.
Như vậy, nếu chính sách giảm thuế sớm đến được với các DN này, chắc chắn sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, số tiền dành cho đợt giãn thuế này vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Số đơn vị nằm trong diện có thể được giãn thuế vào khoảng 200.000 (chiếm hơn 60%) các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra, để hỗ trợ DN và khuyến khích đầu tư, Chính phủ có Nghị quyết giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội cho giảm một phần thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với DNNVV (đang thuộc diện được giãn) như: DN sử dụng nhiều lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dệt may, da giày…
Theo ý kiến TS. Phạm Trí Hùng (chuyên gia kinh tế của Vietnam Report), những DN thuộc diện được giãn thì đến năm sau phải nộp dồn khoản thuế TNDN của cả 2 năm sẽ lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy, nên xem xét đến việc giảm thuế TNDN đối với những DN đang trong diện được giãn.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Chính phủ thực hiện giãn và đề xuất giảm thuế cho DN sẽ khiến nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Nhưng về lâu dài, chính sách giảm thuế sẽ kích thích sản xuất và phát triển, tăng cường nguồn vốn cho DN tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh và giúp bồi dưỡng nguồn thu.
Đồng thời, phải lưu ý đến việc đơn giản thủ tục hành chính vì nếu chính sách miễn giảm thuế TNDN đã được ban hành song nếu quy trình, thủ tục nộp, miễn giảm thuế phức tạp sẽ khiến DN bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, cơ hội được hỗ trợ.
LH
Continue Reading »

Tỷ giá liên ngân hàng tăng thêm 10 đồng

Ngày thứ 5 liên tiếp, tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm 10 đồng, lên 20.678 đồng trong sáng nay. Giá USD ngân hàng cũng đồng loạt đi lên trong khi ngoài chợ đen giảm.
Như vậy, tính từ hôm 5/10 đến nay, tỷ giá liên ngân hàng đã tăng 5 lần, tổng cộng là 50 đồng. So với thời điểm cuối tháng 8 khi tỷ giá ở 20.628 đồng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố kiểm soát không tăng quá 1% (20.834 đồng) từ nay đến cuối năm, mức tăng hiện nay đã gần 0,25%, cách mục tiêu đề ra 0,75% tương đương với 156 đồng.
Tỷ giá liên ngân hàng tăng lần thứ 5 liên tiếp. Ảnh: Lệ Chi
Tỷ giá liên ngân hàng tăng cũng kéo theo việc niêm yết mua bán tại các ngân hàng thương mại nhích lên đáng kể. Vietcombank nâng giá lên 20.880-20.885 đồng, tăng 10 đồng cả chiều thu mua và bán ra so với hôm qua. Một số đơn vị khác như ACB, Eximbank cũng đẩy giá bán lên kịch trần là 20.885 đồng, chiều thu mua tăng mạnh so với hôm trước, phổ biến ở 20.880-20.883 đồng.
Tuy nhiên, tại một số đơn vị, mức niêm yết này gần như chỉ là trên danh nghĩa. Vì thực tế, doanh nghiệp và những cá nhân có nhu cầu muốn tiếp cận nguồn ngoại tệ từ ngân hàng, đều phải mua giá cao hơn quy định vì các nhà băng đã cộng vào đó nhiều khoản phí để đẩy tỷ giá vượt trần.
Hiện nay, mức mua USD thực tế trong ngân hàng không cao bằng thị trường tự do, nhưng cũng đã vượt 21.300 đồng mỗi USD, lãnh đạo một doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao bì tại TP HCM cho biết.
Trái với sự tăng nhiệt của đôla ngân hàng, trên thị trường tự do, từ đầu ngày, mỗi đôla đã giảm khoảng 100 đồng chiều thu gom và 50 đồng bán ra so với hôm qua còn quanh mức 21.350-21.450 đồng lúc 13h.
Mức giá này còn được thương lượng tùy vào số lượng mua nhiều hay ít. Một điểm thu đổi ngoại tệ tại đường Nguyễn Huệ, quận 1 cho biết, nếu khách hàng mua nhiều từ 5.000 USD trở lên, giá bán ra có thể bớt xuống còn 21.440 đồng.
Sự giảm giá của đôla tự do được bà chủ điểm thu đổi ngoại tệ này cho biết, sức mua mấy hôm nay rất chậm nên giá cũng được điều chỉnh giảm theo. "Thu gom nhiều mà không bán ra được thì phải hạ giá bán" chủ điểm thu đổi này nói.
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, sự điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng trong những ngày qua chỉ là sự điều chỉnh linh hoạt và chưa đáng lo ngại, vì vẫn nằm trong biên độ 1% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đến cuối năm.
Tuy nhiên, với những áp lực mua USD trả nợ, nhập hàng cuối năm,... không ít các chuyên gia hoài nghi về mục tiêu kiềm giữ tỷ giá tăng không quá 1% của Ngân hàng Trung ương khó thành công. Đồng thời cho rằng, áp lực đè lên tỷ giá lớn hơn nhiều so với thực lực và quyết tâm của Thống đốc. Ngân hàng Nhà nước phải hết sức cảnh giác, bởi nếu lơ là, tỷ giá có thể tăng cao và ảnh hưởng đến công cuộc chống lạm phát.
Lệ Chi
Continue Reading »

Vàng và USD tiếp tục tăng giá mạnh

Giá vàng trong nước sáng nay tăng mạnh. Giá bán ra tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn dao động từ 44,10 đến 44,25 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 300.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn công bố giá vàng SJC áp dụng cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh lúc 10 giờ mua vào 43,85 triệu đồng/lượng, bán ra 44,15 triệu đồng/lượng. Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận lúc 10 giờ 20 niêm yết giá mua vào 43,90 triệu đồng/lượng, bán ra 44,10 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay tăng thêm 10 đồng
Sacombank công bố giá vàng miếng SBJ cuối buổi sáng mua vào 43,91 triệu đồng/lượng, bán ra 44,19 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC niêm yết tại công ty vàng bạc đá quý Phú Quý (Hà Nội) lúc 10 giờ 15 là 44,02 triệu đồng/lượng trên giá mua vào và 44,25 triệu đồng/lượng trên giá bán ra.
Giá vàng thế giới đêm qua (12.10) đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, với xung lượng tăng mạnh kéo dài cho đến sáng nay (13.10). Vàng giao sau tại Mỹ đã có lúc tăng 28,90 USD, tương đương 1,7%, lên 1.689,90 USD/Oz - mức cao nhất từ ngày 23.9. Áp lực chốt lời khiến giá giảm nhẹ trở lại sau đó, nhưng hiện vẫn ổn định trong khu vực từ 1.675 đến 1.685 USD/Oz.
Thị trường tiền tệ cũng biến động mạnh, khi đồng euro đảo chiều tăng so với USD. Tỷ giá EUR/USD tăng vọt lên mức 1,3806. Dù chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng, nhưng giá dầu thô lại lại giảm sau thông tin nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tuần qua tại nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm. Dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tại Mỹ mất 93 cent, còn 84,64 USD/thùng.
Trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay là 20.678, tăng 10 đồng. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại cũng tăng 10 đồng trên cả giá mua và bán, ở mức mua vào 20.880, bán ra 20.885.
Continue Reading »

Vụ nổ sàn OTC: Bắt thêm 1 cán bộ ngân hàng


'Vụ nổ' sàn OTC: Bắt thêm 1 cán bộ ngân hàng

Nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 12/10 cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè), về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo nguồn tin, ông Tuấn chính là nhân vật thứ hai sau bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, đã bị bắt giam trước đó cùng tội danh trên) trong phi vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định ông Tuấn và bà Như lấy danh nghĩa là đại diện Vietinbank Nhà Bè làm giả con dấu, ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các công ty chứng khoán, bảo hiểm, sau đó yêu cầu các công ty này chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Bằng thủ đoạn trên, bà Như và ông Tuấn đã chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, ông Tuấn đã giúp sức cho bà Như làm giả các hợp đồng tiền gửi với các cá nhân thế chấp cho các ngân hàng để vay hàng trăm tỉ đồng.

Không chỉ làm giả giấy tờ để lừa đảo, bà Như và ông Tuấn còn huy động rất nhiều tiền của các môi giới, nhà đầu tư cổ phiếu OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết), bất động sản với lãi suất 5%/tháng để thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng thực chất để lừa đảo, quỵt nợ. Cơ quan điều tra xác định số tiền mà các bị can chiếm đoạt của các tổ chức tín dụng và các cá nhân tính đến thời điểm này là khoảng 5.000 tỉ đồng. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Trong một diễn biến khác, Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS) vừa công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như. Trước đó, bà Như được một nhóm cổ đông (gồm ông Đỗ Quốc Thái, bà Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Mỹ Hạnh) nắm giữ 14,9% vốn cổ phần của ORS đề cử và được bầu vào làm thành viên HĐQT tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 của ORS vào ngày 18-5.
Chiều 12/10, một lãnh đạo ORS thừa nhận đã nhận được yêu cầu của bà Triệu Thị Hương Giang - Phó Tổng giám đốc một công ty nước ngoài tại TP.HCM - về việc rút toàn bộ thông tin cá nhân cũng như tên tuổi của bà Giang trong danh sách thành viên HĐQT của ORS trong khoảng thời gian từ ngày 18/5 đến 18/7, với lý do bà Giang hoàn toàn không ứng cử vào danh sách này.
Theo thông tin của chúng tôi, trong danh sách đề cử của nhóm cổ đông nêu trên, ngoài bà Như còn có tên bà Giang và cả hai cùng được bầu làm thành viên HĐQT của ORS. Tuy nhiên, bà Giang khẳng định hoàn toàn không có quan hệ với nhóm cổ đông này và rất bất ngờ khi thấy tên mình xuất hiện trong danh sách thành viên HĐQT của ORS.
Theo bà Giang, toàn bộ thông tin về việc ứng cử vào làm thành viên HĐQT của ORS và đơn từ nhiệm vào ngày 18-7 của bà Giang đều là giả mạo, các chữ ký hoàn toàn khác xa với các chữ ký trong các giao dịch chính thức của bà Giang với tư cách là phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài.
Continue Reading »

TP.HCM: Sẽ bỏ khung 81 triệu đồng/m2

Cục trưởng Cục Quản lý công sản: Sẽ tham mưu Bộ Tài chính bỏ khung tối đa 81 triệu đồng/m2 để bảng giá đất TP.HCM ban hành tiệm cận giá thị trường.
Hệ số điều chỉnh giá đất hai lần bảng giá đất cho phần vượt hạn mức của hộ gia đình, cá nhân không được TP.HCM thông qua, thay vào là yêu cầu có bảng giá đất theo giá thị trường để tính thu. Nếu thực hiện theo phương án này, điều gì sẽ xảy ra? Ngoài việc ngân sách sẽ mất khoản lớn để chi cho công tác này, nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều bất cập khác.
Cơ sở nào để ban hành hai bảng giá đất?
“TP bác hệ số hai lần vì không có cơ sở pháp lý. Nhưng nếu xây dựng bảng giá đất thị trường thì có ổn hơn không? Tôi e rằng càng không” - một vị luật sư đặt vấn đề. Theo ông, nếu theo phương án của TP, cùng lúc tại TP sẽ tồn tại hai bảng giá đất được cơ quan có thẩm quyền ban hành: một bảng giá đất ban hành vào đầu năm (được cho rằng thấp hơn giá thị trường), một bảng giá đất được cho rằng sát giá thị trường (sáu tháng phải điều chỉnh một lần). Trong khi đó, Luật Đất đai quy định chỉ có một bảng giá đất được TP công bố hằng năm. “Vậy ai sẽ phê duyệt và công bố bảng giá đất thứ hai?” - ông thắc mắc.
Theo hướng mới của TP, chỉ có một bộ phận nhỏ được áp dụng hệ số hai lần. Đó là diện tích vượt hạn mức nhưng không quá 50% hạn mức đất ở tại địa phương đó. Phần lố hơn phải nộp theo bảng giá thị trường. “Nếu cứ như vậy thì ách tắc sẽ tiếp tục với những trường hợp phần đất vượt hạn mức chỉ lố chừng hơn vài mét vuông, chỉ vài mét vuông mà cũng phải chờ có bảng giá đất thị trường tính tiền sử dụng đất. Thời gian qua vì quy định đất trong hạn mức được nộp theo bảng giá đất, ngoài hạn mức phải chờ nên rất nhiều trường hợp chỉ lố hạn mức vài mét vuông cũng phải đợi. Hướng mới muốn gỡ ra nhưng lại đi vào vết xe đổ đó” - lãnh đạo của một quận băn khoăn. Vị này cũng kể: Quận ông đã gặp trường hợp vì lố hạn mức đất ở vài mét vuông mà bị ách, người dân bèn nộp đơn xin cắt bỏ, không công nhận phần diện tích lố đó nữa để đỡ phiền phức!

Giá thị trường: Lê thê, tùy tiện
Để có giá thị trường, TP đã đề nghị các quận, huyện thuê đơn vị tư vấn thẩm định. Thực tế, điều này được đánh giá ra sao?
Tại cuộc họp về chính sách nộp tiền sử dụng đất do Hiệp hội Bất động sản TP tổ chức vào hôm qua (12-10), rất nhiều doanh nghiệp bày tỏ bức xúc về giá thị trường qua thẩm định của đơn vị tư vấn.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho hay để có kết quả thẩm định phải mất cỡ vài ba tháng, thậm chí cả sáu tháng. Đại diện một doanh nghiệp bổ sung: “Đã mất thời gian mà kết quả còn không khả quan. Dự án của tôi thuê ba đơn vị tư vấn khác nhau, kết quả không ai giống ai và không ai dám cam kết đây là giá thị trường”. Đại diện Công ty Cổ phần Nam Sài Gòn kể tiếp: Doanh nghiệp của ông làm dự án tái định cư ở huyện Nhà Bè, đến nay đã sáu tháng mà khâu thẩm định chưa biết khi nào mới xong. “Huyện yêu cầu phải có hai, ba dự án xung quanh đã xong để có cơ sở so sánh giá thị trường nhưng không có dự án nào nên đành chờ” - ông kể.
Để minh họa cho việc rối rắm về khái niệm “giá thị trường”, luật sư Nguyễn Thị Cam kể một trường hợp ở quận 7. Khu đất này theo bảng giá đất của TP cao nhất là 8,4 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư thứ nhất bồi thường giá 12,5 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư thứ hai nhảy vào cạnh tranh với mức 14,5 triệu đồng/m2. Hai bên kiện nhau ra tòa. Theo kết quả thẩm định mà tòa đưa ra thì giá đất tại đây là… 20 triệu đồng/m2. “Vậy giá thị trường là giá nào?” - bà Cam đặt câu hỏi. Luật sư Trương Thị Hòa lo ngại việc đặt yêu cầu phải thẩm định để ra giá thị trường là một công việc “dài lê thê và sẽ đẻ ra nhiều thứ, trong khi chính sách là phải đi vào cuộc sống”.
TP.HCM: Sẽ bỏ khung 81 triệu đồng/m2, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, gia thi truong, nha dat, tai chinh, bang gia dat, bao
Người dân đang làm thủ tục thuế nhà đất tại Chi cục thuế quận 5, TP.HCM.
Cấp tỉnh tự quyết định khung giá tối đa
Giám đốc Công ty Lê Thành, ông Lê Hữu Nghĩa, đề nghị TP cố gắng xây dựng bảng giá đất phù hợp, tương đối tiệm cận với thực tế để áp dụng “thẳng”, thống nhất, khỏi ban hành một hệ số điều chỉnh giá đất rồi để các quận, huyện tự tính, khỏi bị “kẹt”.
Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng phòng Vật giá (Sở Tài chính), cho hay lý do TP không thể ban hành bảng giá đất sát giá thị trường là do không thể vượt khung quy định. “Theo Nghị định 123/2007, giá đất ở cao nhất tại TP không được quá 81 triệu đồng nên một số tuyến đường đắt nhất của TP cũng chỉ có mức giá 81 triệu đồng, trong khi thực tế cao hơn rất nhiều”. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Lê Hoàng Châu đặt câu hỏi: “Vậy sao không điều chỉnh khung này để không bị vướng mắc nữa?”. Giám đốc Công ty Anpha, ông Bùi Công Giang, chỉ rõ vướng mắc này là do chính sách chung, cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Tài chính.
Có mặt tại buổi họp trên, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), thẳng thắn nhìn nhận: Một chính sách không đi được vào cuộc sống là lỗi của người xây dựng. Ông Cường cho biết sẽ tham mưu Bộ Tài chính bỏ mức trần về giá đất như nhiều ý kiến đề nghị. “UBND cấp tỉnh sẽ được quyền tự quyết mức giá tối đa để xây dựng bảng giá đất sát giá thị trường hoặc ban hành hệ số K” - ông Cường nói.
Ghi nhận đề nghị của các doanh nghiệp, ông Cường cho biết sẽ mời Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vào TP.HCM để lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp về vướng mắc trong việc nộp tiền sử dụng đất hiện nay.
Continue Reading »

Vn-Index đảo chiều ngoạn mục



Chỉ số Vn-Index trong phiên giao dịch hôm nay (13/10) bất ngờ đi lên ngoạn mục vào những phút cuối phiên, nhờ lực đỡ của một số cổ phiếu trụ cột trên sàn. Còn HNX-Index thêm một phiên đi xuống.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ trong phiên giao dịch đêm qua đã đồng loạt đi lên, trước tín hiệu mới cho thấy nhà đầu tư có thể hy vọng vào khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.

Tại thị trường Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 102,55 điểm, lên mức 11.518,85 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 11,71 điểm, lên mức 1.207,25 điểm và chỉ số Nasdaq cũng cộng thêm 21,7 điểm, lên 2.604,73 điểm.

Cùng chiều với thị trường Mỹ, khu vực chứng khoán châu Âu trong đêm giao dịch hôm qua cũng tăng thêm từ 0,85% -  2,42%.

Trong nước, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng, khiến giao dịch chỉ diễn ra ở mức cầm chừng. Một kết quả trái chiều lại diễn ra khi thị trường kết thúc ngày làm việc.

Trên sàn TP.HCM, thị trường đã tăng điểm ngày từ những phút đầu tiên mở cửa. Tuy nhiên, giao dịch vẫn diễn ra khá mờ nhạt, lực cầu trên sàn chưa có nhiều đột biến. Chỉ số Vn-Index theo đó chỉ tăng nhẹ thêm 0,26 điểm, tương đương 0,06%, lên mức 411,17 điểm. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 835 nghìn đơn vi, giá trị tương đương là 13,07  tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệch liên tục thị trường lại quay đầu đi xuống. Hoạt động mua bán diễn ra khá dè dặt, khi nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng và e ngại rủi ro nên vẫn đứng ngoài sàn quan sát xu hướng. Trong phiên làm việc, có lúc chỉ số Vn-Index đã để mất hơn 3 điểm và nhanh chóng xuyên thủng mốc 410 điểm.

Tuy nhiên, vào những phút cuối của ngày làm việc đà bán ra bất ngờ chững lại. Chỉ số Vn-Index đảo chiều đi lên ngoại mục, trước động thái nhà đầu tư thu gom những cổ phiếu giá rẻ. Động thái này khiến sắc xanh trên sàn ngày càng loang rộng trên bảng điện tử, trong đó những cổ phiếu đóng vai trò chủ chốt trên sàn như BVH, MSN tăng mạnh.

Chốt phiên làm việc, chỉ số Vn-Index vươn lên mốc 412,59 điểm, tăng nhẹ 1,68 điểm, tăng 0,41 %. Khối lượng giao dịch đạt 29 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 438,31 tỷ đồng. Toàn thị trường có 133 mã tăng điểm, 71 mã đứng giá và 98 mã giảm giá.

Ngược chiều với sàn TP.HCM, sàn Hà Nội trong phiên giao dịch hôm nay vẫn diễn ra trong xu thế tiêu cực. Lực cầu trên sàn ngày càng giảm mạnh, khi các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ với thị trường. Bảng điện tử theo đó liên tục bao phủ màu đỏ cho đến cuối phiên.

Kết thúc ngày làm việc, chỉ số HNX-Index rơi xuống mức 69,11 điểm, giảm 0,37 điểm, tương đương 0,53 %. Khối lượng giao dịch đạt 31,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 306,55 tỷ đồng. Toàn thị trường có 99 mã tăng điểm, 64 mã đứng giá và 128 mã giảm điểm.

Yến Nhi
Continue Reading »