Labels

Labels

Labels

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Gấp rút giảm lãi suất cho vay

Tại cuộc họp với các ngân hàng (NH) thành viên phía Nam do Hiệp hội NH tổ chức ngày 14-10, đại diện nhiều NH khẳng định việc giảm lãi suất cho vay là cấp thiết bởi nếu chậm trễ, chính các NH sẽ bị ảnh hưởng vì khó cho vay.
Theo bà Trần Thanh Hoa - tổng giám đốc NH An Bình, vừa rồi NH cho vay lãi suất (LS) trên 18%/năm nên không ai vay. Lý do là hiện nay các NH lớn đã cho vay với LS 17,5%/năm. Đó chính là áp lực buộc các NH chắc chắn phải giảm LS huy động để kéo giảm LS cho vay.
Ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc NH ACB, phân tích LS cho vay hiện nay đang gây rủi ro lớn không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho chính NH. ACB chưa bao giờ nợ xấu quá 0,5% nhưng hiện nay đã gần 1%. “Việc giảm LS cho vay là cấp thiết vì chính sự an toàn của NH” - ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Trịnh Văn Tuấn, tổng giám đốc NH Phương Đông (OCB), cho rằng sau khi lập lại trật tự lãi suất đồng thời căn cứ các yếu tố vĩ mô, lạm phát, nên cân nhắc giải pháp áp dụng trần LS cho vay đối với những đối tượng thuộc loại ưu tiên, khoản vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu... Theo ông Tuấn, LS cho vay như hiện nay NH không giải ngân được, còn nếu được thì toàn vào lĩnh vực không ưu tiên.
Ông Nguyễn Giang Nam, phó tổng giám đốc Navibank, khẳng định hiện nay có NH cho vay với LS lên đến 23-24%/năm, tức cao hơn 9-10%/năm so với LS huy động trên thị trường dân cư.
Tại cuộc họp, nhiều NH bày tỏ lo lắng khi nguồn vốn huy động liên tục sụt giảm. Đại diện NH cổ phần Sài Gòn cho biết đã xác định ba lý do rút tiền phổ biến nhất, trong đó đối tượng rút tiền nhiều nhất là các công ty sân sau của các NH, số khác chuyển tiền sang các kênh đầu tư khác hoặc dịch chuyển sang các NH lớn vì hiện nay LS các NH đã ngang bằng nhau.
Ông Tô Nghị, phó tổng giám đốc Eximbank, cho rằng ngay cả NH lớn cũng sụt giảm huy động, trong khi LS liên NH đã lên trên 20%, có ngày lên trên 23%/năm và một số NH cho vay liên ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp.
Theo bà Nguyễn Thị Mười - phó tổng giám đốc NH Sài Gòn Công Thương, trong điều kiện chưa thể bỏ trần LS như hiện nay, NH Nhà nước nên giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vốn cho các NH để ổn định thanh khoản. Thậm chí căn cứ trên cân đối vốn các NH, NH Nhà nước chủ động cung ứng vốn cho các NH chứ không chờ các NH xin như hiện nay.
Ông Trương Hoàng Lương, tổng giám đốc NH Kiên Long, kiến nghị NH Nhà nước nên có chính sách riêng biệt cho các NH nhỏ, tránh tình trạng LS liên NH quá cách biệt với LS huy động trên thị trường dân cư như hiện nay. Trong trường hợp việc khống chế trần LS huy động còn kéo dài, nên quy định biên độ nhất định để các NH nhỏ có thể xoay xở, chứ nếu áp dụng một mức như hiện nay thì rất khó cho các NH nhỏ.
Đại diện các NH đề nghị NH Nhà nước cần sớm công bố các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2012. “NH Nhà nước cho biết khống chế tăng trưởng tín dụng năm 2012 ở 20%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng NH khiến các NH lo lắng” - bà Hoa nói. Theo bà, NH Nhà nước nên sớm công bố vì tháng 11 các NH đã phải thông qua chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng của năm sau.

Có nên xếp loại ngân hàng?
Tại cuộc họp, đại diện nhiều NH cho rằng không nên có sự phân biệt giữa NH lớn, NH nhỏ, thay vào đó NH Nhà nước nên công bố NH chuẩn mực và NH không chuẩn mực để người gửi tiền có thể chọn lựa. Ông Lý Xuân Hải cho rằng việc phân biệt NH lớn, NH nhỏ tạo cho người gửi tiền cảm giác NH nhỏ là NH quản lý không tốt, không chuẩn mực trong khi thực tế không phải như vậy. Ông Trương Hoàng Lương còn đề xuất cần có đại diện các NH nhỏ trong nhóm G12 để có thể có tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho các NH vừa từ nông thôn lên đô thị.
ÁNH HỒNG
Continue Reading »

Đằng sau sự phá sản của 49.000 doanh nghiệp

Khi không thể tiếp tục vay vốn, dự án dở dang sẽ nằm bất động. Trang thiết bị, máy móc cũng trở thành sắt vụn. Nếu phá sản, giải thể, sẽ có tác động lớn, đó là vốn vay ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 9 năm nay, có gần 49.000 DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 DN, khoảng 11.500 DN ngừng hoạt động và 31.500 DN ngừng nộp thuế.
Như vậy bình quân một quý có trên 12.000 DN giải thể, phá sản,ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Với tốc độ này, dự báo cả năm 2011 số DN lâm vào tình trạng như trên có thể chiếm tới 10% trong tổng số 600.000 DN cả nước hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường, chuyện DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động là chuyện bình thường, nhưng khi DN lâm vào tình trạng này, những tác động mà nó gây ra cho xã hội không phải là nhỏ. Trước hết, một lượng lớn những người lao động sẽ bị nợ lương, nghỉ việc. DN thì nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, viễn thông, nước, nợ ngân hàng...
Chẳng hạn, khi Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi (Hải Phòng) phải ngừng sản xuất thời gian qua, thì hơn 2.000 lao động hiện không có việc làm, phải nghỉ việc, bị nợ lương. Vạn Lợi hiện đang nợ tiền điện hơn 11 tỷ đồng và nợ Bảo hiểm xã hội TP. Hải Phòng gần 7 tỷ đồng. Ngoài ra, DN này đang là con nợ của 6 tổ chức tín dụng, với nhiều món nợ xấu, giá trị lớn lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Đó là thực tế khác xa với tương lai của Vạn Lợi được "vẽ" ra hơn một năm trước. Thời điểm tháng 7/2010, trên sàn OTC, quy mô Vạn Lợi được "vẽ" với 14 doanh nghiệp thành viên, "doanh số khoảng 10.000 tỷ đồng/năm và sẽ đạt 1 tỷ đôla vào năm 2012".

Nhiều lao động sau khi mất việc sẽ phải vất vả kiếm sống (ảnh minh họa)
Số DN cho người lao động nghỉ việc, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Chỉ tính riêng trong ngành xây dựng đến tháng 6/2011đã có 1.118 lao động mất việc làm; 4.549 lao động không đủ việc làm. Đáng chú ý là có 66 doanh nghiệp nợ lương người lao động với tổng số tiền 134 tỷ đồng; 79 đơn vị nợ tiền bảo hiểm xã hội với tổng số tiền 85 tỷ đồng.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Năm nay, ước khả năng con số này sẽ gấp rưỡi đến gấp đôi. Điều này cho thấy  tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp đang xấu đi, số phá sản giải thể vẫn tăng. Đây thực chất cũng có thể coi là sự thanh lọc nghiệt ngã sẽ diễn ra trên thương trường. Trong thời kỳ này, DN nào có năng lực cạnh tranh yếu, quản trị kém và trang thiết bị lạc hậu sẽ khó có thể tồn tại, dồn nguồn lực cho các DN có năng lực hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề làm nhiều người băn khoăn, đó là trong số các DN giải thể phá sản, ngừng hoạt động có không ít DN vay vốn đang đầu tư thì bị hạn mức tín dụng khống chế.
Do lạm phát tăng cao, từ đầu năm 2011, Chính phủ đã có chủ trương thắt chặt tín dụng. Hạn mức tín dụng cho phép trong năm 2011 tăng không quá 20%.  Nhiều DN mặc dù đã được các ngân hàng chấp thuận, phê duyệt cho vay vốn và đã được giải ngân một phần, đang thực hiện dở dang phải dừng lại do ngân hàng đã chạm ngưỡng hạn mức dẫn đến dự án bị ngưng trệ, đình đốn...
Với những DN này, khi không thể tiếp tục vay vốn, dự án dở dang sẽ nằm bất động. Trang thiết bị, máy móc cũng trở thành sắt vụn. Nếu phá sản, giải thể, sẽ có tác động lớn, đó là vốn vay ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi.
Bên cạnh đó, điều đáng nói là hiện nay nhiều ngân hàng không dám siết nợ các DN. Tại Hải Phòng, các DN thép đang nợ ngân hàng khoảng 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến giờ ngân hàng cũng không dám làm căng với DN. Vì khi cho vay, công tác thẩm định hiệu quả dự án, thiết bị sản xuất nhập khẩu... có khi không kỹ lưỡng. Do đó, nhiều thiết bị lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao lớn được đưa về với giá cao. Khi thị trường gặp khủng hoảng, người cho vay càng không dám thực hiện siết nợ. Vì nếu có làm thì cũng không biết bán dây chuyền ấy cho ai để thu hồi nợ!
Những khoản nợ này sẽ phải chuyển thành nợ xấu. Gánh nặng nợ xấu tăng sẽ liên quan đến sự an toàn của các ngân hàng và là " kẻ thù" của nền kinh tế.
Trần Thuỷ
Diễn đàn kinh tế Việt Nam
 
Continue Reading »

Cụ già dùng sim sinh viên

Mức cước rẻ lại được ưu đãi tới 10 năm là nguyên nhân khiến cho loại sim di động dành cho học sinh, sinh viên rất hút khách. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người già chuyển sang sử dụng sim dành riêng cho giới trẻ.
Ảnh: Xuân Ngọc
Giới kinh doanh sim thẻ có rất nhiều chiêu để tận dụng chính sách khuyến mãi của nhà mạng để câu khách hàng. Ảnh: Xuân Ngọc
Anh Hùng ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội kể, cuối tuần trước, anh mua tặng cho 2 cụ thân sinh ở quê một cặp điện thoại dành cho người già. Anh rất bất ngờ khi được chủ cửa hàng tư vấn nên mua cặp sim dành cho sinh viên để được hưởng ưu đãi.
Theo lời người bán loại sim này có mức cước rẻ nhất trong số các gói trả trước, mỗi tháng lại được cộng thêm 25.000 đồng. Chính sách ưu đãi này kéo dài tới 10 năm, nếu đăng ký sử dụng theo nhóm còn được hưởng cước nhắn tin, gọi nội mạng rẻ hơn.
"Khi tôi thắc mắc chuyện chủ thuê bao là cụ thân sinh nhà mình đã gần 80 tuổi thì được người bán giải thích sim đã được khai báo đầy đủ. Nếu không buôn bán, chuyển nhượng gì thì cứ thế mà dùng không phải lo kiện cáo. Tôi thấy cũng hay nên đã trả thêm phí 200.000 đồng để tậu 2 số sim này", anh Hùng nói.
Chị Hà, nhân viên hãng vận chuyển ở Hà Nội cũng cho biết bố mẹ chị (ngoài 70 tuổi) cũng đang sử dụng sim di động dành cho sinh viên. Loại sim này được chị mua tại cửa hàng gần nhà với giá chỉ cao hơn một chút so với sim thông thường. "Tôi mua cho các cụ dùng vì thấy có các chính sách ưu đãi chứ không băn khoăn chuyện nguồn gốc những chiếc sim này là từ đâu ra", chị Hà nói.
Nhiều ngày qua, cùng với việc nhà mạng công bố chính sách ưu đãi cho khách hàng là giới học sinh, sinh viên, loại sim khuyến mãi này cũng được nhiều người lùng mua. Thị trường viễn thông xuất hiện một bộ phận người làm công việc kinh doanh dịch vụ chuyển đổi sim thường sang loại sim ưu đãi dành cho đối tượng đặc thù.
"Bạn chưa có sim sinh viên? Bạn không phải là sinh viên nhưng muốn dùng gói cước sim sinh viên? Bạn đi làm rồi nhưng lại muốn sử dụng gói cước sim sinh viên? Bạn là sinh viên nhưng thẻ sinh viên sắp hết hạn?... Tất cả câu hỏi của bạn đều được trả lời bằng tôi" hay "Tôi có thể chuyển sim bạn đang dùng sang sim sinh viên của cả 3 mạng di động Viettel, VinaPhone và MobiFone. Sim vẫn đứng tên chính chủ là bạn, hoặc, bạn có thể mua mới"...
Những lời rao bán như thế này xuất hiện ngày càng nhiều trên cộng đồng mạng. Khi sử dụng loại sim này, người dùng được hưởng rất nhiều ưu đãi như cước thoại và tin nhắn rẻ nhất trong số các gói cước trả trước, không giới hạn thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, mỗi tháng, người dùng được cộng 25.000 đồng vào tài khoản và tin nhắn nội mạng là 100 đồng. Phí chuyển đổi từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tùy thời hạn ưu đãi 4 năm hay 10 năm.
Anh Thành - người kinh doanh gói cước sinh viên cho hay đối với những khách có nhu cầu sử dụng gói MobiQ-SV mức phí chuyển đổi dịch vụ sẽ là 100.000-150.000 đồng. Khách hàng được lựa chọn các hình thức ưu đãi hưởng 30 phút miễn phí trong 30 ngày hoặc cộng 25.000 đồng một tháng trong 4-5 năm.
Anh Toàn, chủ một đại lý kinh doanh sim thẻ tiết lộ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi cá nhân được sử dụng 3 sim ở mỗi mạng di động. Với 7 mạng di động, mỗi sinh viên có thể đăng ký tới 21 thuê bao. Đa phần sinh viên hiện chỉ dùng được một chiếc, còn lại họ bán cho đại lý kinh doanh. Vì vậy
, dù nhà mạng quản lý rất chặt nhưng khi cần, đại lý vẫn có thể huy động được nguồn hàng.
"Suy cho cùng mục đích chính của nhà mạng vẫn là phát triển thuê bao duy trì cộng đồng người dùng. Người già hay trẻ hưởng ưu đãi cũng đều là khách hàng và cứ có khách là nhà mạng có doanh thu. Vì vậy sim sinh viên bán cho người già hay người trung niên thì đều tốt cho nhà khai thác cả", anh Toàn nói thêm.
Hiện nay Viettel đang cung cấp loại sim ưu đãi cho giới sinh viên kéo dài trong 8 năm. Còn VinaPhone duy trì chính sách ưu đãi này trong vòng 10 năm. Khi đăng ký gói cước này, khách hàng phải xuất trình thẻ sinh viên hoặc giấy chứng nhận đang theo học... Nguồn tin từ nhà mạng nói rằng quy định là vậy nhưng với mỗi chính sách đưa ra đều sẽ kéo theo một số vấn đề phát sinh. "Chúng tôi sẽ kiểm tra để xem thực chất sim này do các bạn sinh viên đăng ký sau đó không dùng rồi đem bán hay đại lý tự kích hoạt để lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà mạng", nguồn tin từ một mạng di động lớn cho biết.
Hồng Anh
Continue Reading »

Đất ở Hà Nội có nơi cao gần 600% so với mức công bố

Giá đất tại một số khu vực, tuyến phố ở Hà Nội đang cao hơn gần 6 lần so với mức mà Ủy Ban nhân dân thành phố công bố.
Giá đất ở nhiều khu vực của Hà Nội cao gấp nhiều lần giá công bố. Ảnh: Hoàng Hà.
Đó là kết quả thanh tra về việc thẩm định, phê duyệt giá đất và thu thuế tại Hà Nội do Bộ Tài chính thực hiện tại 4 quận huyện. Theo quy định, hẳng năm, các tỉnh thành phố sẽ xây dựng và công bố khung giá đất. Mức giá này là cơ sở để tính thuế, phí và quản lý...
Thế nhưng theo kết quả kiểm tra của thanh tra tài chính, năm 2010, hầu hết giá đất trên phiếu điều tra đều cao hơn giá công bố từ 25% đến 400%. Chẳng hạn, tại đường Lê Văn Lương (quận Cầu Giấy), tại vị trí 3, giá đất theo bảng giá do UBND thành phố ban hành là 14,762 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, giá theo phiếu điều tra lại lên tới trên 40 triệu đồng, cao hơn 171%.
Tại đường Bà Triệu, quận Hà Đông, tại vị trí 1, giá đất theo bảng công bố của Ủy ban thành phố là 13 triệu đồng một m2. Tuy nhiên, giá đất theo phiếu điều tra lại lên tới trên 58,1 triệu đồng mỗi m2, cao hơn 447%. Tại đường quốc lộ 32 thành phố Sơn Tây, tại vị trí số 1, bảng giá công bố là 3,3 triệu đồng mỗi m2, nhưng giá theo phiếu điều tra lại lên tới 6,7 triệu đồng, cao hơn 103%.
Cũng theo số liệu của đoàn thành tra, trong năm 2011, hầu hết giá đất trong phiếu điều tra đều cao hơn bảng giá do Ủy ban thành phố ban hành từ 15% đến 594%. Chẳng hạn tại đường 19/5 quận Hà Đông, tại vị trí số 2, giá đất công bố là 9,36 triệu đồng, trong khi giá thể hiện trên phiếu điều tra là 65 triệu đồng, cao hơn 594%. Tại vị trí 3, giá đất theo bảng giá do UBND thành phố ban hành là 8,448 triệu đồng mỗi m2, trong khi giá theo phiếu điều tra là 35,8 triệu đồng mỗi m2, cao hơn 324%.
Tại đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội tại vị trí 2, giá đất theo bảng giá do UBND thành phố ban hành là 15,48 triệu đồng mỗi m2, giá đất theo phiếu điều tra là 90 triệu đồng, cao hơn 481%. Còn đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, ở vị trí 1, giá đất công bố là 28,8 triệu đồng mỗi m2, giá đất theo phiếu điều tra là 55 triệu đồng, cao hơn 91%…
Từ kết quả này, đoàn thanh tra kiến nghị các đơn vị chức năng cần rút kinh nghiệm và khắc phục đối với những tồn tại trong việc triển khai quản lý giá đất trên địa bàn. Theo quy định của Chính phủ căn cứ giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định giá các loại đất cụ thể trong giới hạn cho phép cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa và thấp hơn không quá 20% so với mức giá tối thiểu của khung giá đất cùng loại do Chính phủ quy định.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào giá đất của năm trước để điều chỉnh cho phù hợp và không cao hơn khung giá đất cùng loại do Chính phủ quy định.
Hồng Anh
Continue Reading »

Cty CP Xây dựng điện VNECO4 bị phạt 200 triệu đồng


Ngày 5.10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt đối với Cty CP Xây dựng điện VNECO4 do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Công ty CP xây dựng điện VNECO4 bị phạt 200 triệu (ảnh minh họa). Nguồn: Internet
Công ty CP xây dựng điện VNECO4 bị phạt 200 triệu (ảnh minh họa). Nguồn: Internet
 Theo UBCK, trong năm 2011, Công ty này đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn từ 9,04 tỷ lên 11,2 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 24.2.2011 khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại luật chứng khoán.

Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCKNN quyết định xử phạt Cty CP Xây dựng điện VNECO4 số tiền là 200 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 85/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Hồng Mây
Continue Reading »

Sự cố ở CT3 Yên Hòa: Constrexim khắc phục “đối phó”?

Thang máy vẫn trục trặc, biển nước mênh mông vẫn bao vây tòa nhà, thậm chí còn chảy lênh láng vào tầng hầm để xe gây ô nhiễm môi trường cũng như mất an toàn cho hàng trăm cư dân đang sinh sống tại tòa nhà CT3 Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) mỗi khi trời đổ mưa…
Thang máy gây chết người… vẫn hỏng
Như Laodong.com.vn đã thông tin, khi vụ tai nạn thang máy kinh hoàng xảy ra ở tòa nhà CT3 ngày 21.9 khiến ông Nguyễn Văn Hòa, một vị khách của tòa nhà đã tử vong tại chỗ khiến người dân sống tại tòa nhà hoảng sợ, lo lắng. Sau sự cố đó, cư dân đã cùng nhau tìm gặp chủ đầu tư là TCty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) để tìm câu trả lời thỏa đáng về sự xuống cấp nghiêm trọng của tòa nhà.
Sau vài giờ “né tránh”, chủ đầu tư đã gặp đại diện cư dân và hẹn 10 ngày sau sẽ có văn bản trả lời cư dân. Nén bức xúc, người dân cố đợi nhưng khi nhận được văn bản trả lời của chủ đầu tư khiến họ càng bức xúc hơn khi Constrexim giải quyết sự việc chỉ mang tính đối phó.
Thang máy tòa nhà CT3 liên tục trục trặc.
Thang máy tòa nhà CT3 liên tục trục trặc.
Thiết thực nhất đối với người dân vẫn là chuyện cái thang máy, anh Sơn sống ở căn hộ 901 cho hay: Sáng hôm qua 13.10, thang máy gây chết người lại tiếp tục hỏng, ngừng hoạt động trong vài giờ, vậy mà Constrexim lại trả lời rằng “… về cơ bản các khiếm khuyết đã được khắc phục, hệ thống thang máy đã vận hành bình thường…”.
Thêm vào đó, anh Sơn còn nêu, đã nhiều tháng nay bảng điện tử báo tầng đã bị tháo, nút bấm đóng cửa thang máy bị mất trơ mạch điện gây ra mất an toàn cho người sử dụng thang máy, nhất là trẻ em. Trong khi đó, chủ đầu tư chỉ trả lời rằng vì một số nút bấm phải đặt hàng, không có sẵn trên thị trường nên chưa kịp thay thế.
Trước thực tế đó, người dân CT3 tiếp tục kiến nghị chủ đầu tư cần phải nhờ cơ quan độc lập tái kiểm định lại do chất lượng thang máy, nếu Constrexim không thực hiện dân cư sẽ làm và chi phí kiểm định sẽ được khấu trừ vào phí dịch vụ. Ngoài ra, người dân cũng đề nghị được lắp camera trong thang máy, chỉnh trang lại khoang thang máy, công khai minh bạch hồ sơ thang máy cho người dân…
<>Biển nước mênh mông “vây” tòa nhà
Vấn đề hệ thống toát nước quá kém lâu nay khiến người dân CT3 nhức nhối, đã kiến nghị nhiều lần mà tình trạng chưa được cải thiện.
Trong khi Constrexim trả lời cư dân là đã khắc phục và khẳng định hệ thống thoát nước đã vận hành tốt thì thực tế sau cơn mưa xảy ra sáng ngày 12.10 vừa qua khiến con đường dẫn vào tòa nhà CT3 và HH1 bị ngập úng.
Con đường dẫn vào tòa nhà CT3 hễ mưa to là ngập thế này.
Con đường dẫn vào tòa nhà CT3 hễ mưa to là ngập thế này.
Anh Tuấn Anh ở căn hộ 606 bức xúc: Không chỉ mưa to là ngập đường đi vào nhà mà hàng ngày nước thải vẫn tự nhiên chảy xuống tầng hầm qua các vết nứt hai bên đường xuống tầng hầm, qua khe cửa trước và sau tòa nhà mà không có lối thoát ra ngoài. Việc này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn xảy ra rủi ro về điện nếu trời mưa to nước tràn vào không kiểm soát được.
Nước thải hàng ngày vẫn cứ chảy vào tầng hầm tòa nhà qua chiếc cồng hoen gỉ gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải hàng ngày vẫn cứ chảy vào tầng hầm tòa nhà qua chiếc cồng hoen gỉ gây ô nhiễm môi trường.
Sự khắc phục của Constrexim mới chỉ qua loa và chưa có kết quả nên cư dân tiếp tục làm đơn đề nghị chủ đầu tư cần có giải pháp đấu nối thoát nước cho phía ngoài tòa nhà để mỗi khi mưa to đường không còn bị ngập và hàng ngày nước thải cũng không chảy vào tầng hầm nữa.
Thiết nghĩ, những đề nghị trên của cư dân CT3 Yên Hòa vô cùng thiết thực và chính đáng, chủ đầu tư cần sớm giải quyết để việc sinh hoạt đi lại của bà con được đảm bảo an toàn.
Sau đây là clip ngập úng, nước thải chảy vào tầng hầm được người dân CT3 Yên Hòa ghi lại, cung cấp cho chúng tôi:

Get the Flash Player to see this player.
 
Nguyễn Lê
 
Continue Reading »

Doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt bị tố nợ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Nha Trang gửi văn bản đến Ban tổ chức giải Sao vàng Đất Việt 2011 tố Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ nợ 1,76 tỷ đồng bảo hiểm xã hội. Hội doanh nghiệp trẻ Khánh Hòa yêu cầu trả trước 14h hôm nay.
Theo Bảo hiểm xã hội Nha Trang, mặc dù được kiểm tra đôn đốc nhiều lần nhưng Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ có trụ sở ở Nha Trang vẫn không tiền bảo hiểm xã hội. Tính từ tháng 3 đến cuối tháng 9, công ty này nợ trên 1,76 tỷ đồng. Trong khi đó, Mai Linh Nam Trung bộ là một trong 6 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam đề cử giải Sao vàng Đất Việt.
Ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa bức xúc, doanh nghiệp làm ăn thất bát nợ bảo hiểm xã hội đã đành, đằng này có những đơn vị ăn nên làm ra mà vẫn nợ. Mọi năm, ban tổ chức giải thưởng gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội xác minh việc chấp hành đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp được đề cử, nhưng năm nay lại không làm động tác này.
Công văn của Bảo hiểm xã hội Nha Trang tố Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung bộ nợ bảo hiểm xã hội. Ảnh: Việt Nữ
Ông Trương Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Khánh Hòa cho biết, trong hồ sơ tham dự giải Công ty Mai Linh Nam Trung bộ báo cáo đã thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm với xã hội đúng với quy chế dự giải, trong đó có cả việc đã đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội. Đã có một đoàn công tác của ban tổ chức giải vào Khánh Hòa để thẩm định 7 doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo. Công ty Mai Linh Nam Trung bộ đã được chọn vào top 200 và là một trong 2 doanh nghiệp duy nhất thuộc ngành dịch vụ vận tải nằm trong danh sách này.
Chiều 13/10, ông Trương Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hội doanh nhân trẻ Khánh Hòa cho biết, Ủy ban Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đã yêu cầu Công ty Mai Linh phải nộp đủ 1,76 tỷ nợ bảo hiểm xã hội trước 14h ngày 14/10. Nếu không, Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam buộc phải gạch tên Công ty Mai Linh Nam Trung bộ, chấp nhận chỉ còn 199 doanh nghiệp đạt giải Sao vàng đất Việt.
Ông Hưng cho biết thêm, quy chế xét giải Sao Vàng Đất Việt chỉ yêu cầu doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ thuế, lương, bảo hiểm xã hội... trong năm 2010. Công ty Mai Linh Nam Trung bộ tương đối sạch theo các tiêu chí này. Ông Hưng thừa nhận quy chế xét Sao vàng đất Việt có bất cập khi chỉ xét thành tích và kết quả năm 2010, nhưng đến cuối năm 2011 mới trao giải.
Nguồn tin từ Công ty Mai Linh Nam Trung bộ cho biết, sau khi nhận thông tin từ Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa, đơn vị này đã đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội 6 tháng đầu năm 2011 trước 14/10.
Theo Bảo hiểm xã hội Khánh Hòa, trong 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp ở Khánh Hòa nợ gần 42 tỷ đồng bảo hiểm xã hội. Trong đó 5 đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nợ tổng cộng 11,451 tỷ đồng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt hơn 10 công ty, nhưng mức phạt cao nhất cũng chỉ 20 triệu đồng nên một số doanh nghiệp cứ nộp phạt, nhất định không đóng bảo hiểm xã hội vì số tiền phạt còn thấp hơn tiền lãi. Ngoài ra, án phí để kiện các doanh nghiệp ra tòa khá cao, 40-50 triệu đồng một lần nên bảo hiểm xã hội chần chừ trong việc khởi kiện các doanh nghiệp.
Chuyện doanh nghiệp nợ bảo hiểm người lao động đã được dư luận dấy lên từ lâu. Không ít những thương hiệu lớn cũng bị 'tố' chưa sòng phẳng với người lao động về trách nhiệm xã hội.
<>Cuối tháng 9, những thông tin liên quan đến việc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nợ bảo hiểm cũng xuất hiện. Thậm chí phía bảo hiểm còn đưa ra con số doanh nghiệp này có 5.000 lao động nhưng chỉ có 1.300 lao động được đóng bảo hiểm xã hội.
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định: "Không có chuyện này, doanh nghiệp có thương hiệu không ai đi làm việc đó cả. Chúng tôi dám bỏ cả nghìn tỷ đồng đầu tư cho bóng đá lại nói chúng tôi quỵt vài trăm tỷ đồng tiền bảo hiểm là điều hết sức vô lý".
Ông Đức cho rằng tất cả lao động làm việc tại Hoàng Anh Gia Lai đều tuân thủ theo nguyên tắc hợp đồng đã ký. "Chúng tôi kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người lao động", ông Đức nhấn mạnh.
Một lãnh đạo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết cơ quan này cũng mới biết thông tin liên quan đến việc một số doanh nghiệp lớn nợ bảo hiểm của người lao động qua báo chí. "Chúng tôi chưa nhận được báo cáo các trường hợp cụ thể từ phía bảo hiểm địa phương", ông nói.
Vị lãnh đạo này cho biết về nguyên tắc doanh nghiệp khi ký hợp đồng cho người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động mình. Hằng tháng, doanh nghiệp phải chuyển tiền cho cơ quan bảo hiểm.
Theo đó, trong vòng một tháng kể từ khi ký hợp đồng lao động hoặc tổ chức tuyển dụng, doanh nghiệp phải lập hồ sơ đóng bảo hiểm cho người lao động. Hằng tháng, căn cứ vào tiền lương, tiền công doanh nghiệp trả cho người lao động, họ phải trích nộp khoản tiền này cho cơ quan bảo hiểm. Đơn vị nào không tuân thủ quy định này là vi phạm Luật Bảo hiểm Xã hội.
"Đối với từng trường hợp cụ thể mà báo chí phản ánh, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và có thông tin thêm", vị lãnh đạo nói.
Hồng Anh - Việt Nữ
Continue Reading »

Bắt đầu nhận hồ sơ mua nhà thu nhập thấp Đặng Xá


 
Tổng Công ty Viglacera vừa thông báo, từ ngày 17/10 đến 17/11, Tổng công ty tiếp tục nhận hồ sơ mua nhà tại dự án nhà thu nhập thấp khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đơn vị được ủy quyền thực hiện là công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ là văn phòng Ban Quản lý khu đô thị mới Đặng Xá.
Dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá gồm 4 tòa nhà chung cư 12 tầng với tổng số lượng chung cư để bán là 946 căn, tương ứng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 85.000 m2. Trong đó, ô đất NO5B sẽ xây dựng 3 toà nhà với dân số khoảng 3.200 người và 1 tòa nhà tại ô đất NO10B (D4) với dân số khoảng 600 người.

Dự án khởi công năm 2010 và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 5/2012. Sau hai lần mở bán trước đây, Viglacera đã thu được khoảng 700 hồ sơ hợp lệ với điều kiện mua đã được nới rộng ra 10 quận nội thành và huyện Gia Lâm.

(DDDN)
Continue Reading »

Vụ giao dịch nội gián lớn nhất nước Mỹ: 11 năm tù cho chủ mưu

Chủ tịch quỹ đầu tư Galleon, tỷ phú Raj Rajaratnam vừa bị kết án 11 năm tù giam với tội danh mua bán đầu tư và thu lợi bất hợp pháp số tiền lên đến 50 triệu USD. Đây được coi là vụ giao dịch nội gián nghiêm trọng nhất nước Mỹ.
Tỷ phú Raj Rajaratnam vừa bị kết án 11 năm tù giam với tội danh mua bán đầu tư và thu lợi bất hợp pháp số tiền lên đến 50 triệu USD.
 
Theo đó, tỷ phú người Mỹ gốc Sri Lanka này đã bị cáo buộc tới 14 tội danh liên quan đến vấn đề gian lận trong mua bán chứng khoán và đầu tư thu lợi bất hợp pháp. Trong đó, điển hình là vụ tỷ phú này cùng các cộng sự bỏ tiền mua chuộc các nhân viên cao cấp của các công ty lớn như IBM, Intel... để nắm được những tin tức quan trọng trước khi chúng được công bố, từ đó mua hay bán các cổ phiếu của các công ty trên nhằm kiếm lợi bất hợp pháp.

Thẩm phán Richard Holwell tuyên bố trước tòa án rằng: “tội danh và những hành động phi pháp của bị cáo phản ảnh một loại virut xấu trong văn hóa kinh doanh đáng bị loại bỏ”.

Tuy nhiên, thẩm phán này cũng đưa ra lời khen ngợi đối với những hành động và nỗ lực làm từ thiện mà tỷ phú Raj Rajaratnam đã thực hiện. Điển hình là tỷ phú này đã từng đóng góp tích cực, giúp đỡ người dân Pakistan sau trận động đất, hay vụ khủng bố kinh hoàng 11/9.

Ngoài ra, thẩm phán cũng cho biết, hiện tại bị cáo Raj Rajaratnam đang mắc bệnh tiểu đường và cần được cấy ghép thận. Tất cả những yếu tố kể trên đã được thẩm phán Richard Holwell đưa vào xem xét trong quá trình ra quyết định về bản án.

Tòa án đã tuyên phạt tỷ phú này 20 năm tù, nhưng do những đóng góp lớn trong từ thiện và vấn đề sức khỏe, tỷ phú này đã được giảm 9 năm tù.

Ngoài việc bị tuyên án 11 năm tù giam, ông Raj Rajaratnam còn bị tuyên phạt số tiền 10 triệu USD. Cũng trong phiên tòa, một số bị cáo liên quan cũng đã bị lĩnh án, cao nhất lên đến 10 năm tù giam.

Rajaratnam thành lập Quỹ đầu tư Galleon Group vào năm 1996 với các chi nhánh ở New York, California, Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ. Quỹ đầu tư Galleon hiện quản lý 7 tỷ USD tiền đầu tư của khách hàng.

Theo tạp chí "Forbes", Rajaratnam là người giàu thứ 559 ở Mỹ với số tài sản lên đến 1,3 tỷ USD.
Lan Trinh
Theo BBC/AP
Continue Reading »

Hoàng Anh Gia Lai rút đơn kiện tỉnh Lâm Đồng

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chấp nhận rút đơn kháng cáo, hai bên sẽ thương lượng và trao đổi để có kết cục thỏa đáng cho cả hai phía.Sáng 13/10, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử vụ án dân sự giữa nguyên đơn là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và bị đơn là Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng về việc tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại, đầu tư thuê tài sản phục vụ du lịch của HAGL tại TP. Đà Lạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên đã có những thỏa thuận và ký kết những "giao kèo". Theo đó, HAGL chấp nhận rút đơn kháng cáo, hai bên sẽ thương lượng và trao đổi để có kết cục thỏa đáng cho cả hai phía.
Luật sư bên nguyên đơn cho biết: "Chúng tôi rút đơn kháng cáo tại tòa phúc thẩm, không có nghĩa là chúng tôi chấp nhận thua kiện".
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2003, HAGL được UBND tỉnh Lâm Đồng cho 20 căn biệt thự để sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch, xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng. Việc cho thuê này chia làm 4 giai đoạn, năm 2004 bàn giao 8 biệt thự; năm 2005, bàn giao 5 và năm 2006 bàn giao 5. Trong quyết định cũng quy định thời gian cho thuê đất là 50 năm. Tiếp đó, đầu năm 2005, HAGL lại ký thêm một hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh Lâm Đồng.
Một trong 11 căn biệt thự của HAGL bị thu hồi.
Tuy nhiên sau đó, tỉnh Lâm Đồng đã không thực hiện đúng cam kết. Năm 2004, bàn giao 5 biệt thự, năm 2005 bàn giao tiếp 6 căn, nhưng không bàn giao đất; trong 2 năm 2006 - 2007 không bàn giao căn nào; năm 2008 bàn giao 4 căn.
Trong khi đó, theo hợp đồng, tất cả biệt thự phải được bàn giao từ 2004 - 2006. Về phía HAGL, trong số 15 căn đã nhận, có 8 căn nằm liền kề thì đã được đầu tư nâng cấp, kết nối hạ tầng đưa vào khai thác. Số còn lại nằm rải rác xen kẽ với những biệt thự chưa được giao, nên chưa thể đầu tư.
Ngày 7/9/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức một buổi họp báo trả lời báo chí về vụ việc này và cho rằng do HAGL trì trệ trong việc thu hồi, khai thác, đầu tư các biệt thự này nên tỉnh đã chọn bên thứ 3 để tiến hành sửa chữa, đưa vào khai thác.
Ngày 22/9/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản số 6986 chỉ đạo thu hồi toàn bộ diện tích nhà đất của 11 biệt thự đã giao cho HAGL. Bức xúc về việc thu hồi này, ngày 7/9/2010 HAGL đã có đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (ông Huỳnh Đức Hòa) ban hành văn bản thu hồi vi phạm hợp đồng đã ký kết. Ngày 6/5/2011, TAND tỉnh Lâm Đồng đã xét xử sơ thẩm vụ án và đã bác đơn của HAGL.
(Theo Đất Việt)
Continue Reading »