Labels

Labels

Labels

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc đầu tư ngoài ngành của EVN

Liên bộ Tài chính - Công Thương cần kiểm tra việc thực hiện phương án giá điện, đồng thời đánh giá các khoản đầu tư của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và cả công ty con EVN Telecom.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kết quả thanh tra tài chính tại Tập đoàn Điện lực VN (EVN).
EVN đầu tư ra ngoài ngành 2.100 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương ban hành và công khai khung giá mua bán điện áp dụng cho từng loại hình phát điện (thủy điện, nhiệt điện); đồng thời kiểm tra việc thực hiện giá bán điện theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện các phương án giá điện và đánh giá các khoản đầu tư ra ngoài ngành của EVN. Trong đó có việc đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và các khoản đầu tư vào chính công ty con thuộc EVN là EVN Telecom.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo EVN kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến những vi phạm và bị phát hiện qua thanh tra. Kết quả thực hiện cần báo cáo Thủ tướng xem xét.
Đối với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và phí môi trường rừng trong 2 năm (2019-2010), Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đối với việc hạch toán giảm giá trị tài sản cố định đối với phần vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Tuyên Quang, Thủ tướng cũng yêu cầu EVN phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo số liệu của EVN, tổng giá trị khối lượng đầu tư xây dựng 9 tháng đầu năm của tập đoàn đạt trên 39.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư thuần là 24.629 tỷ đồng, trả nợ gốc, lãi vay và góp vốn đầu tư các dự án nguồn điện là 14.419 tỷ đồng.
Báo cáo của Đảng ủy khối Trung ương cũng cho biết trong 8 tháng đầu năm 2011, EVN đã đầu tư ra ngoài ngành 2,8% vốn điều lệ, tương đương với 2.100 tỷ đồng.
Hồng Anh
Continue Reading »

USD và vàng chững giá

Giá vàng và tỷ giá USD không có biến động nhiều, dường như đang tạm thời chững lại sau biến động mạnh trong tuần qua.
Sáng 17/10, giá vàng SJC tại Hà Nội giao dịch tại 44,05 - 44,27 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ thêm 50.000 đồng so với tuần qua. Tuy nhiên, đây cũng là mức giá cao nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bình ổn vàng.
Tính chung trong tuần qua, giá vàng đã tăng 850 nghìn đồng/lượng sau khi có chuỗi giảm giá liên tiếp.
Giá vàng Bảo Tín Minh Châu là 44,15 - 44,35 triệu đồng/lượng. Giá Doji là 44,13 - 44,33 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới có mức 1.680 USD/ounce, tương đương 42,3 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá trong nước và thế giới đã rút xuống còn một triệu đồng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng đã tăng trở lại nhờ những tín hiệu tích cực từ châu Âu qua đó kéo giá vàng có tuần tăng tích cực nhất trong vòng hai tuần trở lại đây và đây cũng là tuần thứ hai liên tiếp vàng tăng.
Giá vàng  giao tháng 12 trên sàn Comex tại New York tăng 14,5 USD lên 1.683 USD/ounce. Tính chung cho cả tuần, giá vàng đã tăng 2,5%, đánh dấu tuần thứ hai tăng giá. Hiện giá vàng đã giảm 8,4% so với 30 ngày trước nhưng vẫn tăng được 22,4% so với đầu năm nay.
Tỷ giá liên ngân hàng giữ nguyên 20.708 đồng/USD trong ngày 17/10/2011 sau khi có bước tăng mạnh thêm 20 đồng trong ngày thứ 7 tuần trước. Với tỷ giá này, giá USD tại các ngân hàng thương mại là 20.910 - 20.915 đồng/USD. Với 4 lần điều chỉnh trong tuần, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng tổng cộng 55 đồng so với cuối tuần trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong một tuần kể từ khi Ngân hàng Nhà nước phá giá VND 9,3% ngày 11/2/2011.
Giá USD tự do nhích nhẹ lên mức 21.300 - 21.420 đồng/USD. Không có biến động nhiều so với xu thế giá chung của cuối tuần trước. Khoảng cách giá trong và ngoài hệ thống ngân hàng chênh chệch khoảng 500 đồng.
Continue Reading »

Giá ôtô nhập khẩu khó giảm theo thuế

Đó là nhận xét chung của giới buôn xe trong nước trước các thông tin liên quan đến việc thuế nhập khẩu ôtô sẽ giảm 3-5% từ ngày 1/1/2012, theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Trước đây, các thông tin liên quan đến việc giảm thuế giống như luồng gió mới thổi vào thị trường ôtô ngoại. Các salon lên kế hoạch đưa hàng về, người tiêu dùng thì hy vọng: Thuế giảm, giá xe theo đó cũng hạ theo. Thế nhưng, trong sáng nay, việc Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến về biểu thuế mới, giảm 3-5% so với mức hiện hành không mấy tác động đến các nhà nhập khẩu.
Giá ôtô ở Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất nhì thế giới. Ảnh: VNE.
Chủ một salon ôtô tại TP HCM nói thẳng: "Thuế nhập khẩu ôtô dự kiến giảm 3-5% chứ giảm đến 10-20% cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì".
Ông phân tích thuế ôtô giảm theo lộ trình - điều này giới kinh doanh đã biết từ trước. Nhưng cái khó của thị trường hiện tại không phải là thuế giảm hay tăng mà việc ai có được giấy phép nhập khẩu theo Thông tư 20 của Bộ Công Thương.
"Không có giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp không qua được cửa Thông tư 20 thì việc thuế nhập khẩu có giảm xuống mức 0% thì cũng chẳng tác động nhiều đến thị trường xe ngoại. Người tiêu dùng theo đó cũng chẳng được hưởng lợi vì giá xe cũng không thể giảm theo", vị giám đốc doanh nghiệp này nói thêm.
Ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty ôtô Thiên An Phúc cho hay thị trường xe ngoại đang trong giai đoạn bĩ cực, hầu hết các doanh nghiệp đều trong trạng thái "nằm im chờ thời". Vì vậy, việc thuế nhập khẩu giảm chẳng tác động nhiều đến hàng nghìn salon xe hơi đang làm nhiệm vụ nhập khẩu. Giá xe theo đó cũng không thể giảm mức tương ứng theo thuế được.
Theo ông Tuấn, phần lớn các salon hiện nay đều chưa có được giấy phép nhập khẩu nên nguồn hàng không dồi dào. "Giá xe phụ thuộc vào cung cầu, hàng không về được thì khó có thể nói giá xe sẽ giảm", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn nhận định hiện nay các loại xe bán trên thị trường đều được nhập về từ trước với giá cao và thuế cũ (72-83%), vì vậy, giá xe từ nay đến cuối năm rất khó có thể giảm theo. "Doanh nghiệp nào cũng biết giảm thuế là cơ hội tốt để họ đưa hàng về thị trường, giá xe theo đó cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, khi đại bộ phận doanh nghiệp không nhập hàng vì vướng Thông tư 20 thì người tiêu dùng rất khó có cơ hội mua xe giá rẻ", ông Tuấn nhấn mạnh.
Giám đốc Công ty ôtô Tín Phát - một trong số doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi lớn ở thị trường miền Bắc - Vũ Nam Chung nhận xét: "Thuế tăng hay giảm không còn là vấn đề chúng tôi quan tâm lúc này. Điều mà hầu hết nhà nhập khẩu quan tâm lúc này là khi nào quy định siết nhập khẩu xe hơi được nới lỏng".
Theo ông thuế hạ mà xe không về được thì giá cả chỉ có tăng chứ không thể nói giảm. "Giá cả phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nói như vậy để thấy giá xe sẽ không thể giảm khi mà doanh nghiệp không đưa được hàng về", ông Chung nói thêm.
Giám đốc điều hành Công ty ôtô Tây Bắc - Hồ Khắc Hùng cho rằng việc giảm thuế là điều bắt buộc Việt Nam thực hiện theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO. Giảm thuế đi liền với đó là ngân sách sẽ giảm. Và cách đơn giản nhất mà Bộ Tài chính sẽ làm là tăng giá tính thuế để bù khoản thu bị thiếu hụt. "Tôi đồ rằng giảm thuế nhập khẩu sẽ đi liền với việc tăng phí trước bạ hoặc điều chỉnh giá tính thuế. Và như vậy thì giá xe vẫn sẽ như cũ, chẳng có gì thay đổi cả", ông Hùng nói.
Ông Hùng nhẩm tính một chiếc xe có giá khai báo 10.000 USD nếu thuế điều chỉnh từ mức 82% xuống 78%, thì giá giảm tương ứng khoảng 638 USD. "Tôi cho rằng doanh nghiệp khó giảm số chênh lệch này cho người tiêu dùng mà họ sẽ bù vào các khoản phí tăng lên do kho bãi, tỷ giá...", ông Hùng cho biết.
Theo ông, các lần điều chỉnh thuế trước, mức giảm thường 10-15% chứ không ở mức chỉ 3-5% như lần này. "Nói tóm lại thuế giờ chẳng còn quan trọng đối với chúng tôi vì kiểu gì, chúng tôi cũng chẳng có nổi giấy phép nhập khẩu xe mới", ông Hùng nhấn mạnh.
Hồng Anh
Continue Reading »

Những vụ lừa đảo siêu lãi suất đình đám thế giới

Bị mờ mắt vì mức lãi suất khổng lồ, nhiều nhà đầu tư đã mất trắng hàng tỷ đôla vào tay những kẻ lừa đảo đình đám trong lịch sử thế giới.

1. Ông trùm Madoff và cú lừa 50 tỷ USD

Vốn là một trong những sáng lập viên của sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, Bernard Madoff điều hành một quỹ đầu tư với tài sản khoảng 17 tỷ USD. Dựa vào danh tiếng sẵn có, Madoff thu hút dòng tiền vào quỹ đầu tư của mình với mức lợi tức hứa trả hàng năm lên tới 11%. Chiêu bài của Madoff là lấy tiền của nhà đầu tư đến trước để trả cho người đến sau. Vì những đồng vốn này không tự sinh lời, nên cuối cùng, toàn bộ hệ thống quay vòng này cũng bị sụp đổ khi khoản tiền đến sau không thể gánh nổi khoản đến trước, và số lỗ thực tế lên tới 50 tỷ USD.
Ngày 11/12/2008, sự việc được phanh phui với danh sách nạn nhân có đủ những tên tuổi nổi tiếng thế giới như Ngân hàng Santander (Tây Ban Nha), HSBC (Anh), Ngân hàng Hoàng gia Scotland, Ngân hàng BNP (Pháp), Ngân hàng Nomura (Nhật Bản)… Với cú lừa lịch sử này, Madoff đối mặt với án tù 20 năm cộng với 5 triệu USD tiền phạt.
Trùm lừa Madoff và số thiệt hại lên tới 50 tỷ USD. Ảnh: economist.com
Trùm lừa Madoff và số thiệt hại lên tới 50 tỷ USD. Ảnh: economist.com

2. Tám tỷ USD và án phạt 250 năm cho tỷ phú lừa đảo Allen Stanford

Người Mỹ đầu tiên được Khối thịnh vượng chung phong tước Hiệp sĩ, Allen Stanford, đã khiến thị trường tài chính - ngân hàng Mỹ rung chuyển với vụ lừa đảo đầu tư siêu lợi nhuận được phát hiện vào tháng 6/2009. Vị tỷ phú này đã dựng lên một kế hoạch đầu tư "ma" thông qua Ngân hàng Quốc tế Stanford (SIB) do ông ta cùng gia đình làm chủ.
Thủ đoạn mà SIB sử dụng là bán các chứng chỉ ký thác đầu tư trị giá khoảng 8 tỷ USD với lãi suất từ 11% đến 16% một năm, rồi ngụy tạo báo cáo tài chính nhằm đút túi toàn bộ số tiền trên. Cùng với các chiến dịch quảng cáo của mình, chỉ riêng trong năm 2005, SIB đã thuyết phục được 35.000 khách hàng với tổng số vốn đóng góp 3,8 tỷ USD và đến cuối năm 2007, số vốn ký thác trong tay trùm lừa đảo đã lên đến 6,7 tỷ USD.
Tỷ phú Texas này đã bị áp dụng luật hình sự với tội danh lừa đảo và đối mặt với án tù lên tới 250 năm tại nhà tù liên bang.
Hiệp sĩ Allen Stanford đã khiến cả nước Mỹ rúng động sau cú lừa 8 tỷ USD. Ảnh: Telegraph.co.uk
Hiệp sĩ Allen Stanford đã khiến cả nước Mỹ rúng động sau cú lừa 8 tỷ USD. Ảnh: Telegraph.co.uk

3. Doanh nhân 75 tuổi và vụ lừa đảo 1,4 tỷ USD tại Nhật

Kazutsugi Nami, chủ tịch của công ty L&G;, đã thực hiện vụ lừa đảo đối với 37.000 nhà đầu tư trong gần 10 năm. Theo cơ quan điều tra Nhật, Nami và các lãnh đạo cao cấp của L&G; đã thu lượng tiền lớn từ các nhà đầu tư với cam kết trả lãi 36 % một năm. Ngoài ra, ông ta còn gây quỹ bằng cách phát hành "Enten" và nói với nhà đầu tư rằng loại "tiền" này sẽ có giá trị tại các hội chợ trên khắp cả nước do công ty tài trợ, cũng như các giao dịch trên Internet.
Khi bị bắt giữ, vị doanh nhân 75 tuổi không thừa nhận bất kỳ hành vi phạm pháp nào. Số tiền lừa đảo ước tính lên tới 1,4 tỷ USD
Kazutsugi Nami được giới đầu tư Nhật tin tưởng như Madoff. Ảnh: Globo.com
Kazutsugi Nami được giới đầu tư Nhật tin tưởng như Madoff. Ảnh: Globo.com

4. Công ty cờ bạc trực tuyến Full Tilt

Full Tilt
Howard Lederer, một trong những người sáng lập ra Full Tilt. Ảnh: Forbes
Mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã tuyên bố rằng Full Tilt Poker, một trong những công ty cờ bạc trực tuyến lớn nhất nước này, thực chất là một "bộ máy Ponzi khổng lồ". Sau khi đóng cửa trang web và phong tỏa tài khoản của Full Tilt, các công tố viên Liên bang đang lập hồ sơ đưa những người quản lý Full Tilt ra tòa.
Mô hình lừa đảo Ponzi mang nghĩa lấy tiền của người này trả cho người khác, cam kết trả lãi cao. Còn trong trường hợp vụ Full Tilt, một nhóm tay chơi cờ bạc chuyên nghiệp đã lập ra công ty đánh bạc trực tuyến Full Tilt để lừa đảo. Họ thu hút người tham gia rồi lấy tiền của người này trả cho người kia, xoay vòng vốn và đút túi riêng khoản lừa được. Kể từ năm 2007, các thành viên sáng lập Full Tilt đã bỏ túi hàng trăm triệu USD theo cách này. Sự việc vỡ lở sau khi những người chơi phát hiện ra rằng Full Tilt không có khả năng hoàn trả số tiền do họ thắng bạc mà có.

5. MMM - vụ lừa đảo hình tháp lớn nhất trong lịch sử nước Nga

MMM là một công ty Nga được thành lập năm 1989. Ban đầu, công ty này đơn thuần nhập khẩu máy tính và thiết bị văn phòng rồi chuyển sang hoạt động tài chính nhưng đều không mấy thành công.
Sergei Mavrodi, một trong 3 người sáng lập của MMM sau khi bị kết án vào năm 2007. Ảnh: TheMoscowTimes
Đến năm 1994, tình thế xoay chuyển khi MMM bắt đầu hoạt động theo mô hình Ponzi, tức lừa đảo theo hình tháp. MMM thu hút tiền từ các nhà đầu tư tư nhân, hứa trả cho họ khoản lãi suất khổng lồ lên tới cả nghìn phần trăm mỗi năm. Chính những hoạt động quảng cáo rầm rộ, lãi suất cao khiến ngày càng nhiều người đổ tiền vào MMM và công ty này phất lên nhanh chóng. Vào thời kỳ cao điểm, MMM huy động được hơn 100 tỷ ruble (tương đương 50 triệu USD) mỗi ngày. Số tiền thu được lớn đến nỗi chính bản thân MMM cũng không đếm nổi và họ phải thống kê tiền theo đơn vị phòng, ví dụ một phòng tiền, hai phòng tiền.
Chứng kiến sự phất lên của MMM, nhiều người cũng bắt chước và lập ra những công ty tương tự, hoạt động theo mô hình thu hút vốn và hứa trả lãi suất cao. Có nơi hứa trả lãi tới 30.000% một năm.
Đến tháng 7/1994, sự việc đột ngột vỡ lở khi các nhà chức trách đóng cửa văn phòng MMM với cáo buộc trốn thuế. Chỉ ít ngày sau đó, người ta mới ngã ngửa ra rằng công ty đang gánh những khoản nợ khổng lồ không có khả năng chi trả. Invest-Consulting, một trong số công ty con của MMM, nợ hơn 50 tỷ ruble (26 triệu USD) tiền thuế. Bản thân MMM nợ các nhà đầu tư từ 100 tỷ đến 3.000 tỷ ruble (50 triệu đến 1,5 tỷ USD). Chính những người sáng lập cũng chẳng nhớ nổi họ nợ những ai và nợ bao nhiêu tiền.
Cho đến nay, đây vẫn là vụ lừa đảo theo hình tháp lớn nhất trong lịch sử nước Nga, với ít nhất 2 triệu người đã bị mất tiền và ít nhất 50 nạn nhân kết liễu đời mình vì trắng tay. Sergei Mavrodi, một trong 3 người sáng lập MMM, bị bắt vào năm 2003 và bị kết án 4 năm tù vào năm 2007.
Quỳnh Anh - Thanh Bình (tổng hợp)
Continue Reading »

Vàng đột ngột tăng vọt

Đến chiều nay, giá vàng trong nước tăng thêm 100.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng khi giá vàng thế giới đột ngột vọt lên mức 1.690 USD/ounce. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện vẫn khoảng 700.000 đồng/lượng.
Lúc 15h, giá vàng SJC điều chỉnh tăng thêm 100.000 đồng mỗi lượng đối với cả chiều mua vào và bán ra lên 44,15 – 44,35 triệu đồng/lượng.

Vàng Bảo Tín Minh Châu vọt lên mức 44,26 – 44,46 triệu đồng/lượng, tăng 140.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước.

Tại Doji, mức giá nhỉnh hơn cả chiều mua lẫn chiều bán khi niêm yết ở mức 44,3 – 44,5 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay bước vào phiên châu Âu đột nhiên vọt mạnh lên mức 1.695,9 USD/ounce. Hiện giá vàng vẫn đang tăng mạnh hơn 13 USD lên mốc 1.694 USD/ounce.

Với mức giá này, hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn đứng khá cao khoảng 700.000 đồng/lượng, đã bao gồm thuế và các chi phí.
  
Lúc 9h30, giá vàng SJC vẫn mua vào – bán ra ở mức 44,05 – 44,25 triệu đồng/lượng, không đổi so với chốt phiên cuối tuần trước.

Vàng SBJ của Sacombank-SBJ cũng giữ nguyên mức giá 44,06 – 44,24 triệu đồng/lượng được niêm yết từ cuối tuần trước.

Vàng Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Doji tăng nhẹ thêm 30.000 đồng/lượng giá bán ra lên mức 44,35 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá mua vào cũng nhích thêm 50.000 đồng/lượng lên 44,15 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay mở cửa phiên đầu tuần tại châu Á hiện đang giao dịch ở mức 1.680,8 USD/ounce, tăng 1 USD so với chốt phiên tuần trước.

Trên thị trường ngoại tệ, hôm nay tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng vẫn được duy trì ở mức 20.708 đồng/USD. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại được giao dịch ở mức 20.960 – 20.915 đồng/USD. Trên thị trường tự do, một số ngân hàng trên phố Hà Trung đang mua vào – bán ra ở mức 21.400 - 21.420 đồng/USD.

Như vậy, hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi sau khi trừ thuế và các chi phí vẫn trên 900.000 đồng/lượng.

Nhật Linh
Continue Reading »

“Đột nhập” vườn cổ tùng nghìn tỷ ở Vĩnh Phúc

Từ lâu tôi đã biết đến một vườn tùng mà nghe đồn trị giá cả ngàn tỷ đồng ở giữa thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vài lần muốn “đột nhập” vườn tùng để ngắm mà không được, bởi nếu không có sự cho phép của chủ nhân, thì không ai có thể vào.

Không được sự đồng ý của Q. "khủng", không ai có thể vào được vườn tùng.

Chủ nhân của vườn tùng đó là Q. “khủng”. Sở dĩ giới chơi cây đặt cho anh ta cái biệt danh đó, là bởi anh ta giàu có khủng khiếp. Q. “khủng” là giám đốc nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội, thi thoảng mới đáo qua vườn cây nên ít người gặp được anh ta.

Q. “khủng” mới 40 tuổi, song lại có niềm đam mê cây ghê gớm. Bao nhiêu gia sản anh ta đổ hết vào cây và cây cối không phụ lòng, đã biến anh ta thành tỷ phú.

Vườn tùng với hàng trăm cổ tùng khổng lồ.

Đồn rằng, một vị thứ trưởng đi qua Vĩnh Phúc, thấy vườn tùng khổng lồ, toàn là những tác phẩm nghệ thuật đẹp ghê gớm, đã dừng xe chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, vị thứ trưởng này cũng không vào được vườn tùng, vì không được sự cho phép của bảo vệ. Hàng chục bảo vệ chỉ được lệnh mở cổng khi có sự chỉ đạo trực tiếp của ông chủ Q. “khủng”.

Cổ tùng được cho là 600 tuổi.

Báo giới không hề biết đến sự hiện diện của Q. “khủng”, tuy nhiên, giới chơi cây đều biết danh tiếng của anh ta. Q. “khủng” không mang cây đi tham gia triển lãm bao giờ. Anh ta cũng giữ vườn cây của mình bí mật, không muốn cho ai xem, ngoài những người cực kỳ thân thiết.

Cây tùng này được định giá 2 triệu USD!

Bất ngờ, một ngày, anh bạn của tôi, là đại gia lớn trong ngành xây dựng gọi điện rủ đi xem cây của anh. Anh bảo, anh có cổ phần trong một vườn cây ngàn tỷ bí mật ở Vĩnh Phúc.

Tôi hỏi vui: “Liệu vườn cây của anh có thực sự đến ngàn tỷ không, hay chỉ bốc lên cho vui?”. Anh bảo: “Tớ đã từng đi xem một số cây tùng cổ triệu đô và kết luận rằng, nếu những cây tùng đó có giá triệu đô, thì vườn cây của tớ phải ngàn tỷ”.

Đó cũng là tuyên bố của Q. "khủng" - chủ nhân lớn nhất của vườn tùng này. Tuy nhiên, giá trị thực sự của vườn tùng này thế nào, thì phải có sự định giá của nhiều chuyên gia cây cảnh.

Gốc cây đã lên màu đỏ đồng.

Thật không ngờ, chiếc Porsche đã đưa tôi đến vườn cây khủng ở giữa thành phố Vĩnh Yên, đối diện với nghĩa trang liệt sĩ. Tuy nhiên, anh bạn tôi gặp chuyện rắc rối, đó là không vào được vườn cây, dù trong vườn cây khủng đó, có vài cây thuộc sở hữu của anh ta. Dù đã nói hết nước hết cái, song mấy anh bảo vệ vẫn không đồng ý mở cổng bởi chưa có chỉ lệnh của ông chủ Q. “khủng”.

Phải sau một giờ đồng hồ đứng ở cổng, anh bạn tôi mới liên lạc được với Q. “khủng” và chúng tôi mới vào được vườn tùng ngàn tỷ.

Tôi quả thực choáng ngợp trước vườn tùng với những cây tùng khủng, đủ các kiểu dáng, da đã lên màu đỏ đồng. Vườn tùng rộng tới vài ha, nằm ở mảnh đất vàng, giữa trung tâm thành phố Vĩnh Yên.

Cổ tùng được định giá 2 triệu USD của Toàn "đô la" ở Việt Trì.

Tôi đã từng vài lần được chiêm ngưỡng cổ tùng có tên Ông Bụt của Toàn “đô-la” ở Việt Trì. Theo Toàn “đô la”, cổ tùng của anh ta có giá 2 triệu USD, tức 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, chiêm ngưỡng vườn cây này, tôi thấy rằng, có đến cả trăm cây to lớn, cổ thụ hơn cổ tùng “Ông Bụt” của Toàn “đô-la” rất nhiều. Với lượng cổ tùng khổng lồ này, vườn tùng bí ẩn trên có giá đến cả ngàn tỷ đồng?

Mời quý độc giả chiêm ngưỡng một số hình ảnh cổ tùng trong vườn tùng bí ẩn này:
 

Theo Phạm Đặng Nguyệt Diễm
VTCNews
Continue Reading »

HN: Giá đất quý 3 đắt ngang Tokyo, Paris

Theo báo cáo thị trường quý 3 của Colliers International, giá đất tại các quận trung tâm của Hà Nội lên tới 27.200 USD/m2 (tương đương khoảng hơn 570 triệu đồng), đắt ngang với giá ở Tokyo hay Paris.
Colliers cho biết, nội thành Hà Nội có thể chia thành 3 khu vực. Khu vực 1 bao gồm các quận ngoại vi Từ Liêm và Hà Đông ở phía Tây, Long Biên ở phía Đông và Hoàng Mai ở phía Nam, có giá đất giao động từ 968 USD đến 8.329 USD/m2. Biên độ dao động của các quận khu vực 2 bao gồm Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa và Tây Hồ là từ 2.590 USD đến 18.940 USD/m2. Nhóm cuối cùng bao gồm hai quận trung tâm Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có giá dao động từ 2.611 USD/m2 đến 27.200 USD/m2.
Có thể nhận thấy, các quận càng trung tâm thì biên độ dao động đất càng rộng. Lợi thế thương mại phụ thuộc vào vị trí của các quận trung tâm khiến cho có sự khác biệt rõ nét giữa các nhà trong ngõ và mặt phố. Giá nhà đất đắt nhất là ở các căn góc mặt phố tại các phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm - đắt ngang với giá ở Tokyo hay Paris. Ví dụ , giá một m2 nhà đất tại các phố như Hàng Gai, Cầu Gỗ hay Hai Bà Trưng có thể lên tới mức 21.000 USD/m2 – 27.000 USD/m2.

HN: Giá đất quý 3 đắt ngang Tokyo, Paris, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, gia dat, bat dong san, thi truong bat dong san, thuong mai, tai chinh, bao

Bảng ghi nhận giá đất quý 3 trung bình theo quận tại Hà Nội.
Colliers cũng ghi nhận giá đất trung bình của một số con đường chính tại Hà Nội, theo đó, đất tại các con đường trung tâm luôn đắt đỏ. Đơn cử như trong giá đất trong ngõ của phố Huế, là con đường tập trung các cửa hiệu thời trang, thậm chí bằng hoặc cao hơn cả giá đất mặt phố Tôn Đức Thắng, Cầu Giấy hay Trường Chinh. Đất mặt phố Hai Bà Trưng có giá trung bình lên tới 21.700 USD/m2, gấp 1,5 đến 2 lần tại các phố Kim Mã và Giải Phóng.
Giá đất tại Hà Nội thay đổi rất lớn theo vị trí tùy thuộc vào việc phát triển hạ tầng và trong nhiều trường hợp là vào yếu tố đầu cơ. Ngoài ra, các giao dịch cũng ít thông qua kênh chính thức và thông tin không rõ ràng. Vì vậy, việc đưa ra các con số chính xác hầu như không thể thực hiện được.
Quy hoạch phát triển Hà Nội hiện mở rộng về phía Tây với đầu tư cơ sở hạ tầng tốt nên đất trong ngõ khu vực Mỹ Đình và Cầu Giấy không chênh nhau nhiều. Hà Đông vốn là trung tâm của tỉnh Hà Tây cũ với cơ sở hạ tầng khá tốt từ trước, nên sau khi sát nhập, giá đất khu vực này không khác mấy so với khu vực Mỹ Đình.
Continue Reading »

Thu hẹp đầu mối xuất khẩu cà phê

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết, sẽ xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động kinh doanh cà phê theo hướng những doanh nghiệp đủ điều kiện mới được tham gia xuất khẩu.
 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Diệp Kỉnh Tần.
 
Thị phần các doanh nghiệp trong nước đang bị thu hẹp do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mở rộng mạng lưới thu mua trực tiếp từ người dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng sức cạnh tranh?

Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, hiện có 13 doanh nghiệp nước ngoài có đại lý, chi nhánh thu mua cà phê ở Việt Nam, với lượng cà phê thu mua là 377.000 tấn, chiếm 30% sản lượng. Chúng tôi đã rà soát lại các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết của Việt Nam về quyền mua của các doanh nghiệp FDI. Thực tế, họ đều mua cà phê qua các doanh nghiệp tại Việt Nam và chúng ta không thể bắt lỗi họ được.

Nói doanh nghiệp FDI có lợi thế cạnh tranh hơn vì được tiếp cận vốn rẻ cũng không hẳn chính xác. Tôi được biết, có doanh nghiệp FDI vay ngoại tệ với lãi suất không hề rẻ (8-9%/năm), sau đó bán lấy VND để mua cà phê nguyên liệu, đến khi xuất khẩu có ngoại tệ thì đem trả lại ngân hàng.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước vay nội tệ để mua nguyên liệu, nhưng khi xuất khẩu có ngoại tệ lại bán ra thị trường tự do, chứ không bán cho ngân hàng.

Vì vậy, theo tôi, phải nhìn nhận vấn đề một cách công bằng. Vấn đề cốt lõi hiện nay là các doanh nghiệp trong nước phải kiểm điểm lại mình, tự vươn lên, bởi Nhà nước đã hỗ trợ họ rất nhiều.

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thua lỗ. Có lẽ, ngành cà phê nên thu hẹp đầu mối xuất khẩu để lành mạnh hóa thị trường, giống như ngành gạo, thưa Thứ trưởng?

Nên có quy định doanh nghiệp đủ điều kiện mới được tham gia xuất khẩu cà phê để lành mạnh hóa thị trường. Bộï Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đều ủng hộ phương án này.

Tôi cho rằng, làm được điều này sẽ cải thiện rất lớn hình ảnh, uy tín, thương hiệu cà phê Việt Nam. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, mang về mỗi năm khoảng 2-3 tỷ USD, nhưng gần 70% doanh nghiệp trong tổng số 160 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê làm ăn không hiệu quả. Sắp xếp lại đầu mối xuất khẩu cà phê để hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá là việc cần thiết.

Thưa Thứ trưởng, niên vụ cà phê 2011-2012 sắp bắt đầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có động thái gì để tháo gỡ khó khăn về vốn thu mua nguyên liệu cho các doanh nghiệp?

Sản lượng cà phê nhân trong niên vụ sắp tới ước đạt 1 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp trong nước thu mua khoảng 70%, tương ứng số vốn khoảng 32.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn này sẽ được quay thành hai vòng, như vậy, nhu cầu vốn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2011-2012 khoảng 16.000 tỷ đồng.

Năm nay, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đã sớm chủ động phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để trao đổi về vấn đề vốn thu mua cà phê niên vụ 2011- 2012.

Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước đảm bảo sẽ cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp thu mua cà phê. Các ngân hàng thương mại cũng ủng hộ chủ trương này. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay 5.000 tỷ đồng.

Vì vậy, tôi cho rằng, việc đáp ứng nhu cầu vay vốn 16.000 tỷ đồng để thu mua nguyên liệu không phải là khó. Vấn đề lớn nhất hiện nay là, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê có đủ điều kiện để vay vốn hay không, bởi trong 2 năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí không trả được nợ ngân hàng.

Theo Thùy Liên
Báo Đầu tư
Continue Reading »