Labels

Labels

Labels

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Đồng tiền Châu Á tiếp tục mất giá trong quý IV

Theo dự báo của Tập đoàn Standard Chartered Plc, các đồng tiền tại Châu Á sẽ vẫn chịu sức ép giảm giá trong 3 tháng cuối của năm 2011, trước khi hồi phục vào đầu năm 2012 nhờ nhu cầu xuất khẩu tăng trở lại.

Nền kinh tế thế giới sẽ không rơi vào cuộc suy thoái như năm 2008 do các quốc gia Châu Âu “kiên quyết vượt qua” cuộc khủng hoảng nợ và các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ không để nền kinh tế đầu tàu thế giới sụt giảm,  ông Thomas Harr - Giám đốc chiến lược tiền tệ Châu Á của Standard Chartered tại Singapore, nhận định. Bên cạnh đó, các quốc gia đang nổi như Trung Quốc đến Brazil cũng xem xét việc tăng nguồn tiền vay cho Quỹ Tiền tệ quốc tế, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu. Đây là những lý do sẽ giúp đồng tiền Châu Á tăng trở lại vào năm 2012.
Song đồng tiền Châu Á sẽ phải trải qua giai đoạn mất giá vào quý IV của năm 2011, trước khi tăn giá trở lại. Điển hình là đồng won của Hàn Quốc sẽ mất giá thêm 1,8%/USD trong ba tháng tới, trước khi hồi phục đà tăng ở mức 7,1% vào quý I của năm 2012, Tập đoàn Standard Chartered dự báo. Thêm vào đó, việc Mỹ và Hàn Quốc đạt Hiệp định Tự do thương mại và thỏa thuận bình ổn tiền tệ sẽ giúp ngăn chặn bất cứ sự sụt giảm lớn nào của đồng won, ông Nam Kyung Tae - nhà đầu tư tiền tệ tại Seoul, cho hay.
Trong khi đó, tuần từ 10-14.10, các quỹ nước ngoài đã mua ròng 1,7 tỉ USD cổ phiếu trong tuần vừa qua tại Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan. Theo một chuyên viên giao dịch tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui tại Bangkok, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ dồn mua cổ phiếu Châu Á, do cho rằng khủng hoảng nợ Châu Âu đã có dấu hiệu giảm nhẹ. “Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết tận gốc và những yếu tố bên ngoài sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường” - ông Kozo Hasegawa, chuyên viên tại Sumitomo Mitsui Banking Corp. ở Bangkok, nhận định.
Các đồng tiền Châu Á cũng tận hưởng một tuần tăng trưởng ấn tượng, dẫn đầu là đồng won của Hàn Quốc, nhờ những tín hiệu lạc quan rằng Châu Âu sẽ hành động để ngăn khủng hoảng và khuyến khích các nhà đầu tư mua các tài sản tại thị trường mới nổi. Chỉ số Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar, theo dõi 10 đồng tiền giao dịch nhiều nhất trong khu vực - trừ đồng yen, tăng 0,7% trong tuần.
Chỉ số chứng khoán MSCI Châu Á - Thái Bình Dương tăng 3,4%. Đồng won tăng mạnh nhất ở mức 1,9% lên tỉ giá 1,156.13 won/USD trong phiên đóng cửa chiều 14.10 tại Seoul. Đồng ringgit của Malaysia cũng đạt mức tăng 0,9% lên 3,1302 ringgit/USD, trong lúc đồng dollar Đài Loan tăng 0,6%. Đồng baht của Thái tăng 0,5% trong tuần trước lên 30,78/USD. Đồng peso của Philippines nâng thêm 0,4% lên 43,375/USD trong lúc đồng rupiah của Indonesia cũng đạt mức tăng 0,6% lên 8.848/USD.
    H.A (Theo Bloomberg)
Continue Reading »

Giá tôm “ấm” dần

Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm của 29 tỉnh, thành ven biển trong cả nước đạt gần 650.000ha, trong đó ĐBSCL chiếm 595.000ha và sản lượng thu hoạch gần 209.000 tấn (chiếm hơn 70% sản lượng cả nước).

TS Nguyễn Xuân Khoa - Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Bạc Liêu nhận định: Sự hỗ trợ kịp thời về vốn, con giống, thuốc xử lý môi trường cùng các biện pháp kỹ thuật đã giữ ổn định thế sản xuất tôm của các tỉnh ĐBSCL. Đặc biệt, mức giá tiêu thụ cao đã thu hút người sản xuất.
Giá tôm được dự báo sẽ tăng cao thời gian tới.
Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thuỷ sản), tại Tiền Giang, giá tôm sú loại 30 con/kg từ 170.000-180.000 đồng. Tôm thẻ chân trắng giá 82.000 đồng/kg (loại 70-100 con/kg). Trong khi mức giá tôm sú được thương lái mua vào tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, bình quân từ 235.000-250.000 đồng/kg (20 con/kg). Mức giá này hiện khá ổn định.
Nông dân nuôi tôm tại các huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Hòa Bình (Bạc Liêu), Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Thương lái đến tận ao nuôi tôm của bà con hỏi mua tôm nguyên liệu với mức giá trên và sẵn sàng đặt cọc đối với những ao nuôi trên 3,5 tháng tuổi.
Sau đợt tôm chết hàng loạt trong tháng 5 và 6, người nuôi bắt đầu cẩn thận hơn trong các yếu tố canh tác. Đặc biệt, các hộ thả nuôi mới đều áp dụng thả thưa, nên “bình an” trở lại và có tôm thu hoạch lác đác. Bước sang tháng 9,10 và nhất là khoảng 1 tuần nay, sức mua tôm nguyên liệu đã ấm hơn, các nhà máy gọi một số công nhân quay lại làm. “Tình hình xem ra cải thiện một chút” - ông Nguyễn Văn Tranh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau, nhận định.
Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, cho biết đã thu hoạch hơn 8.000ha, sản lượng gần 20.000 tấn và cung ứng tạm đủ cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó, ở Bến Tre tuy diện tích thu hẹp hơn (trên 4.000ha) nhưng sản lượng cũng đạt hơn 10.000 tấn.
Đánh giá của “Vua tôm” Sáu Ngoãn (Bạc Liêu), nhiều khả năng giá tôm sẽ vượt con số 270.000 đồng/kg (loại 20 con/kg). Vì khi các nhà máy hoạt động trở lại, nhu cầu tôm nguyên liệu sẽ tăng vượt trội.
Continue Reading »

Vàng, “chứng” phố Wall suy sụp theo châu Âu

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày hôm qua đã sụt giảm khi các nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước việc Đức tuyên bố thận trọng trong kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu. Tương tự, giá vàng tiếp tục di chuyển đi xuống theo giá các loại cổ phiếu và tài sản rủi ro khác.
Phố Wall ngập tràn "sắc đỏ" lo âu
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường đã lập tức đi xuống khi Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Scheuble cho biết: "Chúng ta sẽ không thể có một giải pháp dứt khoát vào cuối tuần này", khi đề cập đến Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra  vào ngày 23/10 sắp tới.
Các chỉ số chính đã ngay lập tức giảm điểm sau tuyên bố này. Kết thúc phiên giao dịch tại sàn New York, chỉ số S&P 500 đã giảm 1,94%, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,13%, chỉ số Nasdaq giảm 1,98%.
"Tuyên bố của Bộ trưởng tài chính Đức đã hủy hoại niềm hy vọng của các nhà đầu tư về việc sẽ có một kế hoạch lớn được đưa ra, cũng như sẽ có một sự tái cơ cấu vốn của các ngân hàng để giải quyết vấn đề nợ của châu Âu.", ông Stephen Massocca, chuyên gia tại Wedbush Morgan, San Francisco nói.
"Lãnh đạo các nước châu Âu muốn nói rằng họ đang đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề, nhưng không muốn tạo ra quá nhiều kỳ vọng.", Dan Veru, chuyên gia tại Palisade Capital Management LLC nhận định.
"Nếu chúng ta không có một hệ thống tài chính vững mạnh, sẽ rất khó để phục hồi kinh tế một cách bền vững. Ngoài ra, việc thị trường hạ điểm trong phiên này còn do đà bán ra khi giao dịch đã đạt mức đỉnh", ông nói thêm.
Chính phủ Đức hiện tuyên bố lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ không đưa ra một giải pháp toàn diện cho khủng hoảng nợ tại châu Âu, điều mà các nhà hoạch định chính sách đang vận động trong buổi họp thượng đỉnh ngày 23/10/2011. Thay vào đó, cuối tuần này Bộ trưởng Tài chính các nước và đại diện các Ngân hàng Trung ương sẽ tính đến một kế hoạch để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, hỗ trợ ngân hàng và  không để cuộc khủng hoảng lây lan sang các nước khác.
"Sẽ không thể có một biện pháp nhanh chóng nào ở châu Âu. Kinh tế khu vực sẽ hồi phục không đồng đều do ảnh hưởng bởi địa lý và do một số quốc gia đang được hưởng lợi từ việc tăng trưởng chậm"., Brian Jacobsen, chiến lược gia tại Well Fargo Fund Management nhận định.
Khối lượng giao dịch trong phiên này vẫn ở mức thấp, cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư. Số liệu công bố cho thấy sản xuất tại lĩnh vực New York đi xuống mạnh hơn dự báo trong tháng 10/2011.
Giá dầu thô trong phiên giao dịch ngày hôm qua cũng đã giảm xuống mức 86,38 USD/thùng. Tại sàn New York, khối lượng giao dịch của dầu cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai ngày qua. Thị trường chứng khoán suy yếu khiến giới đầu tư cho rằng nhu cầu nhiên liệu sẽ giảm trong thời gian tới. Ngoài ra, dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng là hai nguyên nhân chính đẩy giá dầu giảm.
Trong khi đó, vào phiên giao dịch sáng sớm nay thì hầu hết các sàn châu Á lên điểm mạnh. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,01%. Các chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,62%, Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng thêm 1,5%.
Vàng tiếp tục theo chân các loại tài sản rủi ro
Sau khi có đợt tăng giá mạnh nhất vào tuần trước, giá vàng thế giới ngay trong phiên thứ hai vừa qua đã giảm 0,5% xuống mức 1670,7 USD/oz. Vàng giảm sau thông tin không tốt từ châu Âu khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu và các loại tài sản rủi ro khác.
Thêm vào đó, việc USD tăng giá so với rổ tiền tệ cũng là nguyên nhân đẩy giá vàng đi xuống. USD đã tăng 8% giá trị so với tháng trước, trong khi đó thì vàng lại giảm 11%.
"Sức mạnh của USD đang đè nặng lên vàng. Thêm vào đó, một số nhà đầu tư vẫn tiếp tục chờ đợi do sự bất ổn của giá vàng thời gian qua".  Frank Lesh, nhà đầu tư tại FuturePath Trading, Chicago nhận định.
Trên sàn Comex, giá vàng kỳ hạn giao trong tháng 12 đã giảm 0,4% xuống mức 1676,6 USD/oz. Vàng đã tăng 2,9% trong tuần trước, mức tăng lớn nhất trong vòng 6 tuần qua. Hiện khối lượng giao dịch vàng vẫn ở mức rất mỏng, chỉ bằng một nữa so với mức trung bình 30 ngày. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp giao dịch vàng diễn ra trong tình trạng như vậy.
"Bởi không có nhu cầu mua vàng lớn trong thời điểm hiện tại, nên các nhà đầu tư đang nắm giữ một lượng lớn kim lọai quý này cũng chưa vội vàng bán ra", Edel Tully, chuyên gia tại UBS AG, Luân Đôn nhận định.
Các nhà phân tích cho rằng, hiện mức kháng cự 1.700 USD/ounce vẫn là thử thách với vàng để thoát khỏi xu hướng biến động lên xuống thất thường ở mức thấp trong suốt vài tuần qua.
Oliver Pursche của GMG Defensive Beta Fund nhận xét, vàng sẽ tiếp tục biến động cùng chiều với chứng khoán trong ngắn hạn vì nhà đầu tư có xu hướng xếp hai loại tài sản này vào cùng một nhóm.
Continue Reading »

Chứng khoán rớt thảm, thanh khoản thấp đáng lo

 


Chưa có thông tin hỗ trợ, thị trường chứng khoán trong ngày làm việc hôm nay (18/10) tiếp tục lao dốc mạnh. Chỉ số Vn-Index theo đó xuyên thủng mốc 410 điểm, kèm thanh khoản thấp đáng lo ngại.


Trên thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên giao dịch đêm qua đã bao phủ sắc đỏ, khi nhà đầu tư tỏ ra lo sợ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể tiếp diễn và khó có thể giải quyết nhanh chóng.

Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 246,58 điểm, xuống mức 11.397,91 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 23,72 điểm, xuống còn 1.200,86 điểm và chỉ số Nasdaq cũng giảm 52,93 điểm, xuống còn 2.614,92 điểm.

Cùng chiều với thị trường Mỹ, khu vực châu Âu trong phiên làm việc đêm qua cũng đã giảm từ 0,54% - 1,81%.

Trong nước, chưa có thông tin hỗ trợ tích cực thị trường chứng khoán tiếp tục rơi tự do, khi nhà đầu tư tỏ ra lo sợ trước diễn biến ngày càng xấu đi của các chỉ số. Đặc biệt, dòng tiền trên sàn có dấu hiệu sụt giảm mạnh, báo hiệu chu kỳ giảm điểm trong ngắn hạn vẫn chưa thể chấm dứt.

Trên sàn TP.HCM, màu đỏ không ngừng bao phủ trên sàn ngay từ lúc mở cửa ngày làm việc. Giao dịch diễn ra trong sự chán nản của các nhà đầu tư, hoạt động mua bán theo đó khá mờ nhạt.

Kết thúc đợt giao dịch, chỉ số Vn-Index rơi xuống mốc 407,44 điểm, giảm 3,4 điểm, tương đương 0,83%. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 1 nghìn đơn vị, giá trị tương đương là 15,48 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, xu hướng giảm điểm tiếp tục hiện hữu trên sàn. Hầu hết cổ phiếu đều giao dịch trong màu đỏ. Giao dịch của thị trường rơi vào tình trạng ngưng trệ và buồn chán, khi bên cầm tiền chẳng muốn mua, bên cầm cổ cũng không buồn bán.

Càng về cuối phiên, khoảng cách giảm điểm càng được nới rộng. Hàng loạt cổ phiếu trên sàn ngập trong màu đỏ, trong đó những mã đóng vay trò chủ chốt trên sàn như BVH, MSN, SJS, SAM….đều giảm điểm mạnh. Động thái này kéo chỉ số Vn-Index nhanh chóng lao dốc, xuyên thủng mốc 410 điểm, kèm thanh khoản thấp thảm hại.

Chỉ số Vn-Index chỉ đứng ở mức 404,32 điểm, giảm tới 6,52 điểm, tương đương 1,59% khi thị trường kết thúc ngày làm việc. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 24,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 370,07 tỷ đồng. Toàn thị trường chỉ có 46 mã tăng điểm, 56 mã đứng giá và 200 mã tăng điểm.

Bên sàn Hà Nội, tiếp nối những ngày làm việc buồn chán trước đó, chỉ số HNX-Index trong phiên giao dịch hôm nay cũng đã diễn ra trong không khí khá ảm đảm, diễn biến thị trường tiếp tục rơi vào bế tắc. Các cổ phiếu lớn nhỏ trên sàn ồ ạt đi giảm điểm, giảm sàn. Cũng giống như sàn TP.HCM, thanh khoản trên sàn Hà Nội rơi xuống mức thấp đáng báo động.

Đóng cửa ngày làm việc, chỉ số HNX-Index đã rơi xuống mức 67,81 điểm, giảm nhẹ 0,65 điểm, tương đương 0,95 %. Khối lượng giao dịch đạt 28,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 262,57 tỷ đồng. Toàn thị trường có 52 mã tăng điểm ,59 mã đứng giá và 189 mã giảm điểm.

Theo các chuyên gia chứng khoán, hiện tại xu hướng giảm ngắn hạn vẫn đang thể hiện rõ nét, thanh khoản chung vẫn duy trì trong vùng thấp cho thấy dòng tiền chưa trở lại.

Nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu nên tạm thời ngừng trạng thái bán ra, còn đối với nhà đầu tư giữ tiền mặt thì chỉ giải ngân khi thanh khoản thị trường tăng trở lại.


Yến Nhi
Continue Reading »

Tiếp tục giảm mạnh, 2 chỉ số lùi về các mức hỗ trợ

Thị trường có phiên thứ 2 giảm điểm mạnh trong tuần, đưa cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index lùi gần hơn đến các mức hỗ trợ 400 điểm và 65 điểm. Thanh khoản đứng ở mức thấp cho thấy sự thận trọng vẫn tâm lý chủ yếu của NĐT, nhất là trong bối cảnh những tin tức vĩ mô được công bố không mấy tích cực như tỷ giá USD tăng lần thứ 8, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,4 điểm xuống 407,44 điểm (giảm 0,83%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 965.210 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 15,22 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 49 mã tăng, 81 mã đứng giá, 148 mã giảm giá và 24 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 9 mã tăng trần và 27 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,74 điểm, xuống 405,1 điểm (giảm 1,40%). Tổng khối lượng đạt 18.319.360 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 236,73 tỷ đồng.
Tiếp tục giảm mạnh, 2 chỉ số lùi về các mức hỗ trợ, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 404,32 điểm, giảm 6,52 điểm (-1,59%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 21.473.490 đơn vị, tăng 2,64% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 298,393 tỷ đồng, tăng 0,11%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.964.098 đơn vị, với tổng giá trị hơn 71,68 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.437.588 đơn vị (-6,74%) và tổng giá trị giao dịch đạt 370,070 tỷ đồng (-16,38%).
Trong tổng số 302 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 46 mã tăng, 176 mã giảm, 56 mã đứng giá. Trong đó, có 10 mã tăng trần, 44 mã giảm sàn và 24 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 mã giảm và 1 mã đứng giá là VNM.
Cụ thể, STB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,73%), còn 13.600 đồng. CTG giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,44%), còn 22.500 đồng. VCB giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,15%), còn 25.900 đồng. HAG giảm 600 đồng/cổ phiếu (-1,96%), còn 30.000 đồng.
BVH giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-3,20%), còn 60.500 đồng. VIC giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-2,14%), còn 91.500 đồng. VPL giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-2,35%), còn 83.000 đồng. MSN giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-2,61%), còn 112.000 đồng.
Mã EIB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,5 triệu đơn vị (chiếm 7,14% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 14.600 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (-2,01%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 22,04% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng, 2 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng lên 4.700 đồng (+2,17%). Hai mã MAFPF1, VFMVF4 đứng ở giá tham chiếu là 3.200 đồng và 3.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 300 đồng xuống 8.200 đồng (-3,53%). VFMVFA giảm kịch sàn 200 đồng xuống 4.600 đồng (-4,17%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 59 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.252.010 đơn vị, bằng 5,83% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, REE được họ mua vào nhiều nhất với 350.000 đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 67,81 điểm, giảm 0,65 điểm (-0,95%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 27.242.000 đơn vị (+27,80%), tổng giá trị đạt hơn 247,90 tỷ đồng (+26,41%).
Tiếp tục giảm mạnh, 2 chỉ số lùi về các mức hỗ trợ, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
SHI: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ bất thường năm 2011
VCB: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản
Tiếp tục giảm mạnh, 2 chỉ số lùi về các mức hỗ trợ, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
Phiên này,<> sàn HNX có 20 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 1.549.900 đơn vị, trị giá 14,67 tỷ đồng. Trong đó, mã VKC được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 545.700 cổ phiếu, với trị giá là 3,45 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 28.791.900 cổ phiếu (+11,36%), tổng giá trị đạt 262,57 tỷ đồng (+4,38%).
Trong số 393 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 53 mã tăng, 190 mã giảm, 57 mã đứng giá và 93 mã không có giao dịch. Trong đó có 8 mã tăng trần là VTC, NAG, SDG, VDS, PHS, TSM, APP, PSG, và 49 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 56 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 12 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Tiếp tục giảm mạnh, 2 chỉ số lùi về các mức hỗ trợ, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 mã tăng giá và 7 mã giảm. Cụ thể, SQC bình quân đạt 88.400 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,11%). PVI bình quân đạt 16.300 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,62%). VCG bình quân đạt 11.600 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,87%).
Còn lại, ACB bình quân đạt 21.300 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,47%). SHB bình quân đạt 7.600 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,30%). NVB bình quân đạt 8.200 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,20%). HBB bình quân đạt 6.300 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-3,08%).
PVX bình quân đạt 10.700 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-1,83%). PVS bình quân đạt 15.100 đồng/cổ phiếu, giảm 400 đồng (-2,58%).
Mã KLS dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,80 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 10.000 đồng/cổ phiếu, giảm 400 đồng (-3,85%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,55% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 368.900 cổ phiếu (23 mã) và bán ra 1.788.300 cổ phiếu (15 mã). Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VCG khi mua vào 306.000 đơn vị. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là KLS với 1.394.000 cổ phiếu.
Tiếp tục giảm mạnh, 2 chỉ số lùi về các mức hỗ trợ, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan
APP: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2011 (5%)
SDD: Ngày GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng (100:3)
Continue Reading »

Đua nhau nhồi cao ốc vào trung tâm

Tại các khu vực lõi của đô thị cũ, giao thông tắc nghẽn, môi trường ô nhiễm, bản sắc đô thị giảm sút... Tình trạng cấy quá nhiều cao ốc trong trung tâm khiến hạ tầng thêm quá tải.

Đó là ý kiến trong tham luận của Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng VN, một trong hàng chục tham luận của các chuyên gia đầu ngành về đô thị tại Hội thảo Xây dựng chính sách cải tạo các đô thị cũ vừa diễn ra tại Vĩnh Phúc đã tập trung phân tích những thực trạng và vướng mắc hiện nay trong cải tạo đô thị cũ, chung cư cũ.

Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng VN cho rằng, tại Hà Nội, TPHCM và nhiều đô thị lớn mới đang mải mê mở rộng các khu đô thị mới mà dường như quên mất nhiệm vụ cải tạo đô thị cũ, nơi tập trung đông người nhưng đang từng ngày quá tải và xuống cấp trầm trọng.
“Tại các khu vực lõi của đô thị cũ, giao thông tắc nghẽn, môi trường ô nhiễm, bản sắc đô thị giảm sút, tệ nạn xã hội tăng nhanh. Tình trạng cấy quá nhiều cao ốc trong trung tâm khiến hạ tầng thêm quá tải, định hướng tái phát triển các khu đất có công trình, nhà máy phải di dời chưa rõ ràng, thiếu cân nhắc”- ông Liêm nói.
Phân tích sức ép của dân số, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) khẳng định, không gian quy hoạch chung đã bị phá vỡ do mật độ dân cư quá lớn so với thiết kế ban đầu.
Bà Lã Kim Ngân - Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cho hay, các biện pháp hạn chế tăng dân số vào khu vực trung tâm, khu phố cổ Hà Nội theo yêu cầu của Quy hoạch chung năm 1998 đã không thành hiện thực. Dân số không giảm xuống được 800.000 người như kế hoạch mà còn tăng thêm hàng vạn người…
Nhiều chuyên gia cho rằng, hàng triệu người dân đang từng ngày mong chờ việc cải tạo lại đô thị cũ, chung cư cũ và những trường hợp cố tình gây khó khăn chỉ là số rất ít. Nhằm sớm cải thiện những hạn chế của đô thị cũ, ông Phạm Sỹ Liêm kiến nghị, chiến lược 10 năm 2011-2020 cải tạo đô thị cần xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế thích hợp. Quản lý nhà nước về cải tạo đô thị cần được chuyên trách hóa. Chính quyền thu hồi đất và chuẩn bị hạ tầng rồi mới giao cho các dự án cải tạo.
Bà Lã Kim Ngân cho rằng, với khu phố cổ Hà Nội cần xây dựng chiến lược bảo tồn, triển khai nhanh việc di dân. Với khu phố cũ, bên cạnh việc thống kê phân loại biệt thự cũ để bảo tồn, quản lý cần giảm mật độ xây dựng trong từng ô phố, khống chế chiều cao xây dựng từ 4-6 tầng, lựa chọn một số vị trí phù hợp xây cao từ 12-15 tầng để tạo điểm nhấn.
Liên quan đến tình trạng hàng loạt nhà máy ở nội thành sau di dời biến thành chung cư cao tầng, bà Ngân kiến nghị, khi di dời phải ưu tiên diện tích cây xanh, hạ tầng xã hội và kỹ thuật của đô thị, nhà trẻ, trường học, bãi đỗ xe và hạn chế tối đa chất tải thêm dân số vào nội đô…
Đua nhau nhồi cao ốc vào trung tâm, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, do thi cu, cai tao, cao oc, trung tam, dia oc, bao
Chung cư cũ chậm cải tạo, xuống cấp nghiêm trọng.

Phải buộc doanh nghiệp xây nhà ở cho công nhân
Hôm qua, tại Bình Dương, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo về nhà ở cho công nhân (CN). Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, cho rằng: “Trước hết, các DN sử dụng lao động cần phải coi việc giải quyết nhà ở cho công nhân làm việc trong DN của mình là nhân tố quyết định sức cạnh tranh của DN, phải có chế tài cho DN sử dụng lao động xây dựng nhà ở cho công nhân. Đối với DN kinh doanh BĐS cũng phải có chế tài yêu cầu họ tham gia đầu tư nhà ở cho CN, bên cạnh nhà ở thương mại.
Theo ông Nguyễn Văn Đực - Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành, nhà ở cho CN chỉ nên xây căn hộ có diện tích: 20-40m2, dành cho 1 -2 người, nhưng phải quy hoạch thành cụm cư dân 10 -100 ha với đầy đủ cơ sở hạ tầng và kỹ thuật xã hội mới thu hút được CN vào ở.
Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có khoảng 1,6 triệu lao động đang làm việc tại các KCN trong cả nước. Trong đó có trên 70% lao động là người ngoại tỉnh đến làm việc có nhu cầu thuê nhà ở, chỉ có 7-10% số lao động này được ở trong các khu nhà ở được xây từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ doanh nghiệp. Còn lại trên 90% số lao động có nhu cầu thuê nhà ở phải tự thu xếp thuê nhà trọ của các hộ dân tự xây trong các khu dân cư lân cận các KCN.
Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 66 (2009) của Thủ tướng Chính phủ, cả nước mới chỉ có 27 dự án được khởi công, giải quyết được 13% số công nhân có nhà ở (140.000 công nhân).
Continue Reading »

Xa vời giấc mơ nhà ở cho công nhân

Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để ưu tiên giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nhưng xem ra chặng đường này còn quá gian nan. Trên dưới 90% công nhân trong các KCN, KCX hiện đang phải ra ngoài thuê nhà ở. Điều kiện trong các khu trọ này rất tạm bợ và không đáp ứng được các tiêu chuẩn về điều kiện sống…

Thiếu đủ bề…
Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng thì hiện cả nước có khoảng 1,6 triệu lao động đang làm việc ở 170 KCN, KCX, trong số đó có khoảng 70% là lao động ngoại tỉnh nên phải đi thuê nhà. Tuy vậy, tỷ lệ công nhân có chỗ ở ổn định không nhiều. Số còn lại phải thuê nhà trọ của tư nhân với giá thuê khá cao. Các phòng rọ này rất chật hẹp, nhếch nhác, thiếu ánh sáng, phòng vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, thiếu nơi vui chơi giải trí… nên đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của công nhân và làm xáo trộn tình hình trật tự, an toàn xã hội tại nhiều khu công nghiệp..
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều chính sách giải quyết nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân nói riêng, nhưng khó khăn vẫn luôn hiện diện. Trong số 9 dự án đã hoàn thành thì Hà Nội có 01 dự án và TP.HCM có 08 dự án, còn lại các địa phương khác vẫn đang trong giai đoạn… chờ!
Tại Hội thảo quốc gia về “Nhà ở công nhân - thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức hôm qua - 17/10 tại tỉnh Bình Dương, ông Vũ Hồng Quang- Phó Ban Chính sách – Pháp luật của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự định trệ trên là do thiếu đất sạch để phục vụ cho xây dựng KCN, chủ đầu tư và cơ quan thẩm định không tính đến quy hoạch đất để làm nhà ở. Thứ hai là thiếu vốn đầu tư vì Nhà nước không đầu tư vốn xây dựng nhà ở cho công nhân lao động, mà chỉ dừng ở mức độ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê theo phương thức xã hội hóa. Việc vay vốn với lãi suất ưu đãi hiện còn nhiều khó khăn về cơ chế thủ tục…
Xa vời giấc mơ nhà ở cho công nhân, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, nha o cong nhan, nha thu nhap thap, bao
Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội thảo

Xa vời mục tiêu
Hiện các địa phương đã đăng ký tổng cộng 110 dự án nhà ở công nhân giai đoạn 2010-2015, nhưng mới triển khai 27 dự án. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nếu 27 dự án này hoàn thành thì cũng chỉ mới đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 130 ngàn lao động, chiếm 13% số lao động tại các KCN có nhu cầu. Nói là 27 dự án đang triển khai, tuy nhiên cũng chỉ mới có 9 dự án hoàn thành, các dự án còn lại không biết đến bao giờ mới triển khai xong vì gặp quá nhiều khó khăn.
Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, vấn đề nhà ở xã hội nói chung và nhà ở cho công nhân nói riêng đang hết sức cấp thiết. “Người thu nhập thấp rất khó có khả năng mua được nhà vì giá đất, giá nhà quá cao, cao đến mức bất hợp lý. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaisia... có rất nhiều dự án nhà ở xã hội với giá rất hợp lý, nhưng mình vẫn chưa làm được. Muốn đạt được mục tiêu đề ra đến năm 20115 có 50% công nhân tại các KCN được thuê, mua nhà ở tại các dự án thì cần phải có sự nỗ lực của toàn xã hội. Nhà nước cũng cần điều chỉnh, thay đổi một số cơ chế chính sách nhất định như đầu tư cho hộ gia đình vay vốn ưu đãi để họ nâng cấp sửa chữa nhà ở để đấp ứng các tiêu chuẩn đề ra” – ông Châu tâm sự.
Theo kiến nghị của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, để đảm bảo đời sống cho người lao động nói chung và người lao động trong các KCN, KCX nói riêng thì cần thiết phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong giai đoạn 2012-2020, trong đó trọng tâm là xác định lại chi phí tiền nhà ở phù hợp yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó phải rà soát lại quy hoạch các KCN, KCX bảo dảm gắn với quy hoạch phát triển các khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phát triển bền vững…
Continue Reading »

Nhà, đất phía Tây giảm khoảng 5% do nhà đầu tư “bán tháo”

Con đường huyết mạch Lê Trọng Tấn thông xe được hơn nửa tháng nay khiến bất động sản (BĐS) quanh khu vực bắt đầu có giao dịch. Song, giá nhà, đất lại giảm khoảng 5% so với tháng trước bởi một số nhà đầu tư muốn “bán tháo”…

“Sôi” giao dịch BĐS tầm tiền từ 1-2 tỷ đồng
Khảo sát thị trường BĐS phía Tây Hà Nội, PV ghi nhận mức giá giao dịch tại một số dự án như: Khu đô thị Geleximco hiện có mức giá hấp dẫn, liền kề đường to khoảng 50-55 triệu đồng/m2, các lô nhà, biệt thự nằm trên trục chính có giá trên 100 triệu đồng/m2.
tại khu đô thị Văn Khê, giá nhà liền kề cao nhất được giao dịch từ 105-110 triệu/m2 Ảnh: Hải Nguyễn
Tại khu đô thị Văn Khê, giá nhà liền kề cao nhất được giao dịch từ 105-110 triệu/m2 Ảnh: Hải Nguyễn
Ở khu đô thị Văn Khê, đối với nhà liền kề đường nhỏ mức dao động từ 80-84 triệu/m2, liền kề đường 17m2 là 100 triệu/m2, liền kề đường 24 m2 từ 105-110 triệu/m2. Riêng biệt thự, dao động trên dưới 70 triệu/m2 tùy thuộc vào đường, hướng đi. Chung cư diện tích từ 90-100m2 dao động từ 20-22 triệu/m2, tuy nhiên diện tích nhỏ hơn thì giá giao dịch cao hơn như diện tích từ 74-80m2 giá từ 23-24 triệu/m2, diện tích chỉ 60m2 giao dịch lên tới 25-26 triệu/m2.
Tại Văn Phú, dự án chung cư Victoria được giao dịch ở mức 19-21 triệu/m2 phụ thuộc vào hướng, còn nhà liền kề đường nhỏ giá từ 54 đến 60 triệu/m2.
Theo ông Vũ Đình Thư, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Bất động sản Lê Văn Lương, hiện nay tại khu đô thị Văn Phú, dao dịch tại đường lớn tương đối ít. Mức giá dao dịch ở đường lớn 42 m2 là 140 triệu/m2, còn ở đường 20 m, trục chính của Văn Phú dao động từ 100-110 triệu/m2.
Ông Thư cũng cho rằng, vào thời điểm hiện nay chỉ có thể giao dịch ở mức từ 1-2 tỷ đồng đối với đất thổ cư và chung cư giá rẻ, nếu tầm tiền từ 10-12 tỷ đồng rất khó giao dịch.
Giá giảm khoảng 5%
Tưởng rằng, việc thông xe đường Lê Trọng Tấn ngày 8.10 sẽ tạo ra cú hích đối với thị trường BĐS phía Tây, cụ thể quanh khu vực Lê Trọng Tấn này, thế nhưng hầu hết các văn phòng BĐS trên tuyến đường này đều cho hay mức ảnh hưởng không đáng kể.
Ông Nguyễn Bá Công ở Cty Cổ phần BĐS Tín Phát cho biết, ngay sau khi đường Lê Trọng Tấn hoàn thiện, BĐS quanh khu vực này cũng đã có chút tín hiệu tốt và bắt đầu có dao dịch, nhưng chưa nhiều. Điều đáng nói, do một số nhà đầu tư bị “dìm giá” từ những tháng ảm đạm trước nên giờ khi bắt đầu có giao dịch lại muốn “bán tháo” cho nhanh, khiến giá nhà đất có phần giảm nhẹ, khoảng 5%.
Đường Lê Trọng Tấn đã được thông xe từ ngày 8.10, nhưng đến nay chưa có tác động nhiều đến các phân khúc BĐS. Ảnh: Tuệ Chi
Đường Lê Trọng Tấn đã được thông xe từ ngày 8.10, nhưng đến nay chưa có tác động nhiều đến các phân khúc BĐS. Ảnh: Tuệ Chi
Cùng quan điểm trên, một nhân tư vấn ở văn phòng BĐS Châu Bình cũng khẳng định, so với tháng trước giá BĐS đã giảm nhẹ và giá vào thời điểm này gần như đã “chạm đáy”, khó có thể giảm tiếp trong thời gian tới.
Theo những người trong nghề, đây là thời điểm khá thích hợp đối với những người có nhu cầu thực mua nhà. Theo dự đoán, thị trường BĐS sẽ phục hồi trở lại vào tháng 2-5.2012 (âm lịch). Còn từ nay đến cuối năm, thị trường vẫn ổn định mức giá giao dịch như hiện tại, nếu có tăng thì cũng tăng đáng kể vì theo thông lệ cứ đến cuối năm “cầu” mua nhà, đất thổ cư sẽ tăng hơn.
Mặt khác, ông Trần Như Trung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn Savills Việt Nam cho biết, BĐS không còn tự quyết định được số phận của mình, mà phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Yếu tố bình ổn trong thời gian khá dài của tỉ giá, lãi suất cho vay ổn định và có xu hướng giảm sau khi có sự can thiệp của Nhà nước là duy trì mức lãi suất trần 14%, điều này đã và đang tạo được một mặt bằng lãi suất mới thấp hơn so với trước đây.
Ngoài ra, ông Trung cho hay, đầu tháng 10 Ngân hàng Nhà nước cũng đã có động thái mới với sự thể hiện rất rõ quyết tâm hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống. Đây sẽ là một dấu hiệu tích cực cho thị trường BĐS trong những tháng còn lại của năm 2011 và sang năm 2012.
Lê Thảo - Tuệ Chi
Continue Reading »

Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3 của Trung Quốc ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Trong quý 3 vừa rồi, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng trưởng ở mức 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ chậm nhất trong vòng hơn 2 năm vừa rồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Số liệu vừa được Cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng nay.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc đã đi chậm dần trong 3 quý liên tiếp, giảm từ mức 9,8% của quý cuối năm ngoái xuống 9,7% của quý đầu năm 2011 và 9,5% quý II/2011. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang đi đúng hướng trong việc hạ nhiệt nền kinh tế và kìm hãm lạm phát.
GDP Trung Quốc đi chậm lại trong 3 quý vừa rồi. Ảnh: AFP
GDP Trung Quốc đi chậm lại trong 3 quý vừa rồi. Ảnh: AFP
Những tháng gần đây, lạm phát Trung Quốc ở mức cao nhất trong vài năm qua. Thời gian vừa rồi, Bắc Kinh tiến hành nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ khắc nghiệt để kiềm chế tăng trưởng quá nóng và hãm đà tăng của giá cả.
Kể từ tháng 10/2010, Bắc Kinh đã 5 lần nâng lãi suất cơ bản và 9 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Những nỗ lực trên bắt đầu đem lại kết quả, với tốc độ lạm phát tháng 9 đi chậm lại sau khi leo lên đỉnh cao nhất của 3 năm ở 6,5% hồi tháng 7.
Chuyên gia từ Ngân hàng Deutsche Bank AG dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống 4% trong tháng 12 và Ngân hàng Morgan Stanley cho rằng lạm phát có thể giảm về dưới 4% vào cuối năm nay.
Cùng ngày, Cục Thống kê Trung Quốc cũng công bố trong tháng 9, sản lượng công nghiệp tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng so với con só 13,5% của tháng trước. Doanh thu bán lẻ cũng mở rộng 17,7%, cao hơn mức 17% của tháng 8/2011.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế cho cả năm nay của Trung Quốc sẽ là 9,5%, cao gấp 6 lần tốc độ của Mỹ và khu vực châu Âu. Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở rộng 10,4%.
Thanh Bình
Continue Reading »

Mua vàng bình ổn phải gửi lại ngân hàng

Nhiều khách hàng cho biết khi mua từ 5 lượng vàng trở lên tại một số ngân hàng trong nhóm bình ổn, thì được yêu cầu gửi lại nhằm tránh đầu cơ. Lãnh đạo các ngân hàng này lý giải đó chỉ là sự vận động chứ không bắt buộc.


Chị Thanh Lan, Bình Tân, TP HCM cho biết, sáng nay chị đến Eximbank để mua 10 lượng vàng. Tuy nhiên, đến điểm giao dịch nào cũng được khẳng định nếu mua với số lượng từ 5 cây trở lên, chị phải gửi lại ngân hàng. Nếu chị không đồng ý thì nhà băng không thể thực hiện giao dịch.
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Một anh nhân viên tại nhà băng này giải thích: "Với những người mua số lượng lớn, khả năng đầu cơ là rất cao. Do đó, với những trường hợp này, chúng tôi phải yêu cầu gửi lại ngân hàng".
Trong khi đó tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank Hà Nội, gửi lại vàng sau khi mua không nằm trong diện "bắt buộc" mà chỉ là "khuyến khích" gửi lại để hưởng lãi suất. "Gửi vàng có nhiều thuận lợi vì khi muốn bán, có thể bán lại cho chính ngân hàng, rồi dùng tiền đó gửi lãi suất qua đêm hoặc lãi suất tuần trong khi chờ thời điểm thích hợp để mua lại", nhân viên một chi nhánh Eximbank tại Hà Nội tư vấn cho chị Hoàng Lan khi chị tới đây vào chiều qua. Hiện tại, lãi suất cho dịch vụ giữ hộ vàng tại Ngân hàng này là 1,3% một năm cho kỳ hạn một tháng và 1,4% cho kỳ hạn 3 tháng.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng khẳng định, ngân hàng ông không có chủ trương bắt người mua vàng phải gửi số vàng vừa mua vào nhà băng. "Nói chung, chúng tôi chỉ trên tinh thần vận động người dân khi mua vàng thì nên gửi tiết kiệm lại nhà băng để đảm bảo tính an toàn chứ không có chuyện bắt buộc", ông Phước nhấn mạnh.
Trong khi đó, tại Ngân hàng Đông Á,<> nhiều khách hàng cho hay muốn mua vàng bình ổn tại các phòng giao dịch dù là số lượng ít hay nhiều đều phải gửi vào nhà băng. Anh Nam, một khách hàng kể, chiều qua anh đến phòng giao dịch DongA Bank Nguyễn Thị Thập quận 7, TP HCM để mua 2 lượng vàng. Nhân viên giao dịch cho biết anh muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng với điều kiện, mua xong phải gửi lại. Nếu không đồng ý thì nhà băng không thể bán cho anh.
Khi anh Nam thắc mắc tại sao mua vàng ở ngoài thì được mang về, còn mua ở ngân hàng lại bắt buộc gửi lại. Cô nhân viên này lý giải, đó là chỉ đạo chung của Hội sở đến tất cả hệ thống. Tương tự, chiều qua tại chi nhánh Đông Á Bank tại đường Xuân Thủy, Hà Nội, chị Giang (nhà ở đường Nguyễn Phong Sắc) được nhân viên cho biết chị chỉ có thể mua rồi gửi lại chứ không được cầm về.
Trong khi đó, tại một phòng giao dịch của nhà băng này ở Hà Nội sáng 17/10, khách hàng có thể lựa chọn gửi lại hoặc mua nhưng phải chấp nhận giá cao hơn mức công bố của SJC tại cùng thời điểm.
Hiện tại, lãi suất gửi vàng tại Đông Á Bank thuộc hàng khá cao trong số các ngân hàng thương mại. Khách gửi một tháng được hưởng lãi suất 1,95% và cao nhất là 2% cho kỳ hạn 3 tháng. Tuy nhiên, nhân viên nhà băng nhấn mạnh là họ chỉ giữ hộ vàng chứ không gọi là lãi suất chứng chỉ tiền gửi vàng như trước.
"Vì Ngân hàng Nhà nước bây giờ không cho huy động vàng nữa mà chị, nên bên em gọi là giữ hộ vàng cho chị thôi", nhân viên ngân hàng này phân trần.
Trên website của Đông Á Bank, bảng lãi suất huy động vàng áp dụng từ tháng 5/2011 vẫn chỉ dao động từ 0,2 đến 0,4%. Còn thông tin về dịch vụ giữ hộ vàng cho biết họ giữ "miễn phí" cho khách hàng.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Nguyễn Thị Kim Xuyến cho biết, nhà băng không có chủ trương bắt người mua vàng phải gửi lại ngân hàng. "Ngân hàng Đông Á bán vàng cho tất cả khách hàng có nhu cầu", bà nói.
Tại ba ngân hàng còn lại trong nhóm 5 ngân hàng được bán vàng bình ổn là ACB, Techcombank, Sacombank, khách hàng có thể mua vàng với số lượng lớn cũng không cần gửi lại.
Một nhân viên ngân hàng ACB tại Hà Nội tiết lộ rằng <>tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng sẽ quyết định có cho khách mua vàng cầm về hay không. Ví dụ vào những lúc thị trường biến động khó lường, khách đến mua sẽ không được mang vàng về mà phải gửi lại. "Còn hiện nay thị trường ổn định, khách có thể mua và mang về như thường", người này cho biết.
Riêng tại ACB, khách mua với số lượng lớn từ 10 lượng trở lên rồi gửi luôn tại chỗ thì sẽ được ưu tiên hơn về lãi suất. Ví dụ gửi từ 10 đến 25 lượng được cộng thêm 0,1%, từ 50 lượng trở lên được cộng thêm 0,2% ở từng kỳ hạn. Ngoài ra, khách muốn giá ưu đãi hơn so với mặt bằng chung của thị trường thì phải mua tối thiểu 30 lượng.
Theo nhân viên ở phòng giao dịch ACB Trần Khắc Chân, quận 1, TP HCM, khách muốn mua bao nhiêu vàng cũng có thể đáp ứng được.
Tương tự, mua vàng tại Techcombank cũng không bắt buộc khách phải gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết, với những trường hợp khi mua vàng, sau đó khách nhờ ngân hàng giữ hộ và không rút trước hạn sẽ được hưởng mức giá ưu đãi chiết khấu trên giá mua vàng tùy theo từng thời điểm. Ngoài ra, khi có nhu cầu đột xuất, khách có thể chuyển nhượng chứng chỉ gửi vàng giữ hộ của Techcombank. Ngân hàng này khẳng định nguồn cung vàng luôn đảm bảo và có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nên không hạn chế số lượng mua.
Về giá cả, theo khảo sát của VnExpress.net tại TP HCM, niêm yết bán của cả 5 ngân hàng khá đồng nhất với giá bán của Công ty SJC ở cùng thời điểm. Lúc 14h30 chiều qua, tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh của 5 nhà băng đều đồng loạt bán vàng miếng SJC ở mức 44,30 triệu đồng, bằng với giá niêm yết cùng thời điểm của SJC.
Còn tại Hà Nội, giá bán vàng của nhóm các ngân hàng này đều cao hơn niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại TP HCM, nhưng gần như tương đương với giá vàng Công ty SJC công bố tại Hà Nội. "Vì vùng khác nhau nên Ngân hàng không thể bán vàng bình ổn với giá SJC niêm yết tại TP HCM, nhưng giá ngân hàng bán luôn rẻ hơn một chút so với giá của Công ty SJC Hà Nội", một nhân viên ngân hàng Đông Á cho biết.
"Những ngày gần đây, giao dịch vàng khá chậm", một nhân viên của ngân hàng ACB cho biết. Do đó Ngân hàng này phải tung ra Chương trình ngày vàng ACB để kích cầu.
Chủ trương bán vàng bình ổn được Ngân hàng Nhà nước thông qua hôm 6/10, cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán lượng vàng tồn quỹ đã huy động từ dân cư trước đó, đồng thời được mở tối đa 2 tài khoản nước ngoài để cân đối. Biện pháp này là ngoại lệ sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cấm tất cả các ngân hàng chuyển đổi vàng huy động được thành tiền đồng để kinh doanh. Tuy nhiên, nó được kỳ vọng sẽ tăng cung nhanh chóng cho thị trường đang trong thế quá nhiều người mua, thay vì phải bỏ đôla ra nhập khẩu như thông lệ. Sau hơn một tuần triển khai, hơn 10 tấn vàng đã được bán ra thị trường. Nhưng khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới vẫn chưa đạt mức kỳ vọng. Nhiều ý kiến lo ngại liều thuốc này vẫn chưa đủ dẹp loạn giá vàng.
Thanh Bình - Lệ Chi
Continue Reading »