Labels

Labels

Labels

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Vàng đang hướng tới mốc 40 triệu đồng/lượng?



Mất tới gần 100 USD trong phiên giao dịch cuối tuần, thế nhưng, đây chưa phải là “đáy” của vàng. Theo dự báo của các chuyên gia, tuần tới, rất có thể giá của kim loại quý này còn chọc thủng ngưỡng 1.600 USD/ounce. Giá vàng Việt theo đó sẽ "về" dưới 45 triệu đồng/lượng.

Tuần vừa rồi, giá vàng thế giới đã liên tục phá vỡ các ngưỡng tưởng chừng như khó vượt như 1.800 USD/ounce và 1.700 USD/ounce để dừng lại ở 1.650 USD/ounce trong phiên cuối tuần. Một số nhà phân tích biểu đồ kỹ thuật của Kitco cho thấy, về ngắn hạn, giá vàng vẫn có thể tiếp tục suy yếu. Thị trườngkim loại quý vẫn trong vòng xoáy xuống giá.

Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích tại Kitco News cho biết các biểu đồ kỹ thuật ngắn hạn đã chuyển sang xu hướng giảm, mặc dù các biểu đồ dài hạn vẫn tăng giá. Đích của vàng trong tuần tới có thể là 1,705.40 USD/ounce, nhưng ngưỡng hỗ trợ rất có thể cũng lại là 1.600 USD/ounce.
Ông Adam Klopfenstein, chiến lược gia cấp cao về kim loại quý của MF Global cho rằng, trong ngắn hạn, vàng sẽ thiết lập mức thấp mới vì nhu cầu sở hữu đang giảm sút bởi nguy cơ tái khủng hoảng toàn cầu. Theo chuyên gia này, giá vàng chỉ phục hồi khi tình hình ổn định trở lại.

Tuy nhiên, theo khảo sát vàng Kitco với của 34 chuyên gia, trong số 23 câu trả lời được nhận về, có 12 ý kiến cho rằng giá lên, 10 ý kiến nhận định vàng tiếp tục xuống sâu, chỉ 1 người cho rằng giá đi ngang hoặc không thay đổi. Mọi dự đoán vẫn chỉ là dự đoán, tất cả vẫn đang chờ một tuần giao dịch mới của vàng vào ngày mai.

Với thị trường trong nước, tuần qua, giá vàng trong nước đã chịu sự ảnh hưởng giảm giá mạnh của giá vàng thế giới. Các ngưỡng 47 triệu đồng /lượng, 46 triệu đồng/lượng đã bị phá vỡ. Chốt giá cuối tuần, thị trường vàng tự do hiện mua vào - bán ra ở mức 45,35 triệu đồng - 45,95 triệu đồng/lượng.

Nếu giá vàng thế giới về 1.600 USD/ounce như dự báo của các chuyên gia, thì có thể, giá vàng Việt Nam cùng đà giảm sẽ ở mức dưới 45 triệu đồng/lượng.
Song đây vẫn chưa phải là mức giá được giới đầu tư kỳ vọng. Bởi ở phiên cuối tuần, mức giảm trên 1 triệu đồng/lượng của giá vàng trong nước chưa thấm vào đâu so với mức sụt giá vàng giao ngay tại New York cùng thời điểm.

Đúng ra, với mức giảm về 1650 USD/ounce của thế giới, vàng Việt Nam giờ chỉ ở mức 41-42 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới chốt tuần quy đổi chỉ vào khoảng 41,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng của Việt Nam đang cao hơn thế giới khoảng 4 triệu đồng/lượng.

Hiền Mai
Continue Reading »

Giá vàng sẽ "về" dưới 45 triệu đồng/lượng vào tuần tới



Mất tới gần 100 USD trong phiên giao dịch cuối tuần, thế nhưng, đây chưa phải là “đáy” của vàng. Theo dự báo của các chuyên gia, tuần tới, rất có thể giá của kim loại quý này còn chọc thủng ngưỡng 1.600 USD/ounce. Giá vàng Việt theo đó sẽ "về" dưới 45 triệu đồng/lượng.

Tuần vừa rồi, giá vàng thế giới đã liên tục phá vỡ các ngưỡng tưởng chừng như khó vượt như 1.800 USD/ounce và 1.700 USD/ounce để dừng lại ở 1.650 USD/ounce trong phiên cuối tuần. Một số nhà phân tích biểu đồ kỹ thuật của Kitco cho thấy, về ngắn hạn, giá vàng vẫn có thể tiếp tục suy yếu. Thị trườngkim loại quý vẫn trong vòng xoáy xuống giá.

Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích tại Kitco News cho biết các biểu đồ kỹ thuật ngắn hạn đã chuyển sang xu hướng giảm, mặc dù các biểu đồ dài hạn vẫn tăng giá. Đích của vàng trong tuần tới có thể là 1,705.40 USD/ounce, nhưng ngưỡng hỗ trợ rất có thể cũng lại là 1.600 USD/ounce.
Ông Adam Klopfenstein, chiến lược gia cấp cao về kim loại quý của MF Global cho rằng, trong ngắn hạn, vàng sẽ thiết lập mức thấp mới vì nhu cầu sở hữu đang giảm sút bởi nguy cơ tái khủng hoảng toàn cầu. Theo chuyên gia này, giá vàng chỉ phục hồi khi tình hình ổn định trở lại.

Tuy nhiên, theo khảo sát vàng Kitco với của 34 chuyên gia, trong số 23 câu trả lời được nhận về, có 12 ý kiến cho rằng giá lên, 10 ý kiến nhận định vàng tiếp tục xuống sâu, chỉ 1 người cho rằng giá đi ngang hoặc không thay đổi. Mọi dự đoán vẫn chỉ là dự đoán, tất cả vẫn đang chờ một tuần giao dịch mới của vàng vào ngày mai.

Với thị trường trong nước, tuần qua, giá vàng trong nước đã chịu sự ảnh hưởng giảm giá mạnh của giá vàng thế giới. Các ngưỡng 47 triệu đồng /lượng, 46 triệu đồng/lượng đã bị phá vỡ. Chốt giá cuối tuần, thị trường vàng tự do hiện mua vào - bán ra ở mức 45,35 triệu đồng - 45,95 triệu đồng/lượng.

Nếu giá vàng thế giới về 1.600 USD/ounce như dự báo của các chuyên gia, thì có thể, giá vàng Việt Nam cùng đà giảm sẽ ở mức dưới 45 triệu đồng/lượng.
Song đây vẫn chưa phải là mức giá được giới đầu tư kỳ vọng. Bởi ở phiên cuối tuần, mức giảm trên 1 triệu đồng/lượng của giá vàng trong nước chưa thấm vào đâu so với mức sụt giá vàng giao ngay tại New York cùng thời điểm.

Đúng ra, với mức giảm về 1650 USD/ounce của thế giới, vàng Việt Nam giờ chỉ ở mức 41-42 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới chốt tuần quy đổi chỉ vào khoảng 41,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng của Việt Nam đang cao hơn thế giới khoảng 4 triệu đồng/lượng.

Hiền Mai
Continue Reading »

CPI tháng 9 hạ nhiệt nhưng tiềm ẩn cú sốc mới

CPI qua các tháng (Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê)
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 9 đã tiếp tục hạ nhiệt sau khi các giải pháp đồng bộ về kiềm chế lạm phát được thực thi kiên trì, quyết liệt trong suốt nửa năm qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 10 sẽ biến động khó lường bởi vẫn còn một số tỉnh thành sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng 8, tăng 16,63% so với tháng 12/2010 và tăng 22,42% so với tháng 9/2010 (bình quân 9 tháng 2011 tăng 18,16% so với cùng kỳ năm trước). Như vậy, tháng 9 có CPI tăng thấp nhất so với 13 tháng qua.    

Việc tăng chậm lại của CPI được lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do kinh tế vĩ mô đã qua thời kỳ khó khăn nhất, đã có dấu hiệu khá lên.

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục cao lên qua các quý (quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,71% nên 6 tháng tăng 5,57%, quý III ước tính tăng 6,14% nên 9 tháng ước tăng 5,76%).

Tỷ giá cơ bản ổn định. Lượng ngoại tệ mua được lớn góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Xuất khẩu tăng cao, đạt quy mô lớn nhất từ trước đến nay; nhập siêu vừa giảm sản phẩm so với cùng kỳ năm trước, vừa thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch năm nay cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ so với kim ngạch xuất khẩu,...

Nhờ vậy, giá lương thực đã tăng thấp hơn tốc độ chung hoặc giảm trong những tháng gần đây (tháng 5 tăng 1,77%, tháng 6 tăng 0,33%, tháng 7 giảm 0,88%, tháng 8 tăng 0,46%, tháng 9 tăng 1,53% chủ yếu do giá xuất khẩu tăng).

Rổ hàng hóa chung đã có sự cải thiện rõ rệt khi chỉ còn hai nhóm hàng hóa có mức tăng trên 1% (nhóm giáo dục và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác), bảy nhóm tăng dưới 1% và hai nhóm giảm là bưu chính viễn thông (giảm 0,07%) và giao thông (giảm 0,24%) do có sự giảm giá bán lẻ xăng dầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui này, tháng Chín cũng là tháng ghi nhận sự lặp lại cú sốc tăng giá nhóm giao dục của năm 2010 khi nhóm này đã đột ngột tăng từ mức 1,13% tháng Tám lên mức 8,62% tháng Chín. So sánh với mức tăng 12,02% của tháng 9/2010, mức tăng của nhóm giáo dục tháng 9/2011 tuy không cao bằng nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lên CPI chung cũng rất lớn.

Lý giải về mức tăng gây sốc này, Vụ trưởng Vụ Giá (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng, cho biết cùng với nhu cầu mua sắm sách vở, đồ dùng học tập tăng cao, cả nước đã có 24 tỉnh, thành đồng loạt tăng học phí ở tất cả các cấp; trong đó mức tăng cao nhất là ở cấp giáo dục phổ thông với mức tăng gấp 4-5 lần so với mức học phí cũ.

TP.HCM - đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước đã tăng học phí ở cả cấp mẫu giáo, dạy nghề, cao đẳng, đại học với mức tăng 4,54%; Yên Bái tăng 62,53%, Đồng Nai tăng 61,02%; Quảng Trị tăng 36,52%.

Với mức tăng kỷ lục này, nhóm giáo dục đã đóng góp 0,5% vào mức tăng chung 0,82% của CPI cả nước. Đây là điều đáng lưu ý bởi lạm phát ba tháng cuối năm 2010 được ghi nhận là có sự đóng góp khá lớn của nhóm này, cả về đóng góp thực tế và cả đóng góp lạm phát tâm lý, ông Thắng cảnh báo.

Theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 10 sẽ biến động khó lường bởi vẫn còn một số tỉnh thành sẽ tiếp tục tăng học phí theo lộ trình; trong đó đáng chú ý là cả thành phố Hà Nội và TP.HCM vẫn còn chưa tăng học phí ở cấp giáo dục phổ thông. Vì vậy, kịch bản hiệu ứng “ngày khai trường” rất dễ lặp lại trong năm 2011.

Bên cạnh yếu tố này, việc tăng lương cơ bản kể từ tháng 10 tới đây cũng như việc rập rình tăng giá vé máy bay, vé phương tiện vận tải công cộng, điện, phân bón trong các tháng cuối năm cũng sẽ tạo nên các hiệu ứng bất lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm 2011. Đặc biệt, hiện giá lương thực tại các tỉnh thành phía Nam đã bắt đầu tăng khi các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua phục vụ các hợp đồng xuất khẩu.

(tổng hợp)
Continue Reading »

Forbes vinh danh 10 công ty Việt Nam

Vượt qua 15.000 công ty được khảo sát, 200 đại diện từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được Forbes vinh danh là các công ty vừa và nhỏ tốt nhất châu Á. Nếu như năm ngoái, Việt Nam chỉ có một gương mặt lần đầu tiên lọt vào danh sách thì năm nay có tới 10 công ty.

Hai đại diện lớn nhất trong số 10 công ty trên là Công ty cổ phần Dược Hậu Giang và Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, với giá trị thị trường lần lượt là 454 và 108 triệu USD, theo tính toán của Forbes.
Hai công ty khác có cùng giá trị thị trường 72 triệu USD là Công ty cổ phần Container Việt Nam và Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PGD).
Sáu cái tên còn lại lần lượt là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An, Tổng Công ty cổ phần Khoáng sản NA RÌ HAMICO, Công ty cổ phần đường Ninh Hòa, Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí.
Đây đều là 10 cái tên mới trong danh sách năm nay. Năm 2010, Việt Nam có đại diện đầu tiên được Forebs lựa chọn vào Top 200 là Vinamilk.
Forbes lựa chọn danh sách dựa trên cả hai tiêu chí doanh thu và tăng trưởng. Để được lọt vào Top 200, các công ty phải có doanh thu hàng năm từ 5 triệu đến một tỷ USD và niêm yết trên thị trường chứng khoán được ít nhất một năm.
Sau đó, Forbes tiếp tục sàng lọc dựa trên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty này mỗi 12 tháng trong hơn 3 năm trở lại đây. Một tiêu chí khác cũng rất quan trọng là khả năng quản lý vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008. 200 cái tên được chọn ra sau khi sàng lọc từ một danh sách khoảng 15.000 công ty nhỏ và vừa từ khắp nơi trên châu Á.
Các công ty đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong chiếm ưu thế với 65 đại diện. Tính trung bình, doanh số của các công ty này tăng trưởng 43% trong 3 năm qua, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng 50% trong cùng khoảng thời gian.
So với năm ngoái, nhiều công ty đã phát triển vượt bậc và vượt cả ra ngoài tiêu chí doanh thu dưới một tỷ USD. Ví dụ 3 đại diện từ Trung Quốc đã vượt khỏi danh sách là hãng thời trang thể thao Anta Sports Products, nhà cung cấp dịch vụ Internet Baidu and và công ty quần áo Shenzhou International Holdings. Tương tự, nhà sản xuất pin lớn nhất Ấn Độ là Exide Industries không còn nằm trong danh sách năm nay do doanh thu đã vượt xa một tỷ USD trong năm vừa rồi.
Theo VnExpress
Continue Reading »