Labels

Labels

Labels

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Giá vàng giảm thêm 700.000 đồng/lượng


Mở cửa sáng nay, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh, công bố giá bán ra đối với vàng SJC là 45 triệu đồng/lượng. Đến 10 giờ 18, công ty này công bố giá giao dịch mới là: 44,4 – 44,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm lần lượt là 400.000 đồng/lượng trên giá mua vào và 700.000 đồng/lượng trên giá bán ra so với giá đóng cửa ngày 26-9.

Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận lúc 11 giờ 15 mua – bán tương ứng là 44,4 – 44,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, tại hệ thống Sacombank, vàng miếng hiệu SBJ có giá mua còn 44,21 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra là 44,79 triệu đồng/lượng.Trên thị trường Hà Nội, vàng SJC niêm yết tại công ty vàng bạc đá quý Phú Qúy lúc 11 giờ 18 mua vào 44,30 triệu đồng/lượng, bán ra 44,95 triệu đồng/lượng.

Vàng thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, dưới áp lực tăng điểm của thị trường chứng khoán cũng như hoạt động bán chốt lời của nhiều quỹ đầu tư lớn. Khép phiên đêm 26-9 tại Mỹ, vàng giao sau tháng 12 còn 1.598,10USD/Oz, trong khi vàng giao ngay còn 1.596,50USD/Oz.

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới khá thành công. Nhà đầu tư tăng cường mua cổ phiếu với kỳ vọng giới lãnh đạo châu Âu sẽ đạt được thỏa thuận mới trong tiến trình giải quyết khủng hoảng nợ trước khi kết thúc quý ba.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones hôm qua tăng 2,5%, tái vượt mốc 11.000 điểm lần đầu tiên trong ba ngày. Chỉ số S&P; 500 và chỉ số Nasdaq tăng lần lượt là 2,3% và 1,4%. Trung bình cứ ba cổ phiếu tăng thì có một cổ phiếu giảm, tổng khối lượng giao dịch đạt 1,16 tỷ đơn vị.

Trong khi đó, lượng vàng bán ra từ các tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust hôm qua cho biết đã bán ra 5,45 tấn vàng, đưa tổng lượng vàng mà tổ chức này nắm giữ hiện còn 1.246,76 tấn, tính đến cuối ngày 26-9.

Theo phân tích của các chuyên gia tại hãng tin The Street (Mỹ), cuối quý 3 là thời điểm chốt lời tốt, đặc biệt là khi vàng đã tăng 34% trong năm nay, trở thành loại tài sản đầu tư tốt nhất tính đến hiện tại, trong khi các sàn giao dịch vàng lớn trên thế giới không ngừng nâng tỷ lệ ký quỹ.

Mới đây, sàn giao dịch hàng hóa Chicago đã nâng tỷ lệ ký quỹ lên 21% đối với các hợp đồng giao dịch vàng và 15,6% đối với các hợp đồng giao dịch bạc, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư phải bỏ một khoản tiền nhiều hơn nếu muốn duy trì các hợp đồng đầu tư kim loại quý.

Thống kê của The Street cho thấy số lượng các hợp đồng mua vàng đã giảm hơn 22.000 trong tuần lễ kết thúc vào ngày 20-9, trong khi các hợp đồng bán ra cũng giảm khoảng 4.000, một dấu hiệu cho thấy nhiều thị trường vàng không còn là điểm đầu tư hấp dẫn như trước.

Thúy Yên
Continue Reading »

Cứ nhẹ nhàng thôi!

Cùng ngắm những mẫu nội thất đẹp do kiến trúc sư Vũ Khôi thiết kế qua những hình ảnh sau đây:
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Phòng khách lịch lãm với tone màu ghi nhạt, điểm nhấn khối màu đỏ và bàn gỗ mộc nguyên khối
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Sang trọng với màu be và bàn kính
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Điểm thêm những hoạ tiết bắt mắt của thảm trải sàn
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang

Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang

Sang trọng và tinh tế với gỗ
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Góc làm việc bắt mắt bởi không gian thoáng sáng với những tone màu nhạt và ánh sáng tự nhiên
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Ấm cúng với màu nâu trầm và sang trọng khi kết hợp với bộ ghế bàn ghế tone đen điểm thêm lọ hoa nhỏ
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Nền nã và sang trọng bởi tone nâu trầm và trắng
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Cá tính với những đường kẻ sọc
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Lãng mạn với sắc trắng - tím
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Phòng ngủ cho bé trai với tone màu mạnh đầy cá tính
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Và sống động với màu vàng và xanh lá
Cứ nhẹ nhàng thôi!, Nhà đẹp, nha kien truc su, nha cua kien truc su, nha dep, nha dep nhe nhang
Phòng ngủ mềm mại và nữ tính với tone hồng - tím dành cho bé gái
Continue Reading »

Giá vàng tiếp tục giảm sâu


 
Theo đà trượt giảm của thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (29/9) tiếp tục lao sâu xuống sát mốc 44 triệu đồng/lượng, khiến lượng người đổ về các cửa hàng kinh doanh lớn vẫn khá sôi động.
Trên thế giới, đà giảm giá của vàng vẫn tiếp diễn ra mạnh mẽ, các nhà đầu tư quay sang chuộng USD trong bối cảnh tình hình khủng hoảng nợ châu Âu vẫn chưa tìm ra lời giải. Vàng dường như trở nên kém hấp dẫn và không còn là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Hiện tại, giá vàng thế giới đang trên đà trượt giảm và đứng ở mức khoảng 1.606 USD/ounce. Trước đó, hôm thứ hai, thị trường rơi xuống mức thấp nhất suốt 2 tháng ở 1.534,49 USD, mất gần 400 USD so với đỉnh cao nhất trong lịch sử ở 1.920 USD hồi đầu tháng 9.

Theo đà giảm của thế giới, thị trường vàng trong nước sáng nay đã tiếp tục giảm sâu xuống mức sát 44 triệu đồng/lượng, khi để mất khoảng 500 nghìn đồng/lượng so với giá cuối giờ chiều qua.

Cụ thể, tại khu vực Hà Nội lúc 10h15 sáng nay, giá vàng rồng thăng long của Công ty Bảo tín Minh Châu có giá mua vào – bán ra là 44,39 – 44,5 triệu đồng/lượng, Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ vàng miếng SJC ở mức tương ứng là 43,9 - 44,29 triệu đồng/lượng, thương hiệu SBJ lại có mức giá thấp hơn là 43,61 – 44,19 triệu đồng/lượng.

Với mức giá này, khoảng cách mua vào – bán ra của các thương hiệu đã được rút ngắn hơn và giao động trong khoảng 110 nghìn đồng – 580 triệu đồng/lượng.

Ghi nhận của PV trong sáng nay tại Hà Nội, hoạt động mua bán tại các cửa hàng lớn trên đường Trần Nhân Tông vẫn khá tấp nập, dòng người chen chúc nhau mua bán. Đặc biệt, cảnh khách hàng phải đứng ngoài chờ hàng tiếng đồng hồ để được gửi xe lại diễn ra.

Theo các chủ kinh doanh bán vàng, hiện nhu cầu mua vào của người dân vẫn khá cao. Đặc biệt, lượng mua vào tăng thêm khi giá đang ở mức khá hấp dẫn.

Trái với không khí đông đúc tại những cửa hiệu lớn và có tên tuổi, những cửa hàng nhỏ lại diễn ra khá trầm lắng. Lượng người đến giao dịch chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo nhận định của công ty Sacombank, giá vàng có những phiên giao dịch điều chỉnh giảm là điều tất yêu khi vàng có những phiên tăng mạnh, tuy nhiên xu hướng tăng trở lại của vàng luôn được cũng cố.

Dự báo, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giao động ở mức 1.600 – 1.670 USD/ounce.

Yến Nhi
Continue Reading »

Chủ tịch FED: Mỹ cần học hỏi các nền kinh tế mới nổi

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ, Ben Bernanke, cho rằng nước Mỹ có thể học cách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn từ những thị trường mới nổi đang thành công.
Tuyên bố này của ông Bernake làm hài lòng những quốc gia đang phát triển, vốn luôn nhận nhiều trỉ trích hơn sự ngưỡng mộ từ phía Washington.
Theo ông Bernanke: "Những nền kinh tế phát triển như Mỹ sẽ cần học hỏi những bài học kinh nghiệm từ các thị trường mới nổi. Sức tăng trưởng của các thị trường này thể hiện rõ tầm quan trọng của chính sách tài chính chặt chẽ, khuyến khích thành lập khu vực vốn tư nhân song song với cam kết đầu tư công, giáo dục và công nghệ tiên tiến trong bối cảnh duy trì sự bền vững của nền kinh tế".
Chủ tịch FED:
Chủ tịch FED cho rằng thất nghiệp dài hạn đang là vấn nạn của quốc gia, và đề xuất Quốc hội nên có các biện pháp cụ thể. Ảnh: journalrecord.com
Hôm thứ Tư, Chủ tịch FED cũng cho rằng rất nhiều “thị trường mới nổi không còn phải xem mình bé nhỏ với nền kinh tế mở vốn ít tác động tới các quốc gia láng giềng”, thậm chí họ cần phải có trách nhiệm lớn hơn đối với sự bền vững của kinh tế thế giới.
Cuộc chiến chính trị giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ dẫn tới việc Quốc hội phải vất vả quyết định kiểm soát thâm hụt ngân sách và không thông qua được các thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc, Colombia và Panama. “Kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin vào sức của thị trường tăng, chính sách mạnh mẽ và thể chế kinh tế là những yếu tố quan trọng để có được mức tăng trưởng cần thiết”, theo ông Bernanke. Nhưng ông cũng thêm rằng những gì xảy ra trong 20 năm qua đã chứng minh rằng Washington luôn bất đồng bởi những vấn đề liên tiếp xảy ra.
Trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề thất nghiệp sau bài phát biểu tại Cleveland hôm thứ Tư, ông Bernanke khẳng định thất nghiệp dài hạn là vấn nạn của quốc gia và đề xuất Quốc hội nên có các biện pháp để chiến đấu với thực trạng này. Chủ tịch của FED cho biết khoảng 45% số trường hợp thất nghiệp đã kéo dài ít nhất 6 tháng.
Ông cho rằng Chính phủ cần phải hỗ trợ những trường hợp này để đào tạo lại kỹ năng cho họ để có thể tìm được một công việc mới, và Quốc hội cần nhận trách nhiệm chuyện này. Về vai trò của FED trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Mỹ, ông Bernanke nói: “FED đã có rất nhiều nỗ lực để giúp nền kinh tế phục hồi và bình ổn thông qua việc kiểm soát lãi suất hay chính sách tiền tệ. Các chính sách này đang giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Những biện pháp trên có thể giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng vẫn không phải là thuốc chữa bách bệnh”.
Anh Quân (tổng hợp)
Continue Reading »

Vàng giảm 1,3 triệu đồng/lượng

Sáng nay (28-9), giá vàng thế giới lùi về mức 1.638,60 USD/ounce, giảm hơn 30 USD so với chiều qua (theo Kitco). Đầu giờ sáng nay, giá vàng Việt Nam đã quay đầu giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với cuối phiên chiều qua.

Ảnh minh họa

Vàng SJC niêm yết lúc 9g30 sáng nay mua vào 44 triệu đồng/lượng, bán ra 44,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC giao dịch trong ngày hôm qua diễn biến phức tạp theo hướng sáng giảm chiều tăng. Vào thời điểm cuối giờ giao dịch, giá vàng SJC đứng ở mức 45,7 triệu đồng/lượng, chênh lệch so với giá thế giới ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, các thương hiệu vàng PNJ và SBJ trên thị trường TP.HCM cũng điều chỉnh giá bán ra giảm mạnh. Theo đó, vàng SBJ của Công ty vàng bạc đá quý Sacombank bán ra 44,49 triệu đồng/lượng. Vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận bán ra 44,55 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Mỹ, đêm qua giá vàng giao tháng 12-2011 trên sàn Comex tăng 57,7 USD/ounce (tương đương tăng 3,6%) lên 1.652,5 USD/ounce, tuy nhiên sáng nay đã giảm 0,5% trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á, còn 1.641,19 USD/ounce và đang có xu hướng tiếp tục giảm.
Theo Reuters, trong vòng 3 phiên giao dịch trước đó giá vàng đã giảm 12%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983, khi giới đầu tư bán ra ồ ạt để bù lỗ tại các thị trường khác.
H.NHỰT
Continue Reading »

Người dân phải mua vàng giá đắt

Giá vàng thế giới cuối ngày 26-9 quy đổi theo tỉ giá USD tự do sau khi cộng các khoản thuế và phí ở mức 41,57 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng trong nước bán ra ở mức 45,5 triệu đồng/lượng, chênh lệch 3,93 triệu đồng/lượng.

Diễn biến giá vàng trong nước và thế giới ngày 24 và 26-9  - (*) Quy đổi theo tỉ giá USD tự do đã bao gồm các khoản phí - Đồ họa: Vĩ Cường - Ảnh: T.Đạm

Cuối ngày, website Ngân hàng (NH) Nhà nước cho biết đang theo dõi sát diễn biến và cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tăng nhanh, giảm chậm
Cần công khai doanh nghiệp được nhập khẩu vàng
Trong thông báo trên website vào cuối ngày 26-9, NH Nhà nước thừa nhận chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở mức cao và khuyến cáo người dân nên thận trọng để tránh bị giới đầu cơ đẩy giá nhằm trục lợi. NH Nhà nước đang theo dõi sát diễn biến và cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo nhiều chuyên gia, việc cấp phép nhập khẩu lúc này là cần thiết nhưng NH Nhà nước cần công khai tên của những đơn vị được cấp phép cũng như số lượng để thị trường giám sát. Tránh tình trạng những doanh nghiệp được cấp phép không có năng lực thật sự, dẫn đến hiệu quả can thiệp thị trường bị hạn chế. Thêm vào đó, vị chuyên gia này cũng đặt vấn đề về việc phân bổ quota cho các đơn vị nhập khẩu cũng như cơ chế giám sát của NHNN. Một khi cơ chế cấp phép được minh bạch, công bằng thì hiệu quả can thiệp thị trường mới phát huy được tác dụng cao nhất.
Đến cuối ngày 26-9, các công ty vàng cho biết vẫn chưa được NH Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu, do vậy giá vàng trong nước vẫn còn cao hơn giá vàng thế giới gần 4 triệu đồng/lượng. Trong ngày lực mua chủ yếu tập trung vào buổi chiều do giá vàng trong nước giảm sâu xuống vùng giá 42-43 triệu đồng/lượng, sau đó hồi phục. Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy sáng 26-9 có khá đông khách hàng đến giao dịch tại Công ty SJC nhưng phần lớn là các tiệm vàng đến để đổi các miếng vàng 1 lượng thành các miếng vàng lẻ loại 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ. Trong khi đó ít người dám mạo hiểm mua vàng do thời điểm này giá vàng đang sụt giảm mạnh.
Ông Nguyễn Công Tường, phó phòng kinh doanh Công ty SJC, cho biết đến 15g đã mua vào 7.000 lượng, bán ra 10.000 lượng. Bà Nguyễn Thị Cúc, phó tổng giám đốc Công ty PNJ, cho biết buổi sáng số vàng mua vào tương đương số vàng bán ra, nhưng đến buổi chiều lực mua tăng mạnh. Đến cuối ngày 26-9, Công ty PNJ bán ra 5.000 lượng nhưng mua vào chỉ 2.000 lượng.
Trong nước cao vì đâu?
Lý giải về mức chênh lệch kỷ lục giữa giá vàng trong nước - thế giới, ông Nguyễn Công Tường cho rằng do lực mua quá mạnh, trong khi đó lượng vàng nhập khẩu về trước đây đã bán hết. Để có nguồn cung ứng, công ty phải mua cân đối ngoài thị trường.
Bà Nguyễn Thị Cúc cho hay đến cuối ngày 26-9 nguồn hàng của PNJ đã gần cạn và doanh nghiệp phải lo chuẩn bị nguồn hàng để cung ứng cho thị trường sáng 27-9. Trong khi đó, chỉ cần lệnh hỏi mua từ các doanh nghiệp vàng là thị trường lại đẩy giá lên.
Theo bà Cúc, chỉ tính trong ba ngày từ 23 đến 25-9 công ty đã bán ra 450kg vàng, tương đương 12.000 lượng, nhưng mua vào chỉ khoảng 1.600 lượng. Số vàng bán ra đã vượt cả số được cấp phép nhập khẩu lần gần nhất là 300kg.
Lãnh đạo một NH cổ phần cho biết không có lệnh nhập khẩu nên NH không dám mang vàng trong kho ra bán vì phải tuân thủ nguyên tắc cân đối trạng thái, số mua phải ngang với số bán. Nếu mang vàng ra bán mà giá thế giới bất ngờ tăng, không mua lại được với giá cũ thì NH sẽ lỗ. Cũng theo lãnh đạo này, gần đây sức mua trên thị trường nằm ngoài dự đoán của các đơn vị kinh doanh, trong khi nguồn nhập khẩu bị “đứt”, do vậy chỉ còn trông chờ vào nguồn hàng từ thị trường. Vì vậy, lúc này ai nắm vàng người đó quyết định giá.
Theo ông Trần Thanh Hải - tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), nhìn vào diễn biến thị trường có thể thấy giá thành của số vàng cũ mà những đầu mối kinh doanh lớn đang nắm giữ khoảng 44-45 triệu đồng/lượng, đây cũng là mức cản của thị trường lúc này. Chiều 26-9, mức đáy 42,7 triệu đồng/lượng chỉ duy trì được 1-2 phút, sau đó giá vàng trong nước bật mạnh lên mức 44-45 triệu đồng/lượng. Ông Hải cho biết thấp hơn mức giá này những người nắm giữ vàng lớn không bán ra tạo sự khan hiếm trên thị trường.
Theo phó giám đốc một công ty kinh doanh vàng, dù nguyên tắc của giới kinh doanh vàng là phải mua - bán cân đối nhưng nhiều đơn vị không bán hết 100% số đã mua do kỳ vọng giá tăng và để “trang trải” dần trong thời gian chờ hàng nhập về cũng như đợi gia công. Số vàng kỳ vọng giữ lại (khoảng 10-20%) họ đã bị lỗ dẫn đến việc kềm giá và tạo thành ngưỡng cản trên thị trường. Do vậy giá vàng trong nước chỉ có thể xuống mức hợp lý hơn một khi thị trường được tiếp viện từ nguồn nhập khẩu.
ÁNH HỒNG
Giá vàng thế giới bốc hơi nhanh
Trong phiên giao dịch ngày 26-9, giá vàng thế giới tiếp tục đà giảm mạnh và đã tuột khỏi ngưỡng 1.600 USD/ounce, đến 23g giá vàng lên lại 1.600USD/ounce.
Theo Hãng tin AFP, trên các sàn giao dịch châu Á như Hong Kong và Singapore, giá vàng đã giảm tới 4,7% so với cuối tuần trước, chỉ còn 1.577,3 USD/ounce. Các chuyên gia tài chính dự báo nhiều khả năng giá vàng sẽ còn tiếp tục giảm. “Giá vàng sẽ tiếp tục chịu sức ép giảm trong thời gian tới do các nhà đầu tư bỏ chạy khỏi vàng để mua đồng USD” - AFP dẫn lời nhà phân tích Becky Yuen của Hãng GuocoCapital ở Hong Kong.
Theo nhà kinh tế Song Seng Wun thuộc Hãng CIMB ở Singapore, trước sức ép của nguy cơ suy thoái, giới đầu tư coi các kênh đầu tư an toàn nhất trong thời điểm hiện tại là đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ. Từ đầu năm đến nay đồng USD đã tăng giá 6%. “Đồng USD vẫn còn có thể tiếp tục tăng giá do nỗi lo sợ suy thoái và khủng hoảng vẫn còn đó” - Reuters dẫn lời chuyên gia Dominic Schnider thuộc Hãng UBS Wealth Management ở Singapore.
Một năm qua, vàng đã trở thành kênh đầu tư an toàn do kinh tế Mỹ ì ạch và châu Âu chìm trong khủng hoảng nợ. Một số dự báo cho rằng giá vàng có thể lên đến 2.500 USD/ounce trong năm 2011. Tuy nhiên, trên báo New York Times, nhà phân tích Steven M.Davidoff khẳng định việc giá vàng tăng vọt trong thời gian qua, có lúc lên tới 1.900 USD/ounce, chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân đầu cơ. “Người ta mua vàng để đảm bảo an toàn trong thời điểm lạm phát hoặc đơn giản vì hi vọng giá vàng sẽ tăng lên” - chuyên gia Davidoff cho biết.
Bằng chứng của sự đầu cơ là việc nhu cầu vàng thỏi thế giới tăng hơn 100% so với năm 2009 lên 850 tấn/năm, theo ước tính của Hội đồng vàng thế giới (WGC). Trong khi đó, nhu cầu vàng cho công nghiệp và cho ngành nữ trang trên thực tế lại giảm. Các nhà phân tích cho biết năm 2008, sau vụ Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers sụp đổ, dẫn đến khủng hoảng tài chính, ngân hàng trung ương Mỹ và các nước châu Âu đã đổ hàng trăm tỉ USD vào thị trường. Một phần lớn số tiền mặt này đã được sử dụng để đầu cơ các loại hàng hóa, trong đó có vàng. Báo Wall Street Journal đánh giá do đầu cơ, vàng đã bị thổi lên quá xa so với giá trị thực tế của nó, do đó đến một thời điểm, thị trường đã tự điều chỉnh xuống mức hợp lý hơn.
Giá vàng giảm còn do thị trường hàng hóa kỳ hạn lớn nhất thế giới CME Group áp dụng biện pháp ngăn chặn đầu cơ. Theo trang Market Watch, hôm 23-9 CME Group tiếp tục nâng mức ký quỹ giao dịch vàng thêm 21%. Có nghĩa là giới đầu cơ phải ký quỹ tối thiểu 11.475 USD tiền mặt cho mỗi giao dịch 100 ounce vàng thay vì mức cũ 9.450 USD. Từ tháng 8 đến nay CME Group đã vài lần nâng mức ký quỹ từ 6.075 USD lên 7.425 USD, rồi lên 9.450 USD và giờ là 11.475 USD. Thiếu tiền mặt, giới đầu cơ không đủ khả năng ôm vàng như trước.
SƠN HÀ
Continue Reading »

Lãng phí đất, hậu họa khó lường

"Nếu Quốc hội và các cơ quan chức năng không quyết đoán trong quy hoạch thì câu chuyện đất sân golf, resort sẽ còn kéo theo nhiều điều phức tạp" - Vấn đề được nêu tại Hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm 2011 – 2015 do Ủy ban kinh tế của Quốc hội tổ chức hôm qua - 27/9.
Lãng phí đất
Tại Hội thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo các kết quả về công tác tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ 10 năm qua, trong đó có một số chỉ tiêu còn chưa đạt đến mức Quốc hội phê duyệt trong Quy hoạch, kế hoạch SDĐ 2001 – 2010, như đất lâm nghiệp (đạt 96,5%), đất ở tại nông thôn (đạt gần 60%), đất khai thác khoáng sản (đạt 66,67%), đất cơ sở y tế (85,7%)…
Nếu như chỉ tiêu đất ở nông thôn đạt thấp được lý giải là do các địa phương còn chưa thực hiện "đến nơi" việc xác định để công nhận diện tích đất vườn ao trên cùng thửa đất có nhà trong các khu dân cư theo quy định của Luật Đất đai, thì chỉ tiêu đất khai thác khoáng sản đạt thấp lại được đánh giá là "điều may mắn" trong bối cảnh quản lý khai thác khoáng sản nhiều bất cập như hiện nay.
Bên cạnh đó, có nhiều lĩnh vực SDĐ tăng "chóng mặt" so với chỉ tiêu được Quốc hội phê duyệt. Đất ở tại đô thị đạt 134 nghìn ha, vượt 20,72% so với chỉ tiêu được duyệt, dù góp phần đáp ứng nhu cầu đất ở, nhà ở cho người dân đô thị nhưng có lúc đi trước nhu cầu thực tế, sử dụng nhiều vào đất lúa, tồn tại tình trạng nhà bỏ hoang, khu đô thị bỏ hoang. Tương tự, đất khu, cụm công nghiệp đạt 100% chỉ tiêu Quốc hội duyệt, cả nước hiện có 267 khu công nghiệp (KCN), với tổng diện tích 72 nghìn ha.
Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy bình quân chỉ gần 46%. Trong số 177 KCN đã đi vào hoạt động, chỉ có 43 khu đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. 650 cụm công nghiệp với 28 nghìn ha chỉ mới có 44% diện tích đất được thuê. "Tỷ lệ lấp đầy không cao của các KCN là một điều đáng xem xét" - TS. Đặng Hùng Võ bình luận. Theo ông Võ, quy hoạch sân golf, resort ở Việt Nam có thực tế là nhà đầu tư tìm mọi cách thuyết trình để xin được nhiều đất cho dự án, sau đó tìm cách "xoay xở" để xử lý. "Nếu Quốc hội và các cơ quan chức năng không quyết đoán trong quy hoạch thì câu chuyện đất sân golf, resort sẽ còn kéo theo nhiều điều phức tạp" - ông Võ góp ý.
Lãng phí đất, hậu họa khó lường, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, su dung dat, san golf, resort, quy hoach, gia nha dat

Có nhiều lĩnh vực SDĐ tăng "chóng mặt" so với chỉ tiêu được Quốc hội phê duyệt. (Ảnh minh họa).
Luật Đất đai luôn bị tụt hậu
TS. Trần Đình Thiên – chuyên gia kinh tế đề nghị phải xem xét cơ sở của quy hoạch đất đai: Căn cứ trên chiến lược phát triển kinh tế hay chiến lược CNH – HĐH?. "Giờ chúng ta quy hoạch KCN theo hướng dùng nhiều vốn, nhiều đất nhưng lại ít sử dụng lao động, điều đó dẫn đến bi kịch nông dân không biết phải làm gì khi đất đã bị lấy cho KCN. Quy hoạch như thế có hợp lý hay không?"- ông Thiên nói.
Theo ông Thiên, vấn đề SDĐ của KCN không phải là lấp đầy đất, mà là hiệu quả của việc SDĐ mang lại. "Không thể lấp đầy KCN bằng công nghệ thấp", ông Thiên quả quyết. Trước tình trạng "1 tháng xuất hiện 1 khu đô thị trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế», ông Thiên cũng nhận định, Việt Nam đang không quy hoạch được không gian đất (ngầm, trên cao), mà «làm kiểu cày đất trên mặt bằng".
Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm 2011 – 2015 được đưa ra lấy ý kiến vào thời điểm Luật Đất đai cũng đang chuẩn bị được sửa đổi. Tình trạng này tương tự như xây dựng quy hoạch giai đoạn 2001 – 2010. Quy hoạch được phê duyệt rồi thì Luật Đất đai mới ban hành, rồi luật lại tuân thủ và góp phần thực hiện quy hoạch.
"Lẽ ra phải đi trước đón đầu thì Luật Đất đai toàn theo sau thực tế, lạc hậu. Lần nào cũng vậy, cứ phê duyệt xong rồi, Luật Đất đai mới ban hành. Khi có luật, thế nào cũng loạn cả lên do sự tranh cãi giữa việc tuân thủ văn bản này làm theo văn bản kia", một đại biểu nhận định.
TS. Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn: "Có 24 kịch bản liên quan đến việc giảm đất lúa (còn từ 3 triệu ha đến 3,8 triệu ha), thì theo kịch bản nào, an ninh lương thực luôn được đảm bảo. Chúng ta cần cẩn trọng khi xem xét việc chuyển đất lúa sang mục đích khác, nhưng khuyến khích chuyển sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn…”
Ông Lê Quốc Dung – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XII: “Khi quy hoạch đất lúa, phải xét an ninh lương thực cho cả hàng trăm năm chứ không phải chỉ 5 hay 10 năm…”
Continue Reading »

Sẽ có giải pháp trị tận gốc bất cập trên thị trường vàng?

Một khả năng lớn là Ngân hàng Nhà nước sẽ mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng, như một giải pháp khơi thông mối liên hệ giữa thị trường trong nước và thế giới, gián tiếp tăng cường khả năng kiểm soát những biến động trên thị trường.
Có khả năng NHNN sẽ mở lại giao dịch vàng tài khoản để khơi thông mối liện hệ giữa thị trường trong nước và thế giới.
 
Trong hai tháng qua, thị trường vàng trong nước liên tục xuất hiện những biến động mạnh, có sự bất cập và ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người dân.

Đỉnh điểm như những ngày qua, có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới tới trên 4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch lớn kéo dài như một “thách thức” đối với thông điệp đưa giá vàng trong nước sát giá thế giới mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra trước đó.

Bám sát những diễn biến trên, bên cạnh giải pháp cho nhập vàng can thiệp tức thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những khuyến cáo người dân thận trọng với hiện tượng đầu cơ và những thiệt hại có thể xẩy ra trên thị trường này.

Tuy nhiên, điều mà dư luận đặt ra là nhà điều hành cần có những giải pháp xử lý tận gốc những bất ổn trên thị trường vàng và mang tính dài hạn.

Nguồn tin của VnEconomy vừa cho biết, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đã bắt tay vào việc xây dựng những biện pháp cụ thể để tăng cường quản lý, sớm bình ổn và định hướng thị trường vàng hoạt động lành mạnh hơn.

Cụ thể, một khả năng lớn là Ngân hàng Nhà nước sẽ mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng, như một giải pháp khơi thông mối liên hệ giữa thị trường trong nước và thế giới, gián tiếp tăng cường khả năng kiểm soát những biến động trên thị trường.

Trước đây, tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng được phép đã từng hoạt động, song song với đó là sự phát triển “nóng” của các sàn giao dịch vàng (kể cả thuộc các đơn vị không phải là tổ chức tín dụng). Giữa năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định đóng cửa những hoạt động này và 31/7/2010 là thời điểm các tổ chức tín dụng hoàn tất tất toán và đóng tài khoản…

Tuy nhiên, ở thời điểm này, nguồn tin của VnEconomy cho rằng, việc xem xét mở lại tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng là có những cơ sở hợp lý, vấn đề còn lại là quản lý tốt và phát huy những giá trị của nó đối với thị trường. Và việc xem xét mở lại này không bao gồm các sàn giao dịch vàng vốn nở rộ như trước đây.

Cơ sở đầu tiên để Ngân hàng Nhà nước xem xét mở lại giao dịch vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng là những quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ xác định rõ “vàng” là một loại ngoại hối, bình đẳng như các ngoại tệ khác, thuộc dự trữ ngoại hối và trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú.

Cũng theo nghị định trên, các tổ chức tín dụng, qua Ngân hàng Nhà nước cấp phép, được thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài.

Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mở lại hoạt động này, các điều kiện và việc xét chọn các tổ chức tín dụng được phép sẽ được xây dựng cụ thể. Có thể việc xét chọn đó sẽ gắn với yêu cầu và trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong vai trò tham gia điều tiết thị trường để có sự vận động hợp lý.

Với việc mở lại hoạt động đó, qua sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tham gia, điểm đầu tiên có thể hạn chế là những chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới. Giao dịch vàng qua tài khoản của các tổ chức này có lợi thế ở sự tiếp cận thị trường thế giới nhạy hơn, ứng xử với biến động trong nước linh hoạt và kịp thời hơn. Qua đó có thể xem là sự điều tiết gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

Có thêm công cụ này, cùng với các giải pháp và cơ chế quản lý khác, nhà điều hành sẽ có thêm điều kiện để “uốn nắn” thị trường vàng hoạt động lành mạnh hơn, hạn chế những bất cập có thể ảnh hưởng đến tâm lý và lợi ích của người dân, rộng hơn là các mảng thị trường khác có liên quan.

Tất nhiên, giao dịch vàng qua tài khoản là một hoạt động có rủi ro. Nhưng, vấn đề đặt ra lúc này là cần khai thác những giá trị của nó, kiểm soát những hạn chế, thay vì cấm hẳn như thời gian qua. Ở đây, nếu mở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng các tiêu chuẩn an toàn mà các tổ chức tham gia phải đảm bảo tuân thủ, như những yêu cầu cụ thể đối với việc quản lý chặt chẽ tài khoản “Nợ” và tài khoản “Có” trong nghiệp vụ này…

Theo nguồn tin trên, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm xem xét mở lại hoạt động này, như một giải pháp góp phần trị tận gốc những bất cập trên thị trường vàng; bên cạnh đó là nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, cơ chế và phương thức huy động sức vàng trong dân cũng sẽ sớm được xây dựng (điểm mà Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm triển khai).

Như vậy, cùng với các cơ chế hiện có, những giải pháp mới có thể sẽ tạo một cơ chế đồng bộ để Ngân hàng Nhà nước quản lý tốt hơn thị trường vàng trong thời gian tới, cũng như trong dài hạn.

Theo Minh Đức
VnEconomy
Continue Reading »

Lo sụp đổ thị trường cà phê

Nếu như việc doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thu mua cà phê của nông dân trước đây bị coi là không đúng luật thì gần đây chuyện này gần như hợp thức hóa khi có thông tin tỉnh Đăk Lăk đề nghị Bộ Công thương chấp thuận cho một doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thu mua cà phê của nông dân.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) nhìn nhận, nguy cơ sụp đổ toàn bộ thị trường cà phê Việt Nam là điều hoàn toàn có thể nếu để doanh nghiệp ngoại nắm tận gốc cây cà phê.
Lo sụp đổ thị trường cà phê, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, ca phe, doanh nghiep, thi truong ca phe, kinh te, ca cao, nong san
Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA)
- Ông đánh giá thế nào về việc nếu có doanh nghiệp ngoại được cấp phép thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân?
- Giới kinh doanh cà phê trong nước nhận định, có một sẽ có hai, ba và nhiều nhà kinh doanh cà phê ngoại muốn thâm nhập sâu vào thị trường trong nước. Nhiều người cho đó là cơ hội nhưng lại không lường trước những ẩn họa phía sau toan tính từ các nhà kinh doanh nước ngoài. Bởi các doanh nghiệp ngoại đang tỏ ra rất quyết tâm trong việc hợp thức hóa việc mua cà phê trực tiếp từ tay nông dân, bằng thực tế là họ tuyên bố đã đầu tư cho nông dân trồng cà phê, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu và xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài… Tuy nhiên, điều nghe rất hay này ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường khi doanh nghiệp ngoại nắm được tận gốc cây cà phê. Bởi khi đó ai đảm bảo an toàn cho thị trường cà phê VN? Ai sẽ điều tiết, đẩy giá lên hay hạ giá xuống (?) Việc này với các nhà kinh doanh cà phê thành thạo trên sàn London chỉ làm bằng dăm ba tin đồn.
- Nhưng chẳng lẽ va vấp thương trường vài thập kỷ rồi mà các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn dễ bị tin đồn chi phối?
- Va vấp tới đâu cũng rất khó đối phó với tin đồn. Tôi chỉ nêu ra một ví dụ rất thực tế vừa xảy ra cách đâu không lâu đã tác động rất lớn đến thị trường cà phê Việt Nam và thế giới. Vài tuần trước, trong lúc Vicofa chưa có một dự báo chính thức nào về niên vụ sắp tới nhưng trên báo chí trong và ngoài nước liên tục xuất hiện thông tin “Việt Nam vào vụ sớm”, “Việt Nam được mùa cà phê”, “Năm kỷ lục về sản lượng cà phê của Việt Nam”, hay “Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn, nông dân hoảng hốt, vào vụ chắc chắn phải bán tháo”… khiến giá cà phê trong nước rớt 6 - 7 triệu đồng một tấn. Vậy những thông tin đó từ đâu mà có, điều mà giới kinh doanh cà phê đều biết rõ là thị trường cà phê đang bị điều khiển từ bên ngoài. Mấy năm trước khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm từ 10 – 20% lượng cà phê xuất khẩu ở Việt Nam, nhưng năm vừa rồi đã lên mức 40%, dự đoán năm tơi sẽ vượt 50%, vì hầu hết các doanh nghiệp đã lập các điểm thu mua ở hầu hết các huyện ở những địa phương trồng cà phê.
- Họ đã đáp ứng đủ điều kiện nên dù không muốn chúng ta phải chấp nhận. Theo ông, doanh nghiệp trong nước cần làm gì để không mất thị phần lúc này?
- Năm 2001, thị trường cà phê Việt Nam tưởng chừng như sụp đổ vì mức lỗ lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại được Chính phủ cho phép mua tạm trữ và đã vực dậy được. Điều đó cho thấy nếu sức mạnh của một ngành hàng được quy về đầu mối sẽ có thể điều tiết được cả thị trường. Một số ngành hàng của Việt Nam như cao su, lương thực, hồ tiêu… đã làm được điều này đó thôi.
- Nghĩa là Hiệp hội cà phê đang cần hỗ trợ từ phía Nhà nước?
- Cần Chính phủ đứng đằng sau các doanh nghiệp trong việc xây dựng những cơ chế, và coi Hiệp hội là đầu mối điều tiết thị trường thông qua những biện pháp đồng bộ. Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay mở quá rộng, kiểm soát khó, hoạt động cà phê quá đông, quá ồn ào. Nếu bằng cơ chế có sự sàng lọc thị trường sẽ dễ kiểm soát hơn.
- Cám ơn ông!
“Chúng tôi không cần Chính phủ cho doanh nghiệp hưởng lãi suất ưu đãi mà chỉ cần Chính phủ có quy chế để các Ngân hàng thương mại cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp có thể mua được lượng cà phê cần thiết theo đúng giá thị trường với thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể chủ động điều tiết việc mua vào bán ra…” (Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó TGĐ Vinacafe).
Continue Reading »

Giá USD tự do hạ nhiệt

So với mức xấp xỉ 21.300 đồng đạt được vào hôm qua, tại Hà Nội, giá đôla tự do đang có xu hướng hạ nhiệt.
Trưa nay, một số điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Trung (Hà Nội) báo giá thu gom ở 21.240 đồng, bán ra 21.270 đồng. Một số điểm kinh doanh khác báo giá mua chỉ 21.230 đồng, bán 21.270 đồng, rẻ hơn ngày hôm qua 20 đồng cả chiều mua và bán. Tại một số cửa hàng vàng bạc có dịch vụ kinh doanh ngoại tệ khác trong khu vực Cầu Giấy, Ba Đình…, mua bán đồng bạc xanh phổ biến ở 21.230- 21.270 đồng.
Ảnh: Giá đôla tự do tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Giá đôla tự do tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Anh Quang, chủ một điểm thu đổi ngoại tệ tại phố Hà Trung cho biết, thời điểm này, vẫn như mọi năm, nhu cầu đôla của người dân và một số doanh nghiệp đang “nóng” lên. Do đó, với các khoản từ 10.000 USD trở lên, người mua có thể được bớt 5 đồng mỗi USD. Chẳng hạn, mức giá hiện tại là 21.270 đồng bán ra, mua từ 10.000 USD trở lên, giá sẽ chỉ còn 21.265 đồng.
Tại các ngân hàng thương mại, ở bảng niêm yết, giá USD vẫn phổ biến 20.810-20.830 đồng mua vào, bán ra kịch trần 20.834 đồng. Còn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, giá không đổi từ nhiều ngày nay: 20.600 đồng thu mua, 20.834 đồng bán ra. Tuy nhiên, những đơn vị có nhu cầu mua USD từ ngân hàng, đều không dễ dàng để tiếp cận nguồn ngoại tệ này. Cán bộ tín dụng một nhà băng lớn trong cung ứng USD đến doanh nghiệp, cá nhân cho hay, thời điểm này, không phải đơn hàng nào cũng sẵn sàng được đáp ứng. Nguyên nhân là nguồn cung đang khó khăn.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Vietinbank cho rằng, nguồn cung USD hiện nay không thiếu. Việc đồng tiền này tăng giá trong một vài ngày vừa qua, có thể xuất phát từ tâm lý người dân, doanh nghiệp cuối năm phải mua USD để trả nợ các khoản vay ngoại tệ. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhập vàng cũng có một phần tác động lên tỷ giá, ông Thọ nhận định.
Thực tế, thời gian vừa qua, “chợ đen” đôla vẫn song song tồn tại với giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước có lệnh cấm đối với hoạt động mua bán USD tự do, thời gian đầu, một số điểm kinh doanh chấp hành nghiêm túc, nhưng ngay sau đó lại hoạt động trở lại, chỉ bớt sôi động và công khai so với trước. Theo chủ một tiệm vàng trên quốc lộ 32 (Hà Nội), buổi sáng, chỉ khoảng 9h, hầu hết các tiệm đã có đầy đủ bảng giá để thông báo đến khách hàng. Với các khoản từ 5.000 USD trở lên, nhân viên có thể giao tiền tận nhà cho khách.
Tuệ Minh
Continue Reading »

Quyết liệt chống đầu cơ, tăng giá dịp cuối năm

Đó là nhiệm vụ đặt ra từ nay tới cuối năm mà Tổ điều hành thị trường trong nước bàn và thống nhất trong cuộc họp diễn ra hôm qua (27.9).

Theo Tổ điều hành, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 chỉ tăng 0,82% là nỗ lực rất lớn và là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Kể từ tháng 5, đây là tháng thứ 4 liên tiếp CPI chung cả nước giảm.
Với đà này, Tổ điều hành cho rằng, có thể thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 18% cả năm 2011 như yêu cầu của Chính phủ đặt ra.
Để kiềm chế lạm phát, Tổ điều hành cũng kiến nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa; thực hiện hiệu quả các giải pháp cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu; cần quyết liệt hơn nữa trong chống đầu cơ, tăng giá.
Continue Reading »

Lại thêm ngày hội mua nhà giá gốc


 
Sàn bất động sản DTJ vừa công bố sẽ chính thức mở phiên giao dịch "Thế giới căn hộ chung cư" với khoảng 20 căn hộ được mở bán giá gốc.

Theo công bố của sàn giao dịch bất động sản DTJ (216 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), mục đích của đợt bán hàng lần này nhằm tạo cầu nối giữa khách hàng và chủ đầu tư, giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm thực với giá tốt nhất.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng giám đốc Cty CP đầu tư và phân phối DTJ cho biết, giá gốc ở đây được hiểu là giá sơ cấp mà chủ đầu tư, chủ sở hữu công bố bằng văn bản.
Trong phiên giao dịch này, DTJ dự kiến giới thiệu chào bán khoảng 20 dự án căn hộ chung cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Minh Tuấn
Continue Reading »

“Cò” lộng hành trên “phố vàng”

Phát giá, bàn tán, dự đoán giá để làm “nhiễu” tâm lý người có nhu cầu mua-ban thực sự, rồi bán vàng trao tay kiếm lời. Đó là hành vi của những đám “cò” hoạt động ngang nhiên trên “phố vàng” Hà Nội mỗi khi có biến động giá.
Vàng dao động ở mức 44,2 - 44,6 triệu đồng/lượng đang được xem là thời điểm “được giá” cho giới đầu tư mua vào, bởi vậy người người nườm nượp đến các thương hiệu vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) xếp hàng tranh mua gây quá tải.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, mỗi khi giá “phất” cao hay giảm sâu đều là cơ hội chốt lời, cắt lỗ hoặc mua vào tấp nập. Người chen mua đông và thông thường sẽ phải mất hàng giờ xếp hàng mới thực hiện được giao dịch vàng. Bởi vậy, đám “cò” vàng xuất hiện và hoạt động một cách công khai.

"Cò" mồi xuất hiện vào những thời điểm thị trường vàng biến động để "làm loạn" giá 
“Tôi không mua mà cũng chả bán, tôi cứ đợi xem giá thế nào rồi mới quyết định, nhưng tôi đoán là giá sẽ lên thôi, nên mua sẽ tốt hơn” - một “cò” trả lời khi PV hỏi.
Đám “cò” vàng có cả phụ nữ, người già và thanh niên, thậm chí có lúc “cò” còn cõng cả con nhỏ đi làm ăn. Trong khi người đến hiệu vàng đông, ai cũng muốn nhanh đến lượt giao dịch nên ít để ý tới sự hiện diện của “cò”.
Những đám “cò” cứ thay phiên nhau lượn lờ hết hiệu vàng này tới hiệu vàng khác, có lúc ngồi uống trà tán phét và dự đoán xu hướng giá. Chính như hành vi đó của “cò” mồi đã khiến cho không ít người có nhu cầu mua-bán thực sự bị hoang mang.
Một nhà đầu tư cá nhân kể: “Tôi đang loay hoay tìm chỗ gửi xe thì có người tới hỏi tôi mua vàng à? Định mua bao nhiêu? Giá hôm nay lên xuống thất thường lắm đấy. Lúc đầu tôi cứ tưởng là bảo vệ của hiệu vàng, nhưng để ý kỹ tôi mới biết đó là bọn “cò” mồi, “cò” hoạt động rất công khai”.
Không chỉ nhầm tưởng bảo vệ, chị Mai (ở quận Đống Đa) chia sẻ: “Từ ngoài nhìn vào hiệu vàng thấy cảnh chen nhau xếp hàng tôi đã hãi rồi, trong tay cầm cả bọc tiền mà mấy người xâu xúm để hỏi mua vàng làm tôi giật mình, trong lúc chưa hiểu gì tôi cũng thấy e ngại sợ mua cao bán thấp thì chết, cả đống của chứ ít đâu…”.
 
Điệu bộ của “cò” cũng luôn thay đổi để tránh sự chú ý của khách. Khi thì khoác túi xách, dáng vẻ hớt ha hớt hải tỏ ra rất quan tâm đến vàng giống như một khách đi mua; có khi lại giả vờ ghi ghi chép chép như đang tính toán giá cả để đưa ra quyết định chốt lời; có trường hợp cò giả vờ đi xe máy xuống, hỏi với khách xem trong hiệu vàng mua nhiều hay bán nhiều, rồi bày tỏ mình cũng có vàng, có tiền muốn mua-bán…
 
Nhiều người có tiền, có vàng và thực sự có nhu cầu mua bán thường bị
đám "cò" gây hoang mang tâm lý
Thấy khách nữ trẻ tuổi đến hiệu vàng, vị khách này vừa dắt xe lên vỉa hè thì một “cò” mồi tên Thủy lao tới câu khách: “Em định mua hay bán? Giá đang bấp bênh lắm, lúc lên lúc xuống, bảng giá nhảy liên tục. Chị vừa mua được 3 cây, đang định bán nhưng trong hiệu vàng thì phải lấy số xếp hàng để chờ đợi mới đến lượt mua bán, mất thời gian quá nên chị đắn đo…”.
Một trường hợp khác, vị khách tuổi tầm gần 60 đang ngồi uống trà đá trên vỉa hè thì một đám cò túm tụm hỏi han, “khuyên nhủ” khách: “Bác định mua vào à? Em nghe ngóng từ sáng rồi, nên bán đi, giá chợ đen cũng đang hạ nên vàng tại các thương hiệu không thể tăng được. Em bảo thật, bác bán đi được đồng nào hay đồng đó, chứ mua vào nhỡ nó giảm mạnh thì thiệt thòi”.
Trên thực tế, cứ khi giá vàng tăng thì đám “cò” lại dự đoán giá giảm và xúi những người có tiền, vàng dân bán. Có lúc lại cố tình bàn tán, dự đoán lệch hướng thị trường để những người mua bán thật thà nghe thấy và bị ảnh hưởng tâm lý.
Đám cò còn tự dàn dựng cảnh mua bán với nhau để khách nhìn thấy và quan tâm tìm đến hỏi. Những phi vụ làm ăn chót lọt, “cò” cũng kiếm lời được dăm ba trăm nghìn đồng/lượng vàng.
PV Dân trí đã tận mắt chứng kiến cảnh cò cầm vàng miếng chèo kéo khách trước cửa, thậm chí ngay trong hiệu vàng. Vậy nhưng, nhà vàng dù tai nghe mắt thấy cò nhưng vẫn… mặc kệ!?
Quỳnh Anh
Continue Reading »

Nhật tư vấn về dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Lễ ký kết hợp đồng. Ảnh: TTXVN
 
Sáng 28/9, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức lễ ký kết Hợp đồng dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC).
Theo hợp đồng, JAPC sẽ thực hiện dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong vòng 18 tháng.

Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ với tổng giá trị khoảng 2 tỷ yen thông qua Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trực tiếp giải ngân cho tư vấn.

Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do EVN làm chủ đầu tư.

Đây là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và được Quốc hội khóa XII phê chuẩn chủ trương đầu tư.

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có tổng công suất lắp đặt khoảng 2.000MW, 2 tổ máy, xây dựng tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế.

Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải và phát triển trình độ khoa học công nghệ của quốc gia về lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Yến Nhi
Continue Reading »

Giải mã sự bê bết của con tàu Vinashin

Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ “cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin với tổng số tiền thiệt hại lên tới 906 tỷ đồng.
Theo CQĐT, hành vi cố ý làm trái của các bị can tập trung ở các dự án: mua tàu cao tốc Hoa Sen; Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định); Nhà máy điện diezel Cái Lân (Quảng Ninh); Vụ bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang và Dự án tàu Bình Định Star. Tổng số tiền thiệt hại qua các dự án lên tới hơn 906 tỷ đồng.
Cũng theo CQĐT, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi vi phạm của các bị can xảy ra trên phạm vi rộng, ở nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương, có nhiều người liên quan. Đối tượng vi phạm là những người có chức vụ quyền hạn tại Vinashin, trong đó ông Phạm Thanh Bình có vai trò chỉ đạo.
Lờ chỉ đạo của Thủ tướng
CQĐT xác định, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin, đã làm trái chủ trương đầu tư của Thủ tướng về việc đóng mới tàu biển chở khách, tự ý mua tàu Hoa Sen là tàu cũ để chở khách, gây thiệt hại hơn 469 tỷ đồng.

Các bị can đối mặt mức án 10 đến 20 năm tù
Gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
(Trích điều 165 BLHS, tội cố ý làm trái).


Cụ thể, năm 2007, sau khi được môi giới thương vụ mua tàu Cartour của Italia, ông Phạm Thanh Bình đã ký công văn gửi Thủ tướng đề nghị cho Vinashin đóng mới 6 tàu biển cao tốc chở khách và cho thuê, mua 2 tàu biển chở khách của nước ngoài.
Mặc dù Văn phòng Chính phủ đã ra 2 công văn truyền đạt ý kiến Thủ tướng chỉ cho đóng mới tàu chở khách, nhưng ông Bình vẫn chỉ đạo ông Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin) chủ trì mua tàu Cartour, giao Viện Khoa học công nghệ tàu thủy và Cty Tài chính công nghiệp tàu thủy (CNTT) lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Trong khi báo cáo khả thi còn chưa làm xong, dự án chưa được thẩm định, ông Bình lại tiếp tục yêu cầu cấp dưới xúc tiến việc mua tàu Cartour với giá 60 triệu Euro, không thực hiện chào hàng cạnh tranh theo quy định.
Ngoài tiền mua tàu, Vinashin còn phải bỏ ra hơn 311.000 USD tiền nhiên liệu, thuê thủy thủ điều khiển về Việt Nam và đầu tư gần 66 triệu Euro (tương đương gần 1.500 tỷ đồng) để xây cầu cảng.
Tàu Cartuor sau đó được đổi tên thành Hoa Sen, tuy nhiên sau 39 chuyến vận chuyển hành khách, tàu này phải dừng hoạt động do kinh doanh không hiệu quả.
Hành vi “cố ý làm trái” của ông Phạm Thanh Bình còn được xác định trong việc đầu tư thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng và nhà máy điện Diezel Cái Lân.
Theo đó, ông Bình phê duyệt dự án Nhiệt điện Sông Hồng khi chưa xin ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, dự án không nằm trong quy hoạch lưới điện quốc gia và không tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế…, gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng.
Tương tự, do tự ý điều chỉnh tổng mức đầu tư, nhập dây chuyền máy móc đã qua sử dụng tại Trung Quốc cho dự án Nhà máy điện Diezel Cái Lân, ông Bình cùng thuộc cấp đã gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng.
Xẻ tàu bán sắt vụn, gây hại gần 30 tỷ đồng
Bị can Trần Quang Vũ (nguyên Tổng GĐ Vinashin) bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái trong việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang. Cụ thể, quá trình thực hiện dự án hoán cải, nâng cấp tàu Bạch Đằng Giang, do chi phí quá cao nên Cty Nam Triệu (thời điểm ông Vũ làm Tổng GĐ) đã chuyển hướng xin bán tàu. Giá rao bán khởi điểm gần 150 tỷ đồng, song đơn vị trả cao nhất chỉ đạt khoảng 75 tỷ đồng… Đấu giá không thành, ông Vũ đã tự ý chỉ đạo bán thanh lý vỏ tàu nhằm thu hồi vốn, gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.
Ngoài 2 người đứng đầu Vinashin, 7 cán bộ khác thuộc tập đoàn này cũng bị đề nghị truy tố với cùng hành vi cố ý làm trái. Trong đó, cùng phải chịu trách nhiệm trong thương vụ mua tàu Hoa Sen có các bị can: Trần Văn Liêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt...
Theo CQĐT, dưới sự chỉ đạo của ông Bình, sau khi ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen, ông Trần Văn Liêm đã chỉ đạo cấp dưới làm tờ trình lên Tập đoàn, ghi lùi ngày, chèn số văn bản. Sau khi ông Bình ký phê duyệt dự án, ông Hồ Ngọc Tùng và bà Trịnh Thị Hậu (khi đó là GĐ và Phó GĐ Cty Tài chính Vinashin - VFC) đã tiến hành các thủ tục đặt cọc bảo lãnh mua tàu.
Khi VFC và Cty Viễn Dương chưa ký hợp đồng tín dụng và dự án chưa lập xong, được sự chỉ đạo của ông Bình, bà Hậu đã chuyển 80 tỷ đồng đến ngân hàng để bảo đảm cho việc phát hành thư bảo lãnh.
Ông Tùng và ông Hoàng Gia Hiệp (Phó GĐ VFC) cũng biết dự án mua tàu chưa lập xong, song vẫn chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục ký hợp đồng cam kết cho Cty Viễn Dương vay hơn 1.390 tỷ đồng để thực hiện dự án trái quy định.
Ông Tùng và bà Hậu còn bị xác định có trách nhiệm trong việc chỉ đạo giải ngân 29 tỷ đồng cho Cty Cổ phần CNTT Bình Định để đầu tư dự án tàu Bình Định Star mà không thẩm định hồ sơ vay vốn và tờ trình theo quy định. Tháng 3-2010, tàu Bình Định Star vi phạm trách nhiệm trả nợ nên các Cty cho thuê tài chính đã bán tàu, dẫn đến việc VFC và Vinashin không còn khả năng thu hồi vốn cho vay.
Các bị can Nguyễn Văn Tuyên (Giám đốc Cty CNTT Hoàng Anh Vinashin) bàn bạc với ông Nguyễn Tuấn Dương (Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần đầu tư Cửu Long) biết dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý nhưng vẫn ký thỏa thuận làm tổng thầu “chìa khóa trao tay” và nhận tiền đặt cọc mua sắm thiết bị và khởi công xây dựng.
Hai bị can này còn thông đồng làm giả hợp đồng mua bán thép và hồ sơ giải ngân để rút 42,8 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu quốc tế. Bị can Tuyên, Dương còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại hơn 300 tỷ đồng tại dự án này
Continue Reading »

Mỹ thúc đẩy thương mại nông nghiệp với Việt Nam

Năm 2010, kim ngạch nông, lâm, thủy sản Mỹ - Việt đạt gần 3,4 tỷ USD. Từ kết quả này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông nghiệp với Việt Nam trong năm 2011.
Ngày 27/9, Quyền Thứ trưởng phụ trách nông trang và nông nghiệp nước ngoài, Bộ Nông nghiệp Mỹ, Michael Scuse đã đưa 15 doanh nghiệp nước này đến TP HCM tìm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các doanh nghiệp Mỹ tiếp xúc với khoảng 150 nhà sản xuất, phân phối, nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam để phát triển mối quan hệ và liên kết thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Quyền Thứ trưởng phụ trách Nông trang và nông nghiệp nước ngoài, Bộ Nông nghiệp Mỹ, Michael Scuse tại buổi gặp gỡ báo chí TP HCM ngày 27/9. Ảnh: Vũ Lê.
Theo ông Michael Scuse, các lĩnh vực doanh nghiệp Mỹ quan tâm tại thị trường Việt Nam gồm: công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và xử lý nông sản - thực phẩm, biến đổi gen...
"Trong quá trình hợp tác thương mại nông nghiệp song phương, Việt Nam và Mỹ sẽ không có sự cạnh tranh thị phần xuất khẩu. Bởi lẽ Việt Nam có nhiều nông sản, đặc biệt là trái cây mà nước Mỹ không thể trồng được và ngược lại", ông Michael Scuse nói.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, kể từ năm 2006 đến nay, tình hình nhập khẩu hàng nông nghiệp Mỹ về Việt Nam và từ Việt Nam sang Mỹ đều phát triển mạnh. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và là thị trường quan trọng đối với hàng nông sản xuất xứ USA.
Trong năm 2010, buôn bán nông, lâm, thủy sản giữa Mỹ và Việt Nam đạt gần 3,4 tỷ USD.
Hà Thanh
Continue Reading »

Giá vàng lại xuống dưới 45 triệu đồng/lượng



Sau khi tái lập 46 triệu đồng/lượng vào cuối giờ chiều qua (27/9), giá vàng trong nước sáng nay đã tụt giảm mạnh hơn 1 triệu đồng và nhanh chóng rơi xuống dưới mốc 45 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng trong phiên đêm qua đã tiếp tục trồi sụt thất thường và giao động ở mức trên 1.600 USD/ounce.

Trong nước, sau khi chạm mốc 46 triệu đồng/lượng lúc cuối giờ chiều qua, giá vàng sáng nay đã quay đầu tụt giảm đến hơn 1 triệu đồng/lượng. Hiện đang giao động ở mức khoảng 44,06 -  44,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Cụ thể, lúc 12h20 phút trưa nay, giá vàng miếng rồng thăng long của Bảo tín Minh châu đã được niêm yết ở mức 44,4 - 44,85 triệu đồng/lượng (mua vào –bán ra); thương hiệu vàng của Công ty SJC là 44,25 - 44,67 triệu đồng/lượng; thương hiệu  SBJ cũng có mức giá tương ứng là 44,06 - 44,54 triệu đồng/lượng.

Như vậy, có thể thấy mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của các thương hiệu vàng miếng vẫn được niêm yết ở khoảng cách khá xa, giao động khoảng 480 - 450 nghìn đồng/lượng.

Đặc biệt, với mức giá được niêm yết ngày hôm nay, vàng thế giới quy đổi hiện vào khoảng 41 triệu đồng/lượng. Nếu tính tất cả thuế và các chi phí khác, giá vàng trong nước vẫn cao hơn so với giá vàng thế giới đến hơn 3 triệu đồng/lượng.

Theo quan sát của phóng viên tại các cửa hàng kinh doanh vàng tại Hà Nội, hiện lượng khách giao dịch tại cửa hàng trong sáng nay đã trở lại không khí bình thường. Cảnh chen chúc nhau mua vào đã không còn. 

Nhận định của Công ty Sacombank cho biết, với tình hình như hiện tại, dự báo giá vàng trong nước sẽ tiếp tục biến động trong khoảng 44 - 44,7 triệu đồng/lượng.

Yến Nhi
Continue Reading »

Vn-Index tiếp tục "đi" giật lùi


 
Chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM trong phiên giao dịch hôm nay (28/9) lại quay đầu đi xuống vào những phút cuối phiên. Trong khi đó, HNX-Index lại có một phiên lội ngược dòng ngoạn mục.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên giao dịch đêm qua đã tiếp tục có thêm một ngày làm việc thành công, nhờ nỗ lực của các quan chức khu vực đồng tiền chung châu Âu trong việc củng cố quỹ cứu trợ và xoa dịu vấn đề nợ, mang lại niềm lạc quan cho giới đầu tư.

Trong nước, giao dịch cầm chừng tiếp tục được diễn ra trong phiên giao dịch hôm nay. Dòng tiền vẫn lừng khừng do nhà đầu tư đứng ngoài sàn theo dõi xu hướng của thị trường. Cả hai chỉ số Vn-Index và HNX-Index theo đó lại chạy ngược chiều khi kết thúc ngày làm việc.

Cụ thể, tại sàn TP.HCM, đà tăng của phiên làm việc hôm qua đã tiếp tục đẩy chỉ số Vn-Index thêm điểm từ khi thị trường mở cửa. Tuy nhiên, giao dịch vẫn không thực sự sôi động, nhiều cổ phiếu vẫn chìm trong sắc đỏ.

Kết thúc đợt giao dịch thứ nhất, chỉ số Vn-Index đã vượt qua mốc 441,53 điểm, khi tăng thêm 4,06 điểm, tương đương 0,93 %. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 40,45 tỷ đồng.

Đà đi lên bất ngờ vụt mất khi thị trường bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Giao dịch diễn biến trầm lắng và ảm đạm, hoạt động bán tháo cổ phiếu đã bắt đầu xuất hiện. Càng về cuối phiên, tâm lý bất ổn của nhà đầu tư càng tăng cao, khiến hàng loạt cổ phiếu trụ cột trên sàn như BVH, MSN, SJS… tiếp tục bị nhấn chìm trong màu đỏ. Thanh khoản theo đó chưa thể cải thiện và đứng ở mức thấp.

Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Vn-Index đã rơi xuống mức 433,97 điểm, giảm 3,5 điểm, tương đương 0,8 %. Khối lượng giao dịch đạt 37,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 647,06 tỷ đồng. Toàn thị trường có 143 mã tăng điểm, 70 mã đứng giá và 88 mã giảm điểm.

Bên sàn Hà Nội, thị trường có dấu hiệu tích cực đảo chiều ngay từ đầu phiên rồi nhanh chóng tăng hơn 1 điểm. Tuy nhiên, ngay sau đó đà tăng đã suy yếu dần khi tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ thận trọng và bảo toàn vốn và đứng ngoài quan sát. Thị trường tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp.

Vào những phút cuối của ngày làm việc, nhờ những nỗ lực của tất cả các cổ phiếu trên sàn, chỉ số HNX-Index đã đi lên thành công. Tuy nhiên thanh khoản trên sàn vẫn thiếu tính đột phá và đứng ở mức thấp.

Chốt phiên làm việc, chỉ số HNX-Index đã đứng tại mức 73,58 điểm, tăng nhẹ 0,24 điểm, tương đương 0,33 %. Khối lượng giao dịch đạt 35,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương 386,74 tỷ đồng. Toàn thị trường có 142 có mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 116 mã giảm điểm.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán FPT, hiện tại dòng tiền tiếp tục đứng ngoài thị trường do nhà đầu tư trở nên bình tĩnh và thận trọng hơn, không còn hào hứng bất chấp mua vào, mỗi khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều tăng điểm trở lại.

Xét những yếu tố có khả năng tác động đến thị trường ở thời điểm hiện tại, khả năng duy trì sức tăng của Vn-Index sẽ khó có thể xảy ra. Rủi ro thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng giằng co và đi ngang trong biên độ hẹp sẽ cần được đặc biệt chú ý.

Yến Nhi
Continue Reading »

NHNN nên lập công ty trực thuộc để chủ động nhập vàng

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, cho rằng giá vàng trong nước hiện chênh lệch 3-4 triệu đồng so với giá vàng thế giới thể hiện việc điều hành thị trường có vấn đề.
Có cách gì giải quyết vấn đề giá vàng không liên thông này không, thưa ông?

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, NHNN nên quy việc nhập vàng về một đầu mối. Đầu mối đó có thể là một công ty con do NHNN lập ra. Công ty này có nhiệm vụ nhập vàng về rồi bán lại cho các DN sản xuất kinh doanh vàng. Giá vàng trong nước hiện chênh lệch khá nhiều so với giá thế giới cho thấy việc nhập vàng không nên giao phó tất cả cho DN vì DN họ còn kinh doanh để kiếm lợi nhuận.

Thưa ông, tỉ giá sẽ ảnh hưởng thế nào nếu tình trạng giá vàng trong nước chênh lệnh lớn với giá vàng thế giới?

Sẽ gây áp lực lớn lên tỉ giá. Vì chỉ cần giá vàng chênh nhau 500.000 đồng/lượng là thị trường tự do xuất hiện tình trạng gom USD để nhập vàng. Mà như vậy thì giá đồng USD ngoài thị trường tự do tăng lên sẽ gây áp lực cho giá đồng USD niêm yết trong hệ thống ngân hàng.

Vậy giải bài toán tỉ giá lúc này mới là vấn đề quan trọng?

Đúng thế. Tỉ giá mà biến động thì nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn, nhất là đang vào những tháng cuối năm. Vừa qua trong điều hành NHNN đã đưa lãi suất về một mối, không còn chuyện thỏa thuận lãi suất, đi đêm lãi suất là một thành công. Lần này vấn đề tỉ giá cũng cần kiên quyết như vậy.

Cảm ơn ông.

Theo Bùi Nhơn
Pháp Luật TPHCM
Continue Reading »