Labels

Labels

Labels

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

“Sở hữu toàn dân” nhưng dân thiếu chỗ ở

Buổi hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát luật Đất đai, luật Kinh doanh bất động sản” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 21-9 tại Hà Nội diễn ra sôi nổi, gay gắt, khi nhiều luật sư, chuyên gia trong ngành cùng mổ xẻ các vấn đề sở hữu đất, giá cả, “cò đất”…
“Sở hữu toàn dân” là… trừu tượng (?) 
Một trong những điểm gây chú ý của báo cáo rà soát do tiến sĩ Trần Quang Huy (ĐH Luật Hà Nội) thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày là vấn đề “sở hữu toàn dân”, quy định theo Hiến pháp 1992 và luật Đất đai 2003. “Đây là khái niệm trừu tượng, thực tế không có chủ thể thực nào gọi là toàn dân cả”, ông Huy nói.
Với tư cách là người từng tham gia ý kiến xây dựng luật Đất đai thời đang là thứ trưởng bộ Tài chính hồi năm 2000, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay, cốt lõi của luật này chính là vấn đề sở hữu. Tuy thừa nhận, sở hữu toàn dân thực ra là vô chủ, nhưng ông Tuấn cũng trình bày cái khó của các chuyên gia lúc bấy giờ là… phạm húy, vì Hiến pháp trước đó đã quy định như vậy. Do đó ông hy vọng Hiến pháp mới sẽ giúp chỉnh sửa vấn đề này.
Dưới con mắt của một luật sư, ông Nguyễn Tiến Lập, công ty Quang và cộng sự cho rằng khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai không có ý nghĩa về mặt pháp lý, mà lại giúp các nhóm tư nhân lạm dụng quỹ đất, trục lợi hơn là vì lợi ích của toàn dân. Nói cách khác, đất thuộc sở hữu toàn dân nhưng người dân lại thiếu chỗ ở. Thị trường nhà ở tiếp tục mất cân đối về quan hệ cung – cầu, nhà nhiều nhưng người dân không đủ tiền mua.
Ông Nguyễn Minh Thắng, công ty luật Basico nhận xét “nặng lời” rằng luật Đất đai 2003 đã thất bại vì không giải quyết được hai vấn đề: không đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất và khiến tài nguyên đất bị lãng phí. Đặc biệt, hiện nay một bộ phận lớn dân cư đang sử dụng đất một cách chính đáng mà không được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Thắng cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước, chứ người dân không phải đi xin sổ đỏ.
“Sở hữu toàn dân” nhưng dân thiếu chỗ ở, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, thi truong bat dong san, dat dai, so hieu, kinh te
Thị trường nhà ở tiếp tục mất cân đối về quan hệ cung – cầu, nhiều biệt thự như thế này ở Hà Nội bỏ hoang trong khi một bộ phận lớn dân cư thiếu chỗ ở.
50% khiếu kiện đất đai là về giải phóng mặt bằng
Khi đất đai được coi là sở hữu của Nhà nước (theo bộ luật Dân sự), Nhà nước có quyền thu hồi đất vì các lợi ích công cộng. Tuy nhiên, ông Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam nêu vấn đề: việc thu hồi đất có thể bị lạm dụng vì mục đích kinh tế, liên quan đến định giá đất, bồi thường cho người dân….
Theo số liệu của ông Trần Quang Huy thì trong số 500.000 vụ khiếu kiện đất đai, có tới 276.000 vụ liên quan tới bồi thường giải phóng mặt bằng.
Ông Nguyễn Minh Thắng nhận định, trên thực tế, việc xác định giá đất không phù hợp với ý chí và nguyện vọng của chủ sử dụng đất, pháp luật lại chưa quy định cơ chế giải quyết bất đồng về giá đất nên người dân phải khiếu kiện, khiếu nại, tụ tập về các thành phố lớn để kiến nghị các cơ quan cấp trên. Vì thế, ông Thắng cho rằng người sử dụng đất cần được có quyền đề nghị UBND xác định lại giá đất theo bất kỳ phương pháp định giá nào, họ cũng có quyền thuê tư vấn hoặc đưa ra căn cứ chứng minh phương pháp định giá đất của mình. Các bên cũng có thể nhờ đến hiệp hội ngành nghề định giá làm trung gian giải quyết bất đồng.
Bàn luận về giá đất, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên thứ trưởng bộ Tài chính cho rằng, luật Đất đai 2003 đưa ra nhiều điểm bất cập như giá đất phải theo sát giá thị trường. Giá đất luôn luôn biến động, theo hướng tăng lên, do đó nếu cứ rượt đuổi theo giá thị trường thì không bao giờ tới đích được. Ông đề xuất, Nhà nước nên coi quyền sử dụng đất là hàng hóa, có thể mua bán, chuyển nhượng, Nhà nước chỉ thanh tra, kiểm tra chứ không trực tiếp thẩm định giá trên thị trường, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Việc định giá đất cần được thực hiện bởi các công ty tư vấn độc lập.
Continue Reading »

Trang trí chốn phòng the như bên Tây

1. Sự vui vẻ làm chủ đạo
Giống như một khung giấy trắng của người họa sĩ chờ được vẽ lên. Những bức tường màu trắng của căn phòng này mở ra một khoảng trời mà bạn thỏa sức sáng tạo với màu sắc bạn yêu thích. Khăn trải giường màu oải hương, gối màu cam hình học là những điểm nhấn cho căn phòng.
Điều chúng ta học tập được ở đây cho phù hợp với phòng ngủ của người Á đông là học cách kết hợp tự nhiên giữa kim loại, gỗ, thủy tinh, sợi một cách nhẹ nhàng.
Trang trí
2. Sự “phô trương” của hoa văn
Sự đối lập màu trắng và màu nâu sô cô la tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho căn phòng. Màu vàng của gối là sự “giật gân” cho căn phòng đỡ tẻ nhạt.
Điều các Eva nên học tập chính là việc sơn bức tường màu tối tạo ra ảo giác về chiều sâu trong phòng ngủ đặc biệt là phòng ngủ nhỏ. Đầu giường, rèm cửa cùng chất liệu, màu sắc tạo nên sự thống nhất.
Trang trí
3. Sự hưng phấn của nghệ thuật
Đối với các Eva mê mẩn các tác phẩm tranh nghệ thuật thì nên học cách bố trí đồ đạc trong phòng ngủ như căn phòng này. Tranh treo đầu giường, nhớ là khung gỗ để đảm bảo tính phong thủy.
Trang trí
4. Thăng hoa của ánh sáng
Bạn cần chút không khí lãng mạn cho một buổi sáng dìu dịu heo may, hai người cuộn tròn trong chiếc chăn mỏng đầu thu để ngắm đất trời. Còn gì tuyệt vời hơn thế nhỉ? Khung cửa bằng gỗ chia không gian thành những bức tranh nhỏ.
Điều mà các Eva băn khoăn là phòng ngủ sao mà thoáng thế, nhỡ người ngoài nhìn thấy khi đang “tâm sự” thì sao nhỉ? Yên tâm nhé vì có kính trượt lên trượt xuống tùy ý bạn rồi.
Trang trí
5. Lãng mạn như trôi trên biển
Nhìn phòng ngủ dưới đây bạn hãy tưởng tượng như mình đang “cắm trại” trên mặt biển vậy. Giường màu trắng, thảm nhà lượn sóng xanh biển, giấy dán tường màu trung tính nhẹ như khói, tinh tế kèm rèm lụa ánh lung linh khi đèn điện chiếu vào.
Các Eva nên học sự phối hợp màu nhẹ nhàng nhưng không kém phần ấn tượng này.
Trang trí
6. Căn phòng đại dương
Màu chủ đạo là màu xanh nước biển và màu be. Gối in hình bầu trời khoáng đạt cùng với biển xanh bao la, hình cô bé đang tắm tạo cảm giác đây là một căn phòng với chủ đề đại dương.
Eva nào muốn một không gian bình yên nhưng không nhàm chán thì nên kết hợp màu sắc như phòng ngủ này nhé!
Trang trí
7. Cổ điển và hiện đại kết hợp tinh tế
Lớp mòn của bức tường gạch, sàn gỗ bóng loáng vì vết chân người đi kể rằng căn phòng này có từ lâu lắm rồi, tương phản với nội thất hiện đại nhưng không kệch cỡm mà khá là tinh tế.
Trang trí
8. Phòng ngủ bãi biển
Dưới nền là tấm thảm màu cát, trên là biển xanh. Căn phòng ngủ được trang trí theo chủ đề song nó cũng là một thách thức nếu ai không biết cách. Căn phòng này đạt đủ độ cảm giác ven biển với những phụ kiện được lựa chọn kĩ càng.
Trang trí
9. Sự cân đối
Thấp quá hoặc quá cao đều khiến căn phòng không đẹp. Cửa sổ tuy nhỏ nhưng được sự ngụy trang khéo léo của rèm dài tới sàn, dài ngang mỗi bên khoảng 40cm tính từ mép cửa sổ. Giường với thanh chắn vươn lên tạo chiều cao tuy nhiên bức hình lại kéo lại tạo sự cân đối. Căn phòng được điểm cộng cũng vì sự kết hợp ấm áp của màu sắc.
Trang trí
10. Phòng ngủ xa hoa
Giường được “mặc” từng lớp từng lớp với những chất liệu cao cấp, thượng hạng. Cảm giác rất nhẹ nhàng, êm ái khi ngả mình lên chiếc giường này. Sự kết hợp hoa văn và màu sắc cũng đáng để học tập.
Trang trí
11. Sự tỏa sáng từ gương
Nếu bạn không quan tâm tới phong thủy thì bạn có thể học cách bố trí đầu giường như thế này vì nó làm cho căn phòng trở nên rộng hơn, phản xạ ánh sáng nhiều nên phòng trở nên sáng hơn.
Trang trí
12. Hoa ấn tượng
Các bức tường màu xám tôn lên hàng hoa dệt màu vàng nhạt. Cửa sổ cao chót vót, thêm nhiều ánh sáng cho căn phòng. Điều tinh tế là dùng màu giường trùng màu gỗ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng.
Trang trí
13. Phòng đôi thanh lịch
Bức tranh phong cảnh nhẹ nhàng là cầu nối khoảng cách giữa hai chiếc giường màu tím hồng. Không một bé gái nào lại không thích căn phòng này.
Trang trí
14. Sự kết hợp Đông – Tây
Khung ảnh, phụ kiện mang vẻ đẹp Á đông nhưng bề mặt gỗ mộc mạc và giường giả da lộn lại là vẻ đẹp của miền cao bồi hoang dã.
Đây thực sự là một không gian gợi giao cảm, có sự đối xứng hoàn hảo từ quy mô tới kết cấu đem lại sự thoải mái, ấm áp.
Trang trí
14. Giấc mơ cổ tích
Khung giường màu trắng, màn màu trắng trông như những đám mây lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Yêu căn phòng này vì nó có ánh sáng tự nhiên tràn khắp không gian. Là nơi ngọn nguồn của những giấc mơ.
Trang trí
15. Làn gió mùa hè còn lại
Sự vui tươi của màu sắc thể hiện ở màu ngọc lam đậm đà và màu vàng của nắng, chút điểm hồng san hô của hoa. Đây là nơi tuyệt vời để thả lỏng cơ thể mình, tận hưởng những giây phút thoải mái nhất.
Trang trí
Continue Reading »

Thử xây nhà đổ tường nghiêng

Một công ty kiến trúc ở Indonesia đã thiết kế nên một ngôi nhà đặc biệt nổi bật và thân thiện với môi trường. Thậm chí ngôi nhà này còn trồng cả cây bên trong.
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Nhà nghiêng như sắp đổ
Nếu nhìn sơ qua thì ai cũng cảm thấy hoảng hồn vì ngôi nhà trông như sắp đổ. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, căn nhà ba tầng này sẽ có một bộ khung thép rất chắc chắn, một kết cấu chịu lực hợp lý để nó vẫn "yên vị" tại chỗ và "nói không" với chuyện đổ sập. Không gian bên dưới nhà còn có hẳn một bể bơi, còn cầu thang thì uốn lượn đẹp và chiếm ít diện tích.
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Toàn cảnh mặt trước
Các phần tường của ngôi nhà đổ nghiêng với một góc xác định được các kiến trúc sư tính toán kĩ càng. Phần sàn của căn nhà đặc biệt này sẽ làm nhiệm vụ chia khoảng tầng và tạo ra một khoảng không gian ban công bên ngoài.
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Tầng một có bể bơi
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Phòng ngủ có kính trong, tha hồ ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài
Hầu như toàn bộ ngôi nhà sẽ được phủ hoàn toàn bằng kính, trừ phòng ngủ và phòng tắm sẽ sử dụng kính mờ để bảo đảm tính riêng tư cho chủ nhân.
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Căn nhà có thiết kế khá "kinh hoàng"
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Miếng bông trong hình tượng trưng cho cái cây
Đây là một thiết kế thân thiện với môi trường khi mà trong nhà còn trồng cả cây xanh, những ô cửa kính thì hứng ánh sáng tuyệt vời đến không gian sống. Các vật liệu chính được sử dụng là: gỗ tái chế, thép, kính. Các phần tường cũ xung quanh nhà được giữ lại, để thể hiện sự đặc sắc của công trình và ngôn ngữ văn hóa của địa phương.
Vị trí dự kiến của ngôi nhà nằm ở khu vực mà xung quanh đó người ta xây rất nhiều các tòa nhà lớn và sang trọng mang phong cách La Mã và Địa Trung Hải để phô trương sự giàu có và đẳng cấp của mình. Tuy nhiên, khi ngôi nhà này xuất hiện thì sự nổi bật của nó sẽ "át" hết các tòa nhà kia.
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Trong một khu vực toàn là những cơ ngơi giàu sang nhìn nhàm mắt thì đây hứa hẹn sẽ là một ngôi nhà nổi trội để thể hiện "đẳng cấp" sành điệu của chủ nhân.
Thử xây nhà đổ tường nghiêng, Không gian đẹp, xay nha nghieng, nha doc dao, nha dac biet, ngoi nha dac biet
Sơ đồ ngôi nhà
Continue Reading »

Vỡ mộng nhiều đại dự án tại Hà Nội

Khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được công bố, nhiều dự án rơi vào tình trạng không thể tiếp tục triển khai hoặc buộc phải thay đổi công năng sử dụng. Đây là hệ quả của phong trào làm dự án đón đầu quy hoạch.
Lao theo quy hoạch
Suốt hơn 5 năm qua, các doanh nghiệp xây dựng ào ạt kéo quân lên các huyện ven đường Láng - Hòa Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) để làm đô thị.
Ông Đỗ Luật, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Quốc Oai cho rằng, sở dĩ có phong trào này là xuất phát từ Quyết định số 855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2002 về việc phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường Láng - Hòa Lạc đến năm 2020. Theo đó, đây là tuyến đường cao tốc và là hành lang kỹ thuật nối Thủ đô Hà Nội với Khu đô thị Hoà Lạc, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây trong vùng Thủ đô Hà Nội. Vậy nên, từ năm 2005, khi tuyến đường Láng - Hòa Lạc mở rộng được khởi động cũng chính là thời điểm các dự án đô thị ven tuyến đường này ồ ạt ra đời.
Xa xôi hẻo lánh như các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng có gần 50 dự án, đồ án phát triển đô thị, trong đó có những dự án hàng ngàn héc-ta.
Trong các huyện nằm ven đường Láng - Hòa Lạc, Quốc Oai là huyện có nhiều dự án phát triển đô thị nhất, với gần 100 dự án, đồ án lớn nhỏ, tổng diện tích 8.523 héc-ta, chiếm 1/2 diện tích tự nhiên của huyện. Ở các huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, mỗi huyện cũng có vài chục đồ án quy hoạch phát triển đô thị lớn.
Vỡ mộng…
Theo Quy hoạch xây dựng chung Hà Nội thì hàng loạt dự án nằm trong vành đai xanh phải từ bỏ "giấc mơ đô thị". Điển hình là Dự án Khu đô thị Ngọc Liệp - Đồng Trúc với diện tích 2.300 héc-ta nay chỉ còn khoảng 700 héc-ta; Dự án Khu đô thị Thương mại Quốc Oai gần 1.000 héc-ta cũng không thể thực hiện vì vướng hành lang xanh, diện tích nằm gọn trong Khu đô thị sinh thái Quốc Oai.
Theo số liệu từ UBND huyện Quốc Oai, có hơn 5.000 héc-ta trong tổng số 8.523 héc-ta dự án, đồ án phát triển đô thị không được triển khai tiếp hoặc phải chuyển đổi công năng. Hàng loạt dự án đô thị lớn ở huyện Thạch Thất, trong đó có những dự án ở các xã mới sáp nhập từ tỉnh Hòa Bình về cũng chung số phận.
Tại huyện Hoài Đức, ông Bùi Văn Thông, Phó chủ tịch UBND huyện này cho biết, có hơn 20 đồ án quy hoạch đô thị với diện tích khoảng 2.000 héc-ta sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với vành đai xanh sông Nhuệ.
Căn cứ Quy hoạch xây dựng chung Hà Nội, 4 dự án đô thị (gồm các Khu đô thị Thạch Phúc, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ) dọc trục đường Bắc - Nam do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư sẽ không thể thực hiện được, do nằm trong hành lang xanh và các khu đô thị sinh thái.
"Vỡ mộng" nhiều đại dự án tại Hà Nội, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, quy hoach, du an, doanh nghiep, gia nha dat, thi truong bat dong san
Nhiều dự án ăn theo các tuyến đường giao thông đã không đạt kỳ vọng của chủ đầu tư.
Treo đến bao giờ?
Từ năm 2008, phần lớn dự án, đồ án khu vực phía Tây Hà Nội phải tạm dừng triển khai để chờ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Khi Quy hoạch chung được ban hành lại tiếp tục chờ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết vùng. Hàng trăm dự án, đồ án, đồng nghĩa với hàng trăm chủ đầu tư tiếp tục phải chờ đợi.
Tập đoàn Nam Cường là doanh nghiệp nếm trải điều này rõ nhất. Theo công văn gửi UBND TP. Hà Nội tháng 4/2011, Tập đoàn Nam Cường cho biết, mặc dù mới được giao 12 héc-ta tại Khu đô thị Thạch Phúc (huyện Phúc Thọ), nhưng Tập đoàn đã phải bỏ ra khoảng 1.000 tỷ đồng. Việc dự án tuyến đường và 4 dự án đô thị hoàn vốn phải tạm dừng để chờ quy hoạch, thời gian tạm dừng kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, tạo ra tâm lý không tốt cho nhân dân trong vùng dự án. Chính vì vậy, Tập đoàn Nam Cường đề nghị TP. Hà Nội cho tiếp tục thực hiện dự án theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), được làm chủ 3 dự án đô thị sinh thái Quốc Oai, Phúc Thọ, Chúc Sơn, giao bổ sung quỹ đất để làm dự án hoàn vốn. Tuy nhiên, từ tháng 4/2011 đến nay, Tập đoàn vẫn chưa nhận được ý kiến của TP. Hà Nội.
Theo lãnh đạo một số huyện phía Tây Hà Nội, trong khi chờ quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, nhiều dự án xây dựng hạ tầng, cụm, điểm công nghiệp của địa phương không thể thực hiện được. Ông Hoàng Sen, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết: "Xây dựng theo quy hoạch chung thì huyện không đủ điều kiện; không theo quy hoạch thì không được cơ quan quản lý quy hoạch thỏa thuận địa điểm".
Thực tế, từ đầu năm đến nay, do chờ đợi quy hoạch, người dân khu vực Hòa Lạc đã không thể làm, tách sổ đỏ, nên muốn bán đất rất khó khăn. Hiện giao dịch đất ở khu vực này rơi vào tình trạng "mò mẫm", khá rủi ro. Tình cảnh này chỉ chấm dứt khi có quy hoạch phân khu, nhưng bao giờ thì Viện Quy hoạch Hà Nội làm xong 17 quy hoạch phân khu này?
Continue Reading »

Giám đốc ngân hàng trần tình về nghi án bị bẫy

Bị miễn chức vụ vì vi phạm vượt trần lãi suất do chính một người đồng cấp ở ngân hàng khác cùng địa bàn tố giác, Giám đốc DongA Bank Tây Ninh Nguyễn Thái Hậu trả lời: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
Vụ vi phạm trần lãi suất của DongA Bank Tây Ninh không phải trường hợp xé rào đầu tiên trong ngành ngân hàng, song đây là lần đầu tiên sự việc do một người đồng cấp ở nhà băng khác tố giác. Ông giải thích như thế nào về vụ việc?
- Sáng hôm đó (8.9), tôi đi công tác sớm ở ngoài nên chưa nắm được chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước ban hành chiều hôm trước và văn bản chỉ đạo của Hội sở (sáng cùng ngày). Khoảng hơn 8h tôi nhận được cuộc điện thoại của anh giám đốc ngân hàng bạn trên cùng địa bàn, gọi đến đề nghị gửi một tỷ đồng kỳ hạn một tháng với lãi suất thỏa thuận.
Ban đầu tôi không đồng ý với đề nghị trên. Nhưng sau nhiều lần trao đổi, một phần do áp lực chỉ tiêu huy động, phần nghĩ rằng anh này là giám đốc của một nhà băng khác cùng địa bàn, có thể tin tưởng được, tôi đồng ý nhận khoảng tiền trên với lãi suất thực trả là 15,5% một năm. Phần tiền chênh lệch (khoảng 1,3 triệu đồng) tôi dự định dùng tiền cá nhân của mình để chi trả khi đáo hạn.
Do áp lực về chỉ tiêu huy động vốn, Ông Nguyễn Thái Hậu, nguyên Giám đốc ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh đã vượt trần lãi suất huy động. Người tố giác là một giám đốc ngân hàng bạn cùng địa bàn. Ảnh: Lệ Chi
Đến khoảng gần 11h, anh giám đốc kia cho hai nhân viên chở tiền sang ngân hàng tôi để thực hiện giao dịch. Tôi vẫn chưa về cơ quan và mới biết về nội dung của chỉ thị 02 cùng văn bản chỉ đạo của Hội sở. Khi đó, tôi biết làm vậy sẽ sai nhưng vì chữ tín đã lỡ hứa nhận mức lãi suất 15,5% một năm nên không thể nuốt lời.
Cộng đồng mạng lẫn người trong ngành ngân hàng mấy ngày qua đều bàn tán rằng người gửi tiền và tố giác anh chính là giám đốc ngân hàng ACB chi nhánh Tây Ninh. Ông bình luận gì về điều này?
Nếu dư luận đã biết rõ như thế, tôi cũng không muốn bình luận thêm về vấn đề này.
Thông thường, các ngân hàng trước đây khi "xé rào" lãi suất hay hợp thức hóa bằng những hợp đồng mua bán vàng hoặc giao thẳng tiền mặt... nhưng ngân hàng anh lại ghi tờ giấy xác nhận sẽ trả lãi suất 15,5% một năm cho số tiền một tỷ đồng. Vì sao vậy?
- Lúc diễn ra giao dịch, tôi vẫn chưa về cơ quan. Nhân viên của anh giám đốc kia khi gửi tiền thì nằng nặc đòi nhân viên DongA Bank Tây Ninh phải có giấy xác nhận sẽ trả lãi suất 15,5% một năm ngoài sổ tiết kiệm ghi lãi suất 13,94%. Mục đích để làm bằng chứng khi đáo hạn thì được nhận thêm phần lãi suất dôi ra này.
Cô nhân viên của ngân hàng tôi nghĩ đơn giản rằng họ đòi thì cứ ghi ra một tờ giấy biên nhận để làm niềm tin cho khách. Và cô nhân viên chỉ viết duy nhất một tờ giấy xác nhận đưa cho họ, nội dung chỉ có vài dòng về lãi suất và ký tên của cá nhân chứ không đóng dấu của ngân hàng.
Về trụ sở, biết nhân viên của mình có ghi biên nhận, tôi đã nhiều lần liên lạc với anh giám đốc kia để xin hủy tờ giấy này. Tuy nhiên, anh ta khất từ việc trả lại tờ biên nhận.
Vi sao anh không báo vụ việc về hội sở DongA Bank ngay khi phát hiện mình đã xé rào, cho đến khi thanh tra Ngân hàng Nhà nước đến làm việc?
- Lúc sự việc đã xảy ra, vì cho rằng đây là khoản tiền cá nhân chi trả, lại không nghĩ anh giám đốc kia sẽ tố nên tôi không báo cho Hội sở. Tuy nhiên, mấy ngày sau đó thì thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã đến làm việc với bằng chứng tố giác là sổ tiết kiệm và tờ giấy biên nhận lãi suất trên. Ý kiến của thanh tra cho rằng kể cả chi trả lãi suất chênh lệch bằng tiền cá nhân cũng không được chấp nhận. Tất nhiên đây là hành vi không đúng nên thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã lập biên bản.
Trên góc độ luật pháp, người tố giác vụ vượt trần lãi suất của DongA Bank Tây Ninh là không sai, thậm chí đáng biểu dương. Còn cá nhân ông có nghĩ mình bị gài bẫy lãi suất, bị đồng nghiệp "chơi không đẹp" hay không?
- Tôi biết hành vi vượt trần lãi suất là không đúng quy định. Về khía cạnh cá nhân, tôi hoàn toàn xin chịu trách nhiệm về việc mình đã gây ra. Cũng nhân tiện đây, tôi xin gửi lời xin lỗi đối với Ngân hàng Nhà nước Trung ương và Tây Ninh, vì hành vi của tôi mà ảnh hưởng tới tình hình hoạt động chung.
Bản thân tôi thực sự rất buồn vì đã gây ra hậu quả lớn cho cả Hội sở. Do đó, thời gian này tôi rất căng thẳng và stress. Có rất nhiều người gọi điện chia buồn, người thì trách tại sao lại làm việc ngớ ngẩn như thế.
Tuy nhiên, cũng không vì một người đã "chơi không đẹp' với mình mà tôi lại mất đi lòng tin với tất cả những người xung quanh. Trong xã hội, tôi tin còn rất nhiều người tốt và đáng tin cậy. Tôi cũng tự hứa với lòng, sẽ cố gắng không để vi phạm những quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng trong tương lai.
Tôi rất tâm đắc với câu "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Tôi nghĩ rằng hành vi của mình là không đúng và hoàn toàn chịu quyết định xử phạt của Ngân hàng Nhà nước, nhưng hành động của "người ta" như thế rồi cũng sẽ có sự đánh giá của cộng đồng.
Theo quyết định kỷ luật của ngân hàng nhà nước, ông bị cách chức giám đốc DongA Bank Tây Ninh, 3 năm không được đề bạt chức vụ lãnh đạo. Ông đã dự định gì cho tương lai?
- Trước những gì vừa xảy ra, đó là một bài học xương máu rất lớn trong quá trình công tác điều hành kinh doanh của cá nhân tôi sau này. Hiện giờ tôi muốn tịnh tâm một thời gian. Tạm thời tôi xin nghỉ phép không lương trong vòng hai tháng để suy nghĩ về những gì đã xảy ra. Sau đó, tôi sẽ tiếp tục gắn bó và đóng góp hết mình cho DongA Bank dù ở vị trí nào, để bù lại những gì đã gây ra cho ngân hàng.
Ông Nguyễn Lê Nam, Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Tây Ninh thừa nhận ông chính là người đã gửi một tỷ đồng cho ngân hàng DongA Bannk chi nhánh Tây Ninh với lãi suất vượt trần, dẫn đến việc người đồng cấp ở nhà băng này là Nguyễn Thái Hậu bị giáng chức."Đúng là sổ tiết kiệm và giấy xác nhận mang tên tôi là người gửi, tuy nhiên tôi không phải là người tố giác vụ việc với Ngân hàng Nhà nước", ông Nam cho biết và từ chối bình luận thêm.
Theo VnExpress
Continue Reading »

Thuốc lại vào đợt tăng giá, bệnh nhân mang nỗi lo kép

Từ đầu tháng 9, giá một số loại thuốc tăng từ 5.000 đồng đến hơn 20.000 đồng mỗi hộp. Cùng với dự án điều chỉnh viện phí, điều này đang khiến nhiều bệnh nhân lo lắng.
Ảnh: Xuân Ngọc
Giá nhiều loại thuốc tăng cao khiến người bệnh thêm lo lắng. Ảnh minh họa: Xuân Ngọc
Bước ra từ cửa hàng thuốc trên đường Giải Phóng, Hà Nội, cô Hòa, sống ở phố Trương Định, Hoàng Mai tỏ rõ vẻ lo âu. Bị bệnh tiểu đường đã nhiều năm nay, lần này đi mua thuốc, cô thấy giá tăng gần chục nghìn mỗi hộp. Tháng 8, hộp Diamicron MR có giá 156.000 đồng nhưng nay là 166.000 đồng. Bên cạnh đó, Glucophage 500mg và Predian - 2 loại thuốc khác trong đơn mà cô mua, cũng lần lượt tăng giá 5.000 đồng và 8.000 đồng một hộp. Chỉ với 3 dược phẩm này, cô Hòa đã phải bỏ thêm 23.000 đồng so với lần mua trước đó.
Cô Hòa chia sẻ, nếu chỉ nhìn vào 23.000 đồng thì đó không phải là số tiền lớn. Song khi đã bỏ ra hơn 500.000 đồng tiền thuốc thì thêm một đồng cũng xót. Hơn nữa, giá thuốc đã nhiều lần tăng mà chưa hề có dấu hiệu sẽ giảm, bệnh của cô lại phải dùng thuốc lâu dài nên mỗi lần giá lên là lại thấy sốt ruột.
“Từ trước đến nay, tôi chỉ thấy giá lên chứ đã bao giờ biết hạ đâu. Những người phải sống chung với bệnh như tôi thì cũng đành chấp nhận chứ cũng chẳng biết làm thế nào. Giá tăng còn nhanh hơn trợ cấp nghỉ mất sức. Bình thường, để mua thuốc đã phải bóp bụng chi tiêu, giờ trông vào đâu để cắt giảm nữa”, cô Hòa phàn nàn.
<>Ghi nhận của VnExpress.net, đây là lần tăng giá dược phẩm lần thứ 2 trong năm 2011, tập trung ở nhóm thuốc giảm đau, tim mạch, tiểu đường. Hơn 60 loại thuốc bị nâng giá với biên độ 3-10%, đợt tăng giá này có quy mô nhỏ hơn lần tăng giá đầu tiên trong năm, cách đây 6 tháng. Thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm nay, khoảng 240 loại thuốc đã tăng giá từ 3% đến 30%.
Ảnh: Xuân Ngọc
Giá thuốc tăng khiến những nhiều đơn thuốc có thể đắt lên đến vài chục, vài trăm nghìn đồng. Ảnh minh họa: Xuân Ngọc
Cùng với dự án điều chỉnh viện phí, giá thuốc tăng khiến không ít người bệnh đang điều trị nội trú phải tính cách xoay sở. Chị Huyền, quê Thanh Hóa lên chăm sóc mẹ đang chữa bệnh thoái hóa cột sống ở bệnh viện Bạch Mai là một trong những trường hợp như vậy. Mẹ chị vào viện đợt này không phải lần đầu. Do bệnh nặng, công việc nhà nông vất vả, nên cứ chữa về được chừng 5 năm lại tái phát, phải quay lại viện để kéo và nắn cột sống.
Chị Huyền tâm sự, với giá thuốc và tiền viện như hiện nay, gia đình chị đã khó lòng xoay sở nổi. Sắp tới, chi phí khám, chữa bệnh lại tăng, chị đang chưa biết tính cách nào thì giá thuốc lại đắt lên. "Thuốc cứ đà lên giá, lần này ra chữa đã thấy cao hơn đợt trước rồi. Liệu mấy năm tới, nhỡ mà phải vào chữa nữa thì có cấy cày, chăn nuôi được gấp 10 lần, 20 lần so với bây giờ để chi trả đủ thuốc thang với viện phí không", chị Huyền lo lắng.
Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam, ông Đỗ Văn Doanh cho biết, nguyên nhân khiến giá một số loại thuốc tăng là do chi phí và nguyên liệu sản xuất đắt đỏ, trong khi đó ngành dược lại không được Nhà nước bao cấp.
Ông Đỗ Văn Doanh thông tin thêm, hầu hết các doanh nghiệp dược đều đấu thầu giá từ quý 4 năm 2010 cho việc cung ung thuốc trên thị trường cả năm 2011. Nhưng từ sau Tết Nguyên Đán, nhiều mặt hàng lên giá mạnh, trong đó có nguyên liệu ngành dược, công nhân cũng có nhu cầu tăng lương để đảm bảo cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc đứng trước nguy cơ thua lỗ nên buộc họ phải điều chỉnh giá.
Theo ông Doanh, để kiềm chế giá thuốc cần có giải pháp đồng bộ, bắt đầu từ việc giảm lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. "Khi lạm phát tăng, mọi ngành sản xuất kinh doanh đều bị ảnh hưởng khiến giá thị trường bị đẩy lên. Nhân công cũng cần nâng lương để đủ chi dùng. Nó như một vòng tròn luẩn quẩn, tác động lẫn nhau chứ không riêng gì lĩnh vực nào", ông Doanh nói.
"Quý 4 năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành đầu thầu giá thuốc để cố gắng cung ứng giá thuốc thấp nhất có thể cho thị trường trong cả năm 2012", Vị Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược khẳng định.
Một số loại thuốc mới tăng giá
Tên thuốcĐơn vịGiá cũ (VNĐ)Giá mới (VNĐ)
Mobic (giảm đau viêm khớp)Hộp170.000190.000
Vastarel MR (thuốc tim mạch)Hộp144.000162.000
Pharmaton (thuốc bổHộp232.000252.000
Entergomina (men tiêu hóa)Hộp103.000110.000
Tobradex (mỡ sát trùng mắt)Lọ41.50045.000
Diamicron MR (tiểu đưởng)Hộp156.000166.000
Glucophage 500mg (tiểu đường)Hộp85.00090.000
Predian (tiểu đường)Hộp159.000167.000
Xuân Ngọc
Continue Reading »

Kinh tế Việt Nam có cơ hội thành một 'con hổ' mới

10 năm sau ngày Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc hình thành nhóm các nước phát triển BRICs, những người yêu thích trò ghép chữ lại một lần nữa hào hứng với cái tên mới đầy hấp hẫn từ các thị trường mới nổi - CIVETS.
Bài nhận định của Wall Street Journal về sự hình thành một nhóm các nền kinh tế mới, hứa hẹn có thể thay thế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhóm các nước CIVETS gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập (Egypt), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Nam Phi (South Africa) đang được nhận định có cơ trở thành những "con hổ" kinh tế mới. Những nước này đều có số dân đông và trẻ với tuổi đời trung bình 27. Điều này đồng nghĩa nhóm sẽ hưởng lợi rất nhiều từ tiêu dùng quốc nội tăng nhanh, không giống với BRICS, những nước phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng từ nước ngoài. Các thành viên của CIVETS đều là những nước có tốc độ phát triển cao với nền kinh tế đa dạng.
Tập đoàn HSBC mới đây đã cho ra mắt quỹ đầu tiên tập trung vào nhóm các nước này hồi tháng 5/2011, lấy tên Quỹ GIF CIVETS. HSBC có ý định tăng lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các quốc gia thuộc nhóm này, giúp hạ mức nợ công (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) và nâng điểm tín dụng đầu tư của CIVETS.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng CIVETS không hề có điểm chung nào khác ngoài lượng dân số trẻ. Hơn thế thanh khoản và những khu vực chính quyền tự trị của nhóm này đang rất rời rạc, chắp vá, cộng thêm những nguy cơ về mặt chính trị vẫn đang rình rập, đặc biệt đối với Ai Cập.
Chuyên gia đầu tư Darius McDermott của công ty tài chính Chelsea Financial Services nói: "Tôi thấy việc tạo ra CIVETS là không cần thiết. Giữa Việt Nam và Ai Cập có mối liên quan nào hay không? Ít nhất nhóm BRICs vẫn là 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất, đó là lý do kéo họ lại gần nhau”.
Tuy nhiên, giới đầu tư lại nhìn nhận có cơ hội gặt hái nhiều lợi nhuận từ nhóm này dù các quốc gia thành viên chẳng mấy liên quan đến nhau. Thực tế cho thấy, mặc dù CIVETS ra đời năm 2007, nhưng chỉ số S&P; CIVETS 60 đang xếp trên cả S&P; BRIC 40 và S&P; Emerging BMI, hai chỉ số đại diện cho hai nhóm kinh tế phát triển khác ra đời từ trước đó.
CIVETS - nhóm các nền kinh tế hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho giới đầu tư.

Colombia

Colombia đang trở thành điểm đầu tư đầy năng động cho các nhà tài chính, sau khi tự mình nỗ lực vượt qua những rắc rối trong quá khứ. Tổng thống Juan Manuel Santos kể từ khi nhậm chức năm 2010 đến nay vẫn là trung tâm của mọi chính sách đúng đắn với việc bảo đảm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nối thành công của người tiền nhiệm Alvaro Uribe.
Các biện pháp thắt chặt an ninh đã xóa sổ 90% số vụ bắt cóc và 46% vụ giết người tại Colombia trong thập kỷ qua, giúp tỷ lệ GDP trên đầu người tăng gấp đôi kể từ năm 2002. Thêm vào đó, Colombia cũng đang có được điểm tín nhiệm khả quan từ phía 3 hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới là Moody’s, Standard and Poor’s và Fitch. Quốc gia với 46 triệu dân này có nguồn thu chủ yếu từ dầu mỏ, than và các mỏ khí đốt tự nhiên. Các ngành công nghiệp phát triển khác là dệt may, cà phê, khai thác nickel và ngọc lục bảo. Năm 2010, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Colombia đạt 6,8 tỷ USD, đối tác lớn nhất là Mỹ.
HSBC nhận thấy Bancolombia, ngân hàng tư nhân lớn nhất Colombia là một mảnh đất tiềm năng. Trong 8 năm trở lại đây, giá trị cổ phiếu của ngân hàng mỗi năm tăng trên 19%.

Indonesia

Indonesia là quốc gia có dân số đông thứ 4 trên thế giới, thị trường tiêu dùng quốc nội khổng lồ của họ giúp vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không thể ngoạn mục hơn. Năm 2009, GDP bình quân hàng năm của Indonesia tăng 4,5% và đạt 6% vào năm 2010. Các chuyên gia nhận định con số này sẽ giữ nguyên trong ít nhất vài năm nữa.
Với chi phí nhân công rẻ nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng với tham vọng đi lên của Chính phủ, giới quan sát không thấy ngỡ ngàng khi nhiều nhà phân tích dự đoán đất nước 240 triệu dân này xứng đáng thuộc nhóm các quốc gia tiếp bước BRIC.
Tuy nhiên, nạn hối lộ vẫn còn là vấn đề nhức nhối tại đây. Andy Brown, chuyên gia quản lý đầu tư của công ty quản lý tài sản Aberdeen, đơn vị sở hữu công ty Auto International chuyên kinh doanh xe máy, ôtô, chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng Auto International sẽ thu nhiều lợi nhuận tại Indonesia do tiêu dùng quốc nội tại đây đang tăng nhanh chóng, chủ yếu trong doanh thu bán xe máy”.

Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong vòng 20 năm qua. Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt 6% và sẽ tăng lên 7,2% vào năm 2013. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, thị trường sản xuất và tiêu thụ lớn nhất nhì thế giới, cộng với 90 triệu dân thực sự đã trở thành trung tâm sản xuất đầy tiềm năng trong mắt giới đầu tư và cả các chuyên gia phân tích.
Mặc dù Việt Nam đã rời bỏ nền kinh tế tập trung từ vài năm nay, nhưng mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp những trở ngại nhất định. Ông Andry Brown nhận định: “Thực tế là đầu tư vào Việt Nam còn rất khó khăn”.

Ai Cập

Các chuyên gia kỳ vọng vào sự phục hồi của Ai Cập ngay sau khi nước này có thể bình ổn nền chính trị và vượt qua được những khó khăn trước mắt. Cũng như các nước thuộc CIVETS khác sở hữu lượng dân số trẻ và sung sức, độ tuổi trung bình dân Ai Cập là 25, với 82 triệu dân.
Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng của Ai Cập năm 2011 chỉ đạt 1%, so với mức 5,2% của năm ngoái và trên 7% của thời kỳ trước cuộc suy thoái. Chuyên gia nhận định ngay khi Ai Cập phục hồi lại mức thương mại như cũ, quốc gia này sẽ lập tức biết tận dụng những gì thiên nhiên ưu đãi cho mình. Ai Cập sở hữu vị trí như cảng thông thương thuận tiện giữa biển Địa Trung Hải và biển Đỏ, nối với kênh đào Suez và sở hữu nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ chưa được khai thác hết. Một số chuyên gia xem Ai Cập như “Thổ Nhĩ Kỳ mới”.

Thổ Nhĩ Kỳ

Nằm giữa châu Âu và “cái rốn” năng lượng Trung Đông, biển Caspian và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang có được những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Ngân hàng Thế giới dự đoán GDP tại đây sẽ tăng 6,1% trong năm nay so với năm ngoái, tuy có giảm xuống 5,3% vào năm 2013, vẫn cao hơn mức 4,7% của năm 2009.
Thổ Nhĩ Kỳ vốn sở hữu một số nguồn nguyên liệu tự nhiên, nhưng vẫn mở rộng nền kinh tế của mình sang các lĩnh vực như xây lắp các đường ống dẫn dầu, tự biến mình thành trạm trung chuyển quan trọng giữa châu Âu và Trung Á
Phil Poole, chuyên gia tại HSBC cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ là một nền kinh tế năng động, có nhiều mối giao thương với EU nhưng không gặp bất kỳ khó khăn gì từ mối quan hệ này”.
Ông Poole đánh giá hãng hàng không quốc gia Turk Hava Yollari của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi đầu tư rất tốt, trong khi ông Brown có cảm tính với tiêu dùng quốc nội tại đây.

Nam Phi

Nam Phi là quốc gia phát triển nhất châu Phi trong thời gian dài, với nền kinh tế đa dạng , giàu có nhờ các nguồn tài nguyên tự nhiên như vàng, platinum và đang thu hút đầu tư sản xuất.
Giá các mặt hàng tiêu dùng gia tăng, nhu cầu ngành công nghiệp máy móc và hóa chất cũng tăng theo và kỳ World Cup vừa rồi đã giúp Nam Phi đạt đà tăng trưởng trước đây sau khoảng thời gian rơi vào suy thoái trong suốt những ngày tháng u ám của kinh tế toàn cầu. Nam Phi hiện đóng vai trò như cổng kết nối đầu tư từ nước ngoài vào các khu vực khác của châu lục.
HSBC cho biết tiềm năng phát triển dài hạn của Nam Phi là khai thác mỏ, ngành năng lượng và nhà máy hóa chất Sasol. Giới trung lưu tại đây gia tăng nhanh chóng giúp tiêu dùng quốc nội trở nên đầy tươi sáng và hấp dẫn.
Anh Quân
Continue Reading »

Giá vàng liên tục đảo chiều

Cùng với sự dao động mạnh mẽ của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước gần đây liên tục đảo chiều. Đến cuối buổi sáng nay, 21.9, giá vàng bán ra đã đạt khoảng 47,23 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn công bố giá vàng SJC lúc 11 giờ 02 ngày 21.9 mua vào 47,03 triệu đồng/lượng, bán ra 47,18 triệu đồng/lượng, tăng 230.000 đồng/lượng trên cả giá mua và bán so với cuối ngày hôm qua. Giá vàng SJC công ty áp dụng cho thị trường Hà Nội là 47,03 – 47,20 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới liên tục đảo chiều trong thời gian gần đây
Tại Hà Nội, vàng miếng hiệu rồng Thăng Long của công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC tại công ty vàng bạc đá quý Phú Quý lúc 11 giờ 30 có cùng giá trao đổi là 47,03 – 47,23 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 230.000 đồng/lượng trên giá mua và 210.000 đồng/lượng trên giá bán so với giá đóng cửa ngày 20.9.
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua rung lắc mạnh đã hỗ trợ giá vàng thế giới một lần nữa tăng mạnh lên khu vực 1.800 USD/Oz. Khép phiên giao dịch đêm 20.9 tại Mỹ, vàng giao sau tháng 12 tăng 28,1 USD, lên 1.807,1 USD/Oz, trong khi vàng giao ngay tăng 27,2 USD, lên 1.806,25 USD/Oz.
Các chuyên gia tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do các rủi ro tài chính xuất phát từ khu vực châu Âu cộng với tốc độ phục hồi chậm chạp của kinh tế Hoa Kỳ.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD giảm giá trở lại so với euro cũng như một số tiền tệ cơ bản khác, hỗ trợ vàng, dầu thô cùng một số loại hàng hóa tiêu biểu tăng. Cuối ngày hôm qua, tỷ giá EUR/USD tăng lên 1,3704, trong khi dầu thô ngọt nhẹ đạt 86,89 USD/thùng.
Hoạt động giao dịch trên thị trường kim loại quý diễn ra sôi nổi, do các quỹ lớn tăng cường mua vào. Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua mua 0,3 tấn, đưa tổng lượng vàng nắm giữ đạt 1.252,21 tấn.

Continue Reading »

Giá thép lại tăng với sức mua dần được cải thiện

Các nhà phân phối thép đã đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ tăng thêm khoảng 200.000 đồng/tấn so với tuần trước.
Việc điều chỉnh giá trên diễ ra sau khi một số nhà sản xuất thép đã cắt mức chiết khấu từ 500.000 đồng/tấn xuống còn 300.000 đồng/tấn, đồng thời nâng giá bán thép tại đầu nguồn lên thêm 200.000 đồng/tấn từ giữa tháng 9/2011.
Hiện giá thép bán lẻ dao động 18,3-18,7 triệu đồng/tấn với sức mua được ghi nhận đang dần cải thiện kể từ giữa tháng 8/2011 đến nay.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, sở dĩ các nhà sản xuất thép phải cắt bớt chiết khấu do thị trường đang có dấu hiệu “gom hàng,” một số công ty thương mại tăng lượng mua hàng càng đẩy lượng tiêu thụ thép tăng đột biến trong tháng Tám và nửa đầu tháng Chín vừa qua.

Continue Reading »

Thịt “bẩn” vẫn tràn lan

Theo công bố của Bộ NNPTNT, hiện nay tại nhiều địa phương, đang tái xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng sử dụng chất bảo quản độc hại vào thịt lợn, gây nguy hiểm đến sức khỏe người dân.

Lạm dụng chất bảo quản
Gần đây, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và xác định hóa chất Ethephon hay còn gọi là "thúc chín tố" đang bị lạm dụng để bảo quản thịt tại Thanh Hóa và một số tỉnh, thành khác. Theo đó, thương lái đã sử dụng "thúc chín tố" để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi của thịt.
Thịt lợn tươi lâu nhờ được bảo quản hóa chất cấm (ảnh minh họa, chụp tại chợ Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng).
Ông Nguyễn Như Tiệp- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cho biết: "Loại hóa chất này không màu, không mùi, đựng trong lọ nhựa 5ml, trên lọ có in chữ nổi "thúc chín tố" có hoạt chất chính là Ethephon. Đây là một loại hóa chất gốc phốt pho, có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật".
Các nghiên cứu khoa học về độc tính của Ethephon cho thấy, đối với mắt, Ethephon gây kích ứng, xót mắt, đỏ mắt; với da, nếu có tiếp xúc trực tiếp sẽ ăn mòn, gây sưng, đỏ da.
Hiện chưa có nghiên cứu nào về nguy cơ gây ung thư hay ảnh hưởng trên cơ quan khác của cơ thể về lâu dài. Trên thế giới, Ethephon không được phép sử dụng trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật. Việt Nam cấm sử dụng chất này để bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Cũng theo kết quả kiểm tra, Cục này còn phát hiện, việc lạm dụng hóc môn kích thích tăng trưởng gốc B- Agonist như Sallbutamol, Clenbuterol... trong chăn nuôi, dù các hóc môn này tại Việt Nam bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Sallbutamol đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2002 vì có thể gây rối loạn chức năng tim, phổi nếu con người ăn phải thực phẩm có tồn dư lớn chất này. Còn Clenbuterol sử dụng trên gia cầm có thể kích thích gà, vịt đẻ 2 trứng/ngày, sử dụng trên lợn giúp tăng trọng nhanh. Tuy nhiên, sẽ là độc hại với con người nếu sử dụng thực phẩm có chứa độc tố này, bởi, không ai kiểm soát được liều lượng sử dụng.
Xử lý thực phẩm "bẩn"
Theo ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi: "Điều chúng ta sợ nhất là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là những chất chúng ta không biết được. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được những chất chúng ta biết".
Đào tạo nghề bán thịt
Đây là một thoả thuận vừa được ký kết của hệ thống siêu thị Big C với Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM để đào tạo cấp chứng chỉ nghề thịt. Theo đó, học viên sẽ được trang bị những kiến thức mới và thực tế về ngành thịt như đặc tính dinh dưỡng của các sản phẩm thịt, phương pháp pha lóc, bảo quản, đóng gói, vận chuyển thịt và sản phẩm từ thịt, ngộ độc thực phẩm, kiểm soát…
Tuy nhiên, trong tháng 8 vừa qua, Cục Chăn nuôi đã lấy 80 mẫu thức ăn chăn nuôi để phân tích, kết quả không có phát hiện gì. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhận định, "vấn đề" nằm ở khâu đại lý phân phối, sản xuất gia công và người chăn nuôi. "Một số nơi, thương lái đưa thuốc tăng trọng cho nông dân sử dụng. Hay, một bộ phận cán bộ thú y tham lợi, biết là thuốc cấm nhưng vẫn lén lút bán cho nông dân" - ông Phát cho biết.
Trong khi đó, chất lượng các phòng kiểm định, phân tích và năng lực cán bộ phân tích của chúng ta còn kém. Cùng một mẫu đưa vào phân tích tại những phòng thí nghiệm khác nhau, thời gian khác nhau, lại đưa ra những kết quả khác nhau.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, hiện tại, các quy chế, tiêu chuẩn về quản lý VSATTP đã gần như hoàn tất, nhưng vẫn chưa tìm ra được điểm xung yếu để tập trung giải quyết. Trong thời gian tới, phải kiên quyết xử lý những đối tượng, cơ sở vi phạm, truy xuất đến cùng vùng sản xuất "bẩn". "Không thể nhân nhượng cho 1 người để đầu độc nhiều người. Không thể chùn tay trong vấn đề này" - ông Phát nói.
Continue Reading »

Giá rau xanh tăng nhẹ

Trong những ngày qua, thời tiết không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng khiến giá rau xanh tăng mạnh, trong khi đó thực phẩm vẫn đứng giá.
Theo khảo sát của PV tại một số chợ Dịch Vọng, Xanh, Long Biên,… giá rau xanh đồng loạt tăng mạnh. Tuần trước, giá rau có xu hướng tăng nhẹ, nhưng sang tuần này, mặt hàng rau xanh đắt hơn nhiều.
Hiện tại, rau cải, cải thảo, bắp cải bán ra với giá 13.000-15.000 đồng/kg, rau muống, rau ngót, mồng tơi 4.000-5.000 đồng/bó, cà chua 15.000-18.000 đồng/kg, bầu 10.000-13.000 đồng/kg,…
Theo một số tiểu thương, giá rau tăng mạnh như hiện nay do thời tiết mấy ngày qua mưa nhiều khiến rau bị hỏng, ngập úng và bị dập, đặc biệt là các loại rau cải.
Chị Thương, tiểu thương tại chợ Dịch Vọng cho biết: “Mấy ngày nay mưa nhiều, mặt hàng rau khan hiếm, nên giá cả cũng phải bán đắt hơn”.
Chị Ánh tiểu thương chợ Cổ Nhuế cũng cho biết, thời tiết sang thu lạnh hơn lại có mưa nên trong thời gian tới mặt hàng rau cũng có thể khan hiếm và bị đẩy giá lên nhiều.
Giá rau xanh tăng nhẹ, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, gia thuc pham, gia rau xanh, kinh te, tang gia, gia thit lon

Rau xanh tăng giá mạnh.
Trong khi rau xanh tăng mạnh thì thực phẩm như thịt, hải sản vẫn giữ giá. Cụ thể, giá bán thịt lợn vẫn dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg tùy loại, thịt bò từ 12000.000-180.000/kg tùy loại, thịt gà khoảng 80.000 đồng/kg, các loại cá như trôi, các vược 40.000-45.000 đồng/kg, cá chép 55.000-60.000 đồng/kg,…
Giải thích về điều này, chị Liên, tiểu thương tại chợ Long Biên, hiện nay thịt lợn là mặt hàng bình ổn giá, nguồn cung đủ nên giá không thay đổi.
Nhiều người tiêu dùng cũng chóng mặt trước sự tăng giá của rau xanh, chị Hải (Cầu Giấy) cho biết: “Tuần trước tôi chỉ mất 10.000 đồng để mua 1kg rau cải, tuần này đã lên đến 15.000 đồng/kg. Giá cả bây giờ tăng nhanh quá khiến tôi mỗi lần ra chợ lại lo nơm nớp.”
Một số bà nội trợ khác thì sử dụng “chiêu” mua tích trữ, chị Hiền (Láng Hạ) cho biết: “Vì nhà chị có tủ lạnh nên mỗi lần ra chợ chị thường mua nhiều loại rau, thực phẩm cho một tuần. Mua như vậy vừa tiết kiệm thời gian và chi phí”.
Continue Reading »

Hỗ trợ học nghề để đi xuất khẩu lao động

Sở LĐTBXH Lâm Đồng cho biết, theo quyết định mới đây của UBND tỉnh, đối tượng có nguyện vọng và có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài có hộ khẩu tại địa phương sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền học nghề, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu lao động.

Mức hỗ trợ được quy định: 500.000 đồng/người/tháng và không quá 6 tháng; tiền mua đồng phục học nghề 400.000 đồng/người/khóa.
Ngoài ra, các đối tượng thuộc diện con gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, lao động thuộc hộ nghèo và là người dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ tiền ăn 1.000.000 đồng/người/tháng (không quá 6 tháng).
Continue Reading »

Hai sàn trái chiều nhau

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 21/9 đóng cửa với diễn biến trái chiều của hai sàn chứng khoán. Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm điểm và để mất mốc 450 điểm do hai mã bluechip là MSN và BVH giảm kịch sàn. Trong khi đó, lực cầu bắt đáy ở nhiều mã cổ phiếu trên sàn Hà Nội đã giúp chỉ số HNX-Index phục hồi và giữ được màu xanh.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 2,38 điểm xuống 451,99 điểm (giảm 0,52%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.030.390 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 14,86 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 108 mã tăng, 92 mã đứng giá, 90 mã giảm giá và 11 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 11 mã tăng trần và 19 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 7,43 điểm, xuống 446,94 điểm (giảm 1,64%). Tổng khối lượng đạt 31.583.780 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 445,06 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/09/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 447,57 điểm, giảm 6,8 điểm (-1,50%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 37.266.820 đơn vị, giảm 3,92% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 539,725 tỷ đồng, giảm 10,13%.
Hai sàn trái chiều nhau, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, pho wall, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, tai chinh

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 6.687.459 đơn vị, với tổng giá trị hơn 279,18 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 43.954.279 đơn vị (-4,76%) và tổng giá trị giao dịch đạt 818,903 tỷ đồng (-7,65%).
Trong tổng số 301 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 81 mã tăng, 134 mã giảm, 75 mã đứng giá. Trong đó, có 15 mã tăng trần, 43 mã giảm sàn và 11 mã không có giao dịch =.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 mã tăng, 5 mã giảm, 2 mã đứng giá là CTG, VCB. Đáng chú ý, trong đó có 2 mã giảm sàn là BVH, MSN đã tác động mạnh đến chỉ số VN-Index.
Cụ thể, VNM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (+1,56%), đạt 130.000 đồng. EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,64%), đạt 15.800 đồng. STB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,71%), đạt 14.200 đồng.
Còn lại, HAG giảm 600 đồng/cổ phiếu (-1,73%), còn 34.100 đồng. VPL giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,11%), còn 89.000 đồng. VIC giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-1,87%), còn 105.000 đồng. BVH giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (-4,70%), còn 71.000 đồng. MSN giảm 7.000 đồng/cổ phiếu (-4,76%), còn 140.000 đồng.
Mã SAM dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 2,2 triệu đơn vị (chiếm 6,02% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 7.300 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 300 đồng (+4,29%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 23,99% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng, 4 mã giảm. Trong đó có 2 mã giảm sàn. Cụ thể, VFMVF1 giảm 100 đồng xuống 9.000 đồng (-1,10%). PRUBF1 giảm 100 đồng xuống 4.800 đồng (-2,04%). VFMVFA tăng 100 đồng lên 4.500 đồng (+2,27%). MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 3.600 đồng (-2,70%). VFMVF4 giảm 100 đồng xuống 3.800 đồng (-2,56%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 77 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.745.180 đơn vị, bằng 7,37% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, SSI được họ mua vào nhiều nhất với 709.800 đơn vị, chiếm 47,62% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như FPT (276.040 đơn vị), HAG (232.100 đơn vị), VSH (192.040 đơn vị) và IJC (126.000 đơn vị).
Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là ABT (100,00%), TDW (100,00%), IMP (100,00%), VFC (93,90%) và SJS (89,47%).
Hai sàn trái chiều nhau, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, pho wall, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, tai chinh
TV1: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu (15%)
D2D: Ngày GDKHQ nhận cổ tức 6 tháng đầu năm 2011 (10%)
PXS: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2011 (10%) và lấy ý kiến bằng văn bản
PDN: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2011 (10%)
Hai sàn trái chiều nhau, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, pho wall, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, tai chinh
Trên <>sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 74,60 điểm, tăng 0,22 điểm (+0,30%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 38.946.800 đơn vị (+2,11%), tổng giá trị đạt hơn 427,86 tỷ đồng (+2,24%).
Phiên này, sàn HNX có 24 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 4.128.600 đơn vị, trị giá 47,13 tỷ đồng. Trong đó, mã SHS được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 1.554.500 cổ phiếu, với trị giá là 8,86 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 43.075.400 cổ phiếu (+1,56%), tổng giá trị đạt 474,99 tỷ đồng (-3,00%).
Hai sàn trái chiều nhau, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, pho wall, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, tai chinh
Trong số 391 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 97 mã tăng, 153 mã giảm, 65 mã đứng giá và 76 mã không có giao dịch. Trong đó có 17 mã tăng trần và 31 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 39 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 23 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng giá, 4 mã giảm và 4 mã đứng giá là PVI, SHB, KLS, NVB.
Cụ thể, SQC bình quân đạt 86.400 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,12%). ACB bình quân đạt 21.600 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,47%).
Còn lại, PVS bình quân đạt 17.300 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,57%). PVX bình quân đạt 12.300 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,81%). VCG bình quân đạt 14.600 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,68%). HBB bình quân đạt 7.200 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-2,70%).
Mã KLS dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 4,43 triệu đơn vị được giao dịch thành công, giữ nguyên giá tham chiếu là 12.400 đồng/cổ phiếu.
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,12% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 671.000 cổ phiếu (56 mã) và bán ra 952.500 cổ phiếu (26 mã).
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là TAG khi mua vào 302.400 đơn vị, chiếm tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VCG, KLS, PVX, PVS với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 59.400, 51.700, 42.600, 39.900 cổ phiếu.
Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là KLS với 300.000 cổ phiếu, chiếm 6,77% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VND, DLR, PVX, BVS với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 170.000, 140.100, 114.000, 96.100 cổ phiếu.
Hai sàn trái chiều nhau, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, pho wall, thi truong chung khoan, nha dau tu, san giao dich, tai chinh
MCF: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ bất thường
PPE: Ngày giao dịch chính thức 2 triệu cổ phiếu của CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam trên HNX
VTV: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản và tạm ứng cổ tức năm 2011 (5%)
RCL: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2010 (5%)
CMS: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2010 (10%)
VCS: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản
PVA: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2011 (7%)
Continue Reading »

Thiếu lực đỡ, Vn-Index rơi tự do

 
 
Tiếp đà trượt giảm của ngày hôm qua, chỉ số Vn-Index trong phiên giao dịch hôm nay (21/9) đã tiếp tục rơi tự do khi những cổ phiếu chủ chốt trên sàn không ngừng lao dốc.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên giao dịch đêm qua đã diễn ra với nhiều xáo trộn, khi giới đầu tư nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại về khả năng vỡ nợ ở Hy Lạp.

Cụ thể, tại Mỹ chốt phiên giao dịch đêm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 7,65 điểm, tương ứng 0,07%, lên 11.408,66 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 lại giảm 2 điểm, xuống 1.202,09 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cũng để mất 22,59 điểm, xuống còn 2.590,24 điểm.

Ngược chiều với thị trường Mỹ, khu vực châu Âu trong phiên giao dịch đêm qua lại bất ngờ hồi phục trở lại, với mức khoảng từ 1,5% - 2,88%.

Trong nước, đà giảm điểm của ngày làm việc hôm qua tiếp tục hiện hữu khi giới đầu tư mạnh tay bán ra. Trạng thái dè dặt và thăm dò thị trường khiến dòng tiền vẫn lừng khừng đứng ngoài sàn.

Tại sàn TP.HCM, màu đỏ đã bao phủ thị trường ngay từ khi mở của ngày làm việc. Các lệnh mua bán được đưa vào sàn khá dè chừng, xu hướng giảm điểm ngày càng gia tăng. Nhiều nhà đầu tư đứng ngoài quan sát thị trường mà chưa tham gia giao dich.

Khép lại đợt giao dịch thứ nhất, chỉ số Vn-Index đã lui về mốc 451,99 điểm, giảm tiếp 2,38 điểm, tương đương 0,52 %. Khối lượng giao dịch đạt 1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 14,86 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục giằng co mạnh, khi đà giảm điểm không ngừng tăng cao. Tâm lý bất an về việc trượt dốc nhanh chóng của chỉ số Vn-Index, đã bao phủ khắp sàn chứng khoán TP.HCM.

Giao dịch diễn ra chậm, kéo hàng loạt cổ phiếu đi xuống mạnh, trong đó những cổ phiếu trong nhóm bluechips như BVH, MSN vẫn đứng ở mức giảm sàn.

Dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường, đã khiến thanh khoản tiếp tục đi xuống sau mỗi phiên làm việc. Mốc 450 điểm của chỉ số Vn-Index đã chính thức bị đánh mất vào cuối phiên.

Đóng của ngày làm việc, chỉ số Vn-Index chỉ còn 447,57 điểm, giảm tới 6,8 điểm, tương đương 1,5 %. Khối lượng giao dịch đạt 43,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 818,9 tỷ đồng. Toàn thị trường có 81 mã tăng điểm, 75 mã đứng giá và 145 mã giảm điểm.

Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, màu xanh lại bất ngờ le lói xuất hiện trong vài phút của đợt mở cửa phiên. Ngay sau đó, chỉ số HNX-Index đã liên tục chao đảo lên xuống thất thường, trước sự hoảng loạn của giới đầu tư. Tuy nhiên, vào những phút cuối cùng của ngày làm việc, đà tăng điểm của thị trường lại xuất hiện, trước những nổ lực của hầu hết các mã tham gia làm việc trên sàn. Thanh khoản tiếp tục giữ ở mức thấp.

Cuối phiên, chỉ số HNX-Index đã đứng tại mốc 74,6 điểm, tăng nhẹ 0,22 điểm, tương đương 0,3 %. Khối lượng giao dịch đạt 43 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 474,99 tỷ đồng. Toàn thị trường có 103 mã tăng điểm, 77 mã đứng giá và 136 mã giảm điểm.


Yến Nhi
Continue Reading »

Ngôi nhà nhiều đồ gỗ của chàng sinh viên trẻ ở Hà Nội

Hãy cùng đến thăm ngôi nhà chuộng đồ gỗ rộng 200m2 của chàng sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải, T.D.T, ở khu đô thị Xa la, Hà Nội.
Ngôi nhà của tôi (nói đúng hơn là ngôi nhà của bố mẹ tôi) nằm phía cuối khu đô thị Xala, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội. Xung quanh đây có đầy đủ siêu thị, bể bơi, nhà văn hóa... nên dù sống khá xa trung tâm thành phố nhưng tôi vẫn cảm thấy thoải mái.
 
Ngôi nhà nhìn từ bên ngoài
 
Tổng diện tích cả nhà và vườn gần 200m2,
trong đó diện tích nhà chiếm một nửa (100m2)



 
Hai bức tượng trước cổng nhà xe
Tổng diện tích cả nhà và vườn gần 200m2, trong đó diện tích nhà chiếm một nửa (100m2), được xây thành 4 tầng (kể cả tum) với 6 phòng ngủ (1 phòng cho bố mẹ tôi, 1 phòng cho em gái và 1 phòng cho tôi, còn 3 phòng cho khách), 1 phòng bếp, 1 phòng khách, 3 phòng vệ sinh biệt lập.
Một điều đặc biệt bạn có thể nhận thấy khi đến thăm nhà tôi là nội thất chủ yếu bằng gỗ, thường có màu “tông xuyệt tông” với nhau và được chú trọng vào tính năng sử dụng nhiều hơn là kiểu dáng cầu kỳ... Nhà tôi chuộng đồ gỗ là vì bố tôi cho rằng đồ gỗ đem lại cho căn nhà sự sang trọng và ấm cúng.
Tầng 1 gồm phòng khách được thiết kế liên thông trực tiếp với nhà để xe và phòng bếp.
Bước vào phòng khách, bạn sẽ cảm nhận ngay điều đặc biệt tôi nói ở trên bởi nội thất chủ yếu bằng gỗ, từ bộ bàn tiếp khách cho đến tủ đựng tivi, tủ trưng bày... Tất cả đều được đặt làm đồng màu - màu gụ, theo tiêu chí tạo sự thoải mái nhưng vẫn sang trọng với hoa văn chạm trổ khéo léo.
 
Phòng khách được thiết kế liên thông trực tiếp với nhà để xe và phòng bếp.
Ngăn cách giữa phòng khách và bếp là cầu thang lên tầng 2.
 
View từ phòng khách xuyên qua phòng bếp, thẳng ra sân sau
 
Bức tranh treo ở khu vực để xe
 
Đèn ở khu vực để xe
 
Khu vực nhà bếp là nơi gia đình tôi hay tập trung nhất vì chỉ đến giờ ăn thì mọi người mới xum họp, cùng xem tivi hay bàn luận cái gì đấy. Và ở đây, nội thất cũng đều bằng gỗ như tủ bếp, bộ bàn ăn... nhưng khác với phòng khách, chúng có màu cánh gián.
 
Tủ bếp...
 
... và bộ bàn ăn đều bằng gỗ có màu cánh gián
Vì phòng khách và bếp liên thông nhau với nhau nên bố tôi đã quyết định cho xây bếp ăn dịch vào trong một chút để view từ phòng khách thẳng ra sân sau không bị che chắn.
Ngăn cách giữa phòng khách và bếp là cầu thang lên tầng 2 - cũng được trang trí với khung cửa bằng gỗ.
 
 
Tầng 2 này bao gồm 3 phòng ngủ. Trong đó, phòng ngủ lớn nhất là của bố mẹ tôi, rộng hơn 30m2, và như tôi đã nói, nội thất trong phòng cũng hầu như đều bằng gỗ. Ngay cả sàn cũng được khoác lên “tấm áo” gỗ. Tất cả đều được thiết kế rất đơn giản. Từ giường ngủ cho đến tủ quần áo, bàn làm việc, bàn trang điểm, tủ đựng tivi, tủ treo tường…, bạn có thể nhận thấy rõ sự đơn giản đó – không hoa văn trang trí, không cầu kỳ về kiểu dáng…
 
Phòng ngủ của bố mẹ tôi với sàn nhà, tủ đựng quần áo, bàn làm việc...
 
... giường ngủ, bàn trang điểm
 
... và kệ đựng ti vi, tủ treo tường đều bằng gỗ và có thiết kế đơn giản
 
Phòng tắm của bố mẹ tôi được chia làm 2 phần, ngăn cách bằng kính trắng với một bên là bồn rửa mặt, toilet, một bên là vòi sen. Do sử dụng tới 3 kính mờ xung quanh nên vào ban ngày, dù không bật đèn nhưng khu vực này vẫn rất sáng và thoáng.
 
Phòng vệ sinh thoáng và sáng nhờ sử dụng kính mờ
 
Còn 2 phòng ngủ đối diện thì 1 của em gái tôi, 1 dành cho khách như ông bà, chú bác với diện tích nhỏ hơn, chỉ bao gồm giường ngủ và tủ áo. Tất cả đều bằng gỗ có màu giống với màu sàn. Còn phòng vệ sinh được thiết kế biệt lập bên ngoài. Phòng ngủ của tôi ở tầng 3 cũng có thiết kế giống phòng em gái tôi.
 
Phòng ngủ của tôi, với phòng vệ sinh biệt lập, cũng có nội thất và sàn bằng gỗ cùng màu

Bàn học trong phòng tôi
 
Giá sách phòng tôi với sách chủ yếu về bí quyết đối nhân xử thế và thành công...
Một điều mà tôi rất thích ở ngôi nhà của mình là có khu vườn thoáng đãng bao xung quanh nhà. Đây cũng là nơi nhà tôi có thể tận dụng tổ chức các buổi sinh hoạt chung vào ngày lễ, ngày nghỉ.
Cây Lộc vừng mà ngồi từ phòng khách, nhìn qua cửa sổ là có thể thấy.
 
 
 
 
View nhìn từ ban công nhà tôi
 
Được sống trong ngôi nhà mình yêu thích với những người thân yêu, với tôi, đó là một niềm hạnh phúc không gì sánh được. Nếu có dịp, tôi xin được mời các bạn đến thăm nơi tôi ở nhé. Và cũng rất mong sẽ được ngắm ngôi nhà của các bạn.
 

Continue Reading »