Labels

Labels

Labels

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Toát mồ hôi vác... bao tải tiền đi mua vàng

Cái nóng bức giữa trưa cộng với nỗi căng thẳng khi chở bao tiền gần 7 tỉ đồng trên xe máy từ nhà ở quận 5 lên quận 1, TP.HCM, khiến cho mồ hôi cứ vậy mà tuôn...

Hôm qua, 20.10, hàng chục chiếc máy đếm tiền của SJC chạy hết công suất, để phục vụ cả trăm người chờ đợi, chen chúc nhau chờ mua vàng.
Đứng ngay chỗ máy lạnh đang phà hơi lạnh ngắt của phòng kế toán, nơi giao vàng cho khách mua số nhiều, thuộc trụ sở công ty SJC trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP.HCM, mà lưng áo hai ông Trần Hưng L. và Nguyễn Kh. ướt đẫm mồ hôi.
Cái nóng bức giữa trưa cộng với nỗi căng thẳng khi chở bao tiền gần 7 tỉ đồng trên xe máy từ nhà ở quận 5 lên quận 1, khiến cho mồ hôi cứ vậy mà tuôn. Phải vác bao tiền từ đường vào cửa văn phòng, hai ông lại phải vác bao tiền sang ngân hàng bên cạnh để kiểm đếm.
Chen nhau, có người mua hàng trăm lượng vàng.
Ông Trương Công Nhơn, phó tổng giám đốc công ty SJC cho biết: “Khi giá mỗi lượng vàng trong sáng ngày 20.10 giảm xuống dưới 43 triệu đồng, có hiện tượng người dân đổ xô mua vàng”.
Do lượng tiền mặt phải kiểm đếm quá nhiều, công ty SJC phải nhờ các ngân hàng lân cận kiểm đếm. Khi có giấy xác nhận số lượng tiền, khách cầm giấy vào SJC nhận vàng.
Khách chen nhau mua vàng, bãi xe của công ty SJC quá tải, một số điểm giữ xe chung quanh văn phòng SJC lúc đầu lấy giá tiền gửi xe gắn máy chỉ 5.000 đồng/chiếc, sau họ nâng lên xe số là 10.000 đồng, xe tay ga lên đến 20.000 đồng/chiếc. Người giữ xe cười bảo: “Mua vàng tiền tỉ, tiếc gì tiền gửi xe”.
Nhìn tỷ lệ nam giới chiếm đến hơn 80% và toàn là những người có vóc dáng vạm vỡ, đang đứng chen chân trong số cả trăm người chờ mua vàng ở trụ sở SJC có thể thấy đi mua vàng là công việc nặng nhọc và khá vất vả.
Thử nhấc bao tiền có chiều cao khoảng 70cm, bề ngang khoảng 50cm và bề dày chừng 30cm, đựng trong túi vải màu xanh lục đậm của ông Văn H. ở quận 12, nặng đến cả chục ký. Ông Văn H. bảo có thể mua được trên 200 lượng, nhưng từ chối không cho biết số tiền cụ thể.
Cứ theo số tiền mang đến hay vàng mang về, khách mua thuộc dạng khá. Nhưng gần như tất cả những khách đến mua vàng ở đây đều có cách ăn mặc khá tuềnh toàng. Hiếm người mang giày tây, đa phần mang dép da, dép xỏ ngón, mặc áo thun và đặc biệt là gần như tất cả đều mặc áo khoác và quần lửng hoặc kaki dài có nhiều túi.
Bằng những thao tác có vẻ thuần thục, khi đưa hoá đơn để nhận 158 lượng vàng, ông Hưng L. xếp toàn bộ vàng trên mặt quầy, đếm, rồi xem kỹ các đường hàn giáp mí của vỏ bọc nhựa trên từng dây. Với những miếng vàng lẻ, ông còn rờ tay vuốt kỹ các cạnh xem có miếng nào bị bung hở mí hay bị trầy nhiều thì đề nghị nhân viên SJC cho đổi lấy miếng mới hơn.
Ông Nguyễn Kh. dùng dây thun chập ba sợi, cột vàng thành từng cụm, gói vào bọc nilông, rồi sau đó ông anh chia ra đút đầy vào túi trong áo khoác, túi hộp trên quần kaki. Toàn bộ diễn ra chỉ hơn một phút.
Hỏi ông Văn H. có sợ khi mang lượng tiền mặt quá lớn đi ngoài đường phố, ông trả lời: “Đã từng mang như thế, nên quen rồi”. Trong ngày 20.10, gần như không một khách mua vàng nào đựng tiền trong vali hay túi xách du lịch hàng hiệu, túi sang trọng, mà gần như tất cả các khách đến mua vàng ở văn phòng công ty SJC đều đựng tiền trong túi nilông đen (loại đựng rác), thùng giấy đựng mì gói, túi vải dù cũ kỹ.
Tính đến 16 giờ ngày 20.10, SJC đã bán ra khoảng 12.000 lượng vàng. Tính theo giá vàng trong ngày, thì số tiền mà các nhân viên kiểm đếm lên đến hơn 500 tỉ đồng với đủ các loại mệnh giá khác nhau.
Bà Trần Ngọc Minh Thư, trưởng phòng kinh doanh vàng của SJC cho biết, do giá vàng biến động quá nhanh, nên công ty không thể mua bán bằng chuyển khoản với khách.Bà Thư kể, có trường hợp khách vừa chốt giá xong, trong vòng 5 – 10 phút, tiền chưa thấy chuyển đến công ty, mà giá vàng trên thị trường lại giảm xuống, thế là khách bỏ luôn không mua nữa. Có khi ngược lại, khách chốt giá, chờ đến vài giờ đồng hồ, giá vàng tăng thêm từ vài trăm đến cả triệu đồng/lượng, công ty phải chịu lỗ khá nặng. Chính vì vậy dù khách mua lẻ vài lượng hay mua số nhiều vài trăm đến cả ngàn lượng thì SJC đều chọn cách thanh toán ngay.
Theo Sài Gòn tiếp thị
Continue Reading »

Chứng khoán tăng tốc phiên cuối tuần


 
Tiếp nối xu hướng hứng khởi của ngày hôm qua, thị trường trong nước phiên cuối tuần hôm nay (21/10) đã tăng tốc mạnh. Chỉ số Vn-Index theo đó cộng tới gần 8 điểm khi đóng cửa phiên, HNX-Index cũng có một ngày làm việc thành công.
Trên thế giới, sau phiên trái chiều ngày hôm qua, thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên đêm qua tiếp tục trồi sụt lên xuống trái chiều, khi các nhà đầu tư vẫn tỏ ra bất an về nền kinh tế.

Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 37,16 điểm, lên mức 11.541,78 điểm, chỉ số S&P 500 cũng cộng thêm 5,51 điểm, lên 1.215,39 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite lại giảm 5,42 điểm, xuống 2.598,62 điểm.
Ở thị trường châu Âu, các chỉ số khu vực này đã tiếp tục cắm đầu đi xuống mạnh, từ 1,21% - 2,49%.
Trong nước, thị trường chứng khoán trên cả hai sàn lại đã đồng loạt đi lên mạnh, trước sự hứng khởi của giới đầu tư. Đặc biệt là động thái gom các cổ phiếu giá rẻ trên sàn.
Cụ thể, trên sàn TP.HCM, tiếp nối xu hướng tăng điểm của ngày hôm qua, chỉ số Vn-Index tiếp tục đi lên ngay từ khi mở cửa phiên sáng này.
Kết thúc đợt làm việc thứ nhất, chỉ số Vn-Index lên mức 405,44 điểm, tăng 1,71 điểm, tương đương 0,42 %. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 413 nghìn đơn vị, giá trị tương đương là 8,4 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp đà tăng điểm. Giao dịch chưa thực sự khởi sắc, lực cầu theo đó vẫn không mạnh bạo và quyết đoán nhưng lại khá ổn định. Nhiều cổ phiếu trên sàn đã bắt đầu khởi sắc, chỉ số Vn-Index nhích dần.

Càng về cuối phiên, sức mua những cổ phiếu giá thấp có sự cải thiện rõ rệt. Giao dịch được diễn ra cởi mở hơn, khi giới đầu tư tỏ ra hứng khởi. Đặc biệt, bên bán đã ngừng báo tháo. Động thái này khiến hàng loạt cổ phiếu trên sàn tăng tốc, trong đó những mã đóng vai trò trụ cột trên sàn như BVH, MSN, SSI, SAM… đồng loạt tăng điểm và tăng trần. Chỉ số Vn-Index nhanh chóng ghi thêm đến gần 8 điểm lúc chốt phiên.

Kết thúc ngày làm việc, chỉ số Vn-Index vươn lên mức 411,03 điểm, tăng thêm đến 7,3 điểm, tương đương 1,81%. Khối lượng giao dịch cũng tăng thêm đáng kể so với ngày hôm qua, đạt 32,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 547,61 tỷ đồng. Toàn thị trường có 170 mã tăng điểm, 55 mã đứng giá và 77 mã giảm điểm.

Cùng chiều, thị trường cũng đã tăng tốc ngay từ những phút đầu giao dịch. Hoạt động mua bán trên sàn ngày càng sôi động, trong đó lực cầu đặc biệt được tăng mạnh. Hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ trên sàn thi nhau vươn tăng điểm và tăng trần. Động thái này kéo bảng điện tử tràn ngập sắc xanh và tím, thanh khoản theo đó cũng cải thiện đáng kể so với ngày hôm qua.

Khép lại ngày giao dịch, chỉ số HNX-Index đứng tại mức 69,13 điểm, tăng 1,41 điểm, tương đương 2,08 %. Khối lượng giao dịch đạt 39,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 360,54 tỷ đồng. Toàn thị trường có 203 mã tăng điểm, 46 mã đứng giá và chỉ có 60 mã giảm điểm.

Yến Nhi
Continue Reading »

Đại gia vỡ nợ, bất động sản tê liệt

Có thể thấy, trong mỗi đợt sóng trên thị trường bất động sản đều có sự tiếp tay nhiều đại gia. Thế nhưng với sự “ra đi” một loạt đại gia trong làng đất, liệu thời gian tới thị trường sẽ đi đâu về đâu?
Vắng bóng đại gia....
Lâu nay, thị trường bất động sản Hà Nội luôn là đích nhắm đến của nhiều nhà đầu tư tại khắp các tỉnh thành trong đó, nổi bật có sự góp mặt nhiều nhóm buôn lớn từ các khu vực lân cận như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Phú Xuyên, Lạng Sơn,... thậm chí xa hơn nữa.
Chính nhờ có sự hợp lực của nhiều nhóm buôn lớn này thị trường bất động sản Hà Nội liên tiếp có nhiều đợt sóng mang tính chu kỳ và diễn ra trong thời gian ngắn. Kết quả, giá đất Hà Nội nhanh chóng thổi lên mức cao để rồi khi Ngân hàng siết tín dụng thì cắm đầu lao dốc trong sự ngỡ ngành nhiều nhà đầu tư.
Theo phản ánh nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể tưởng tượng có thời điểm giá dự án tăng vèo vèo. Đơn cử, tháng 7-8/2010, 1 dự án vị trí đẹp khu vực phía Tây mở bán sau 1 tháng giá đất dự án này tăng mạnh từ mức 55 triệu đồng/m2 lên mức gần 90 triệu đồng/m2 và luôn trong tình trạng không có hàng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây, giá đất dự án giảm mạnh hiện chỉ còn 55-65 triệu đồng/m2. Giảm gần về mức giá ban đầu.
Thậm chí, mới đây khi cả thị trường trầm lắng, giá đất giảm mạnh khắp các khu vực quanh Hà Nội thế nhưng dự án Vân Canh và Speldora Bắc An Khánh vẫn một mình một chợ tăng giá mạnh 7-10 triệu đồng/m2.
Đây chỉ là hai ví dụ điển hình nhất về việc tăng giá bất thường của thị trường bất động sản Hà Nội. Điều này chỉ để minh chứng cho thấy việc làm giá lộ liễu, trắng trợn của một số nhóm người tham gia buôn bán trên thị trường mà động cơ chính vẫn là làm giá để bán tháo hàng ra thu tiền trả nợ. Và khi làm giá không thanh khoản được đã khiến nhiều đại gia phải cay đắng chấp nhận tuyên bố vỡ nợ.
Trong số các vụ vỡ nợ liên tiếp được công bố thời gian gần đây, chắc hẳn nhiều đại gia làng đất đã quá quen thuộc với những cái tên như Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang, Bùi Thị Quyên...Đây đều là những nhân vật cộm cán, có máu mặt trong giới bất động sản của Hà Nội, Bắc Ninh, thị trấn Phùng....
Anh Nguyễn Minh T - Giám đốc sàn bất động sản tại Hà Nội cho biết, Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1961 trú tại Bắc Ninh - đối tượng vừa bị Cơ quan CSĐT tỉnh Bắc Ninh khởi tố về tội lừa đảo chiếm đạo tài sản -PV) là một trong khách hàng ruột của công ty. Có thời điểm, thị trường tốt Tâm mang tiền xuống Hà Nội đặt mua 6-7 lô đất. Mua được xong hàng, chỉ sau 1 tuần giá lên, chốt lãi bán luôn rồi quay sang gom hàng dự án khác. Có những thương vụ thành công, ngoài phí môi giới Tâm còn cắt luôn 50-100 triệu đồng/lô cho nhân viên môi giới.
Không chỉ nổi đình đám tại Hà Nội, mà tại Bắc Ninh Nguyễn Thị Minh Tâm còn được xếp vào diện buôn bất động sản có "số má". Theo khẳng định một điều tra viên phụ trách vụ án Nguyễn Thị Minh Tâm thì bất động sản Bắc Ninh lên được mức giá này cũng một phần là nhờ vào Tâm.
Trước khi bị khởi tố về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tạ Việt Quang (1975 - thị trấn Phùng, Đan Phương) nguyên là ông chủ nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô, công ty du lịch, chủ tiệm vàng... Đồng thời, là khách hàng VIP của nhiều công ty chuyên môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Nội). Trong mắt giới kinh doanh Tạ Việt Quang và vợ là Bùi Thị Quyên xếp dạng anh chị không kém đại gia Nguyễn Thị Minh Tâm.
Trong cuộc trao đổi với PV, Đại tá Đinh Văn Toản - Phó giám đốc công an TP Hà Nội cho biết, nguyên nhân vụ vỡ nợ xảy ra liên tiếp là do Chính phủ thực hiện các giải pháp để thực hiện mục tiêu nghị quyết 11, trong đó chỉ đạo trên lĩnh vực tài chính ngân hàng hạn chế cho vay phi sản xuất. Vì vậy nó khiến cho bất động sản đóng băng, giá nhà đất bị kéo xuống, các dự án nhà đất không được triển khai…

Theo số liệu hiện có hàng trăm dự án đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt trong các năm 2009, 2010 giá BĐS bị các đối tượng đẩy lên và làm giá nhiều, trong khi đó, quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực BĐS quá lớn.
Đại gia vỡ nợ, bất động sản tê liệt, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, du an, dai gia, vo no, bao

Theo nhìn nhận nhiều chuyên gia bất động sản, thời gian "ngủ" của thị trường chắc chắn sẽ rất dài.
... bất động sản sẽ "ngủ đông"?
Vụ vỡ nợ Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang... mới chỉ là bắt đầu làn sóng vỡ nợ Hà Nội. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản bắt đầu đặt ra nghi ngại về sự phát triển và tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới nhất là trong bối cảnh thị trường đang rơi vào trạng thái "đóng băng" khá lâu.
Theo nhìn nhận nhiều chuyên gia bất động sản, thời gian "ngủ" của thị trường chắc chắn sẽ rất dài thậm chí giá bất động sản sẽ còn tiếp tục giảm bởi nguyên nhân chính vẫn là người dân không có tiền.
"Ngân hàng hạn chế cho vay, tín dụng đen liên tiếp vỡ nợ trong khi phần lớn các đại gia bất động sản đều buôn theo kiểu vốn bỏ ra 1 đồng còn lại 9 đồng đi vay thì lấy đâu ra tiền để mua đất. Bất động sản rồi sẽ chẳng khác gì chứng khoán" - một chuyên gia chia sẻ.
Cũng chính vì không có tiền mà bất động sản đã miễn nhiễm với mọi thông tin tốt. Đơn cử, nhà đầu tư nào cũng biết, giá trị bất động sản lên phần lớn do hạ tầng. Vậy mà tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài (Hà Đông) vừa mới được thông xe nhưng giá nhiều dự án xung quanh tuyến đường vẫn không thể "nhúc nhích" thậm chí còn giảm. Đó là chưa kể đến hàng loạt dự án xunh quanh Hà Nội chưa giải phóng xong mặt bằng đã phân lô, bán nền hết thì bao giờ mới "khởi sắc" trở lại.
Khảo sát thị trường, PV ghi nhận mức giá giao dịch tại một số dự án như: Khu đô thị Geleximco hiện có mức giá hấp dẫn, liền kề đường to khoảng 50-55 triệu đồng/m2, các lô nhà, biệt thự nằm trên trục chính có giá trên 100 triệu đồng/m2.khu đô thị Văn Khê, đối với nhà liền kề đường nhỏ mức dao động từ 80-84 triệu/m2, liền kề đường 17m2 là 100 triệu/m2, liền kề đường 24 m2 từ 105-110 triệu/m2. Riêng biệt thự, dao động trên dưới 70 triệu/m2 tùy thuộc vào đường, hướng đi.
Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù thị trường giảm mạnh nhưng giá bất động sản vẫn còn rất cao so với giá trị thực. Có lẽ, chính sự thiếu vắng đại gia này khiến thị trường ngày càng trong sạch hơn. Hi vọng rằng giá tiếp tục giảm thêm nữa và lúc đó mới thực sự là thời điểm tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở?
Continue Reading »

CK bất ngờ khởi sắc sau thông tin CPI

Sau thông tin CPI của 2 thành phố lớn được công bố ở mức thấp, TTCK Việt Nam đã có phiên giao dịch khởi sắc. Một số cổ phiếu đầu cơ bất ngờ tăng mạnh kéo theo sự chú ý của giới đầu tư. Giá trị giao dịch trên cả hai sàn có sự cải thiện rõ rệt.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,71 điểm lên 405,44 điểm (tăng 0,42%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 413.620 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 8,40 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 109 mã tăng, 114 mã đứng giá, 67 mã giảm giá và 12 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 19 mã tăng trần và 19 mã giảm sàn.
Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 7,83 điểm, lên 411,56 điểm (tăng 1,94%). Tổng khối lượng đạt 19.549.650 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 331,80 tỷ đồng.
CK bất ngờ khởi sắc sau thông tin CPI, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan, bao
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/10/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 411,03 điểm, tăng 7,3 điểm (+1,81%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 22.498.990 đơn vị, tăng 64,76% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 389,020 tỷ đồng, tăng 67,32%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 10.126.160 đơn vị, với tổng giá trị hơn 158,59 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 32.625.150 đơn vị (+75,33%) và tổng giá trị giao dịch đạt 547,608 tỷ đồng (+32,44%).
Trong tổng số 302 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 170 mã tăng, 65 mã giảm, 55 mã đứng giá. Trong đó, có 43 mã tăng trần, 24 mã giảm sàn và 12 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 mã tăng, 3 mã giảm. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là EIB, 3 mã tăng trần là BVH, CTG, MSN.
Cụ thể, MSN tăng 5.000 đồng/cổ phiếu (+4,27%), đạt 122.000 đồng. BVH tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (+5,00%), đạt 63.000 đồng. VIC tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (+2,86%), đạt 90.000 đồng. CTG tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (+4,91%), đạt 23.500 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,79%), đạt 128.000 đồng. VCB tăng 900 đồng/cổ phiếu (+3,50%), đạt 26.600 đồng. HAG tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,34%), đạt 29.800 đồng.
Còn lại, STB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,76%), còn 13.100 đồng. VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,60%), còn 82.500 đồng. EIB giảm 700 đồng/cổ phiếu (-4,83%), còn 13.800 đồng.

Mã ITA dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 2,0 triệu đơn vị (chiếm 8,89% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 9.300 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 400 đồng (+4,49%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 26,58% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã tăng, 1 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 tăng 200 đồng lên 8.500 đồng (+2,41%). VFMVF4 tăng 100 đồng lên 3.800 đồng (+2,70%). PRUBF1 và MAFPF1đứng ở giá tham chiếu tương ứng là 4.600 đồng và 3.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVFA giảm kịch sàn 200 đồng xuống 4.200 đồng (-4,55%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 65 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.993.080 đơn vị, bằng 13,30% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, ITA được họ mua vào nhiều nhất với 515.910 đơn vị.
CK bất ngờ khởi sắc sau thông tin CPI, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan, bao
QCG: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2010 bằng tiền
CK bất ngờ khởi sắc sau thông tin CPI, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan, bao
Trên <>sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 69,13 điểm, tăng 1,41 điểm (+2,08%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 30.613.600 đơn vị (+80,99%), tổng giá trị đạt hơn 288,52 tỷ đồng (+77,46%).
Phiên này, sàn HNX có 22 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 9.348.780 đơn vị, trị giá 72,02 tỷ đồng. Trong đó, mã HBB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 6.456.500 cổ phiếu, với trị giá là 43,21 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 39.962.380 cổ phiếu (+109,90%), tổng giá trị đạt 360,54 tỷ đồng (+86,20%).
CK bất ngờ khởi sắc sau thông tin CPI, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan, bao

Trong số 393 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 197 mã tăng, 66 mã giảm, 46 mã đứng giá và 84 mã không có giao dịch. Trong đó có 36 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 21 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 70 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 mã tăng giá và 4 mã đứng giá là SQC, ACB, NVB, SHB.
Cụ thể, PVI bình quân đạt 16.800 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng (+1,82%). VCG bình quân đạt 12.300 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,65%). PVX bình quân đạt 10.800 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,93%). HBB bình quân đạt 6.400 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+1,59%). PVS bình quân đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,67%).
Mã KLS dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,05 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 10.300 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,98%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,74% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 489.900 cổ phiếu (31 mã) và bán ra 670.380 cổ phiếu (10 mã). Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là AVS khi mua vào 150.000 đơn vị. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là PVX với 351.600 cổ phiếu.
CK bất ngờ khởi sắc sau thông tin CPI, Tin chứng khoán, Tài chính - Bất động sản, chung khoan, vn-index, hnx-index, nha dau tu, san hose, thi truong chung khoan, bao
HPR: Ngày GDKHQ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
KHB: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ bất thường năm 2011
Continue Reading »

Giả mạo con trai Phạm Nhật Vượng để tỏ tình lừa

Tổng cục An ninh 2 (Bộ Công an) vừa có kết luận chính thức tin đồn con trai ông Phạm Nhật Vượng, mới 11 tuổi tỏ tình gây sốc là sai sự thật. Tác giả là một cô gái 13 tuổi ở phía Bắc và một doanh nhân trẻ sống ở TP HCM.
Hình ảnh ghi lại từ clip "Con trai người giàu nhất sàn chứng khoán tỏ tình gây sốc”.
Chiều ngày 22 và sáng 23/8/2011, trên mạng Internet có xuất hiện một số thông tin và clip về con trai người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tỏ tình gây sốc. Nhân vật trong clip được cho là Phạm Nhật Hoàng, con trai ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
Ngay lập tức, ông Phạm Nhật Vượng đã lên tiếng khẳng định tin đó là sai sự thật; đồng thời gửi đơn đến lãnh đạo Tổng cục An ninh 2 Bộ Công an đề nghị điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Chỉ hai ngày sau, cơ quan an ninh đã xác định đây là một vụ lừa và tác giả là một học sinh nữ lớp 8. Đây cũng là tác giả của bài viết “Tỷ phú dolla Phạm Nhật Hoàng, con trai ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất thị trường chứng khoán” được đưa lên mạng Internet vào lúc 23h57 ngày 10/6/2011. Cùng với bài viết trên, học sinh này còn tự viết một bài khác có tên là “Người yêu của anh (tức Phạm Nhật Hoàng) là hotgirl nổi tiếng Sài Thành Whitebear” cũng được đưa lên mạng.
Theo lời khai của nữ sinh này, khi gặp một người giống hotgirl mà mình thần tượng, cô gái nảy ra ý định đóng giả Phạm Nhật Hoàng (con trai ông Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010) để trêu đùa. Sau đó, cô gái tự lập email, lấy nick là tony-scary, đóng giả vai Phạm Nhật Hoàng, lập nick là vuong-vingroup, giả là Phạm Nhật Vượng.
Tác giả còn lên kế hoạch giả là Phạm Nhật Hoàng vào TP HCM gặp thần tượng. Để thực hiện mục tiêu, học sinh này đã lừa được một sinh viên đại học năm thứ 3, trú tại quận Thủ Đức, TP HCM, tài trợ số tiền vài chục triệu đồng để thực hiện vụ tỏ tình gây sốc. Sinh viên tài trợ tiền hiện làm giám đốc một công ty truyền thông.
Theo lời khai với cơ quan an ninh, người tài trợ tiền cho biết trong một lần dạo chơi trên mạng, anh này làm quen và chat với nick tony-scary và được giới thiệu đó là Phạm Nhật Hoàng, con trai của Chủ tịch tập đoàn Vingroup. “Tôi nghĩ giúp anh Hoàng để sau này có cơ hội được làm ăn với 'bố' anh là ông Phạm Nhật Vượng”, giám đốc công ty truyền thông ở TP HCM giải thích.
Ngày 28/7/2011, theo chỉ đạo của tony-scary, vị giám đốc công ty truyền thông đã huy động cả kíp diễn đến một quán café ở Quận 1, Tp HCM để thực hiện vụ tỏ tình gây sốc. Trong đó, cô học sinh lớp 8 đóng giả Phạm Nhật Hoàng, đi một chiếc xe Limousine đến tặng hoa cho hotgirl.
Clip: Phạm Nhật Hoàng giả thực hiện vụ tỏ tình gây sốc
Phạm Nhật Hoàng “giả” xuất hiện cùng với 4 vệ sỹ. Và để tránh hotgirl có cơ hội phát hiện, Hoàng giả lấy cớ phải ra sân bay Tân Sơn Nhật sớm để trở về Anh. Tất cả vở kịch chỉ diễn ra trong 2 phút. Tuy nhiên, "nhà tài trợ" không ngờ tony-scary đã chỉ đạo một người quay clip và tung lên mạng với tiêu đề Con trai người giàu nhất sàn chứng khoán tỏ tình gây sốc”.
Cơ quan an ninh kết luận, thông tin về “Con trai người giàu nhất sàn chứng khoán tỏ tình gây sốc” là hoàn toàn sai sự thật. Phạm Nhật Hoàng, con trai ông Phạm Nhật Vượng năm nay mới 11 tuổi.
Xuân Ngọc
Continue Reading »

Sắp xếp lại ngân hàng: Đã cấp bách lắm rồi

Sáp nhập, thậm chí giải thể là yêu cầu bắt buộc khi một ngân hàng quá ốm yếu, nguy cơ lây bệnh cho cả hệ thống, tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế trao đổi với VnExpress.net bên hành lang Quốc hội sáng nay.
Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân hiện là Hiệu phó Đại học Kinh tế TP HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính tiện tệ Quốc gia. Ảnh: Hoàng Hà
- Theo ông tại sao chúng ta lại đặt vấn đề tái cơ cấu ngân hàng vào lúc này mà không phải từ trước đó hoặc muộn hơn?
- Nói tới chuyện đó lúc này chưa muộn, nhưng cấp bách lắm rồi, đã đến lúc cần thiết tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Chưa bao giờ quá trình tái cấu trúc ngân hàng lại được đồng thuận như lúc này. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI vừa rồi đã kết luận phải ưu tiên hàng đầu cho việc đó.
Một trong những gánh nặng lớn nhất cho nền kinh tế lúc này nằm ở lãi suất cho vay. Điều đó thể hiện hiệu quả trong hoạt động ngân hàng đang rất kém, nên họ mới dồn hết chi phí lên doanh nghiệp. Tái cấu trúc là việc phải làm, nhằm hướng tới hiệu quả hoạt động ngân hàng và an toàn hệ thống.
- Tại sao ông lại nói tái cấu trúc ngân hàng là vấn đề cấp bách?
- Thời gian qua các ngân hàng thương mại có những rủi ro trong trong vấn đề thanh khoản. Vì thế mà họ liên tục cạnh tranh với nhau trong việc huy động vốn, giành vốn trên thị trường, đến mức phải hạ thấp mình xuống để mà thương lượng với người gửi tiền, có thể dẫn tới những bất trắc trong rủi ro hoạt động. Nợ xấu ngân hàng cũng đang tăng nhanh. Nếu chúng ta làm chậm, khoản nợ xấu này sẽ ăn hết vào vốn tự có của ngân hàng, đe dọa an toàn hệ thống.
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới kéo dài từ 2007 và đến nay vẫn còn để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước châu Âu, Mỹ có nguyên nhân chính là sự yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại. Chúng ta nên lấy đó làm bài học kinh nghiệm và đẩy nhanh hơn nữa tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại chứ không thể chần chừ bất cứ phút giây nào. vì nó đe dọa tới an toàn hệ thống.
- Vậy chúng ta nên bắt đầu tái cơ cấu từ đâu?
- Theo tôi, tái cấu trúc là hướng tới việc sắp xếp, nâng cao khả năng quản trị điều hành của ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn hệ thống. Tổng tài sản của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay rất lớn, gấp đôi GDP của Việt Nam, một tỷ lệ rất cao. Dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng chiếm trên 125% GDP. Ai cũng nhìn thấy kết quả đó, nhưng thực chất bên trong chất lượng của chúng ra sao? Chúng ta hoàn toàn không biết và dẫn tới chỗ nghi ngờ. Nợ xấu do các ngân hàng báo cáo là trên 3% nhưng các tổ chức nước ngoài đánh giá ít nhất là 10%.
Chúng ta cần nhìn thẳng sự thật, cần những phân tích, đánh giá độc lập về chất lượng tài sản có của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở đó chúng ta có những bài thuốc cụ thể để sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại. Anh nào cần thiết cho tồn tại thì tồn tại, anh nào cần đưa vào bệnh viện để chăm sóc, điều trị. Và có thể là có vài sự hợp nhất sáp nhập diễn ra sau đó.
- Phương án sáp nhập giải thể đã được nhắc tới từ lâu, nhưng không ngân hàng nào muốn làm việc này, ngân hàng nhỏ muốn tự chủ không thích sáp nhập vào ngân hàng khác, còn ngân hàng lớn lại không thích nhận một ngân hàng đang ốm đau, bệnh tật. Vậy phải giải quyết vấn đề này thế nào?
- Tâm lý ai cũng muốn mình độc lập tự chủ. Nhưng chúng ta cần thấy, khi chính phủ phát hiện ra ngân hàng bệnh thì không nên để họ tự do nữa. Vì họ đã bệnh hoạn rồi, cho nên chúng ta phải ép lại, đưa vào vòng điều trị để tránh lây lan. Đó là nguyên tắc.
Tôi xin nhắc lại bây giờ không còn là tự nguyện nữa, nếu anh bệnh tôi không quản lý anh, không bóp anh lại, không kiểm soát anh thì anh trở thành dịch bệnh của nền kinh tế. Cho nên phải đi vào điều trị, giám sát đặc biệt một hai ngân hàng.
- Quá trình đó nên diễn ra như thế nào để tránh gây sốc cho nền kinh tế, cho hệ thống ngân hàng?
- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tuần rồi quá cao. Chính đó là dấu hiệu lâm sàng để chúng ta phát hiện ngân hàng nào bệnh, vì anh không thể nào cho doanh nghiệp vay 17-18% mà phải huy động trên thị trường liên ngân hàng qua đêm, qua tháng hay qua ngày với lãi suất trên 30%.
Nhìn thấy dấu hiệu bệnh này, chúng ta sẽ đưa bác sĩ vào, thanh tra vào để giám sát đặc biệt các ngân hàng này. Để đảm bảo an toàn hệ thống, chúng ta có thể hỗ trợ cho các ngân hàng đó, tức là bơm thuốc, nhưng phải cô lập nó lại để điều trị, không cho tăng thêm dư nợ, từng bước thanh lý dần tài sản của ngân hàng này và tránh lây lan ra hệ thống.
- Vậy quyền lợi của người gửi tiền cũng như các cổ đông sẽ được giải quyết như thế nào?
- Người gửi tiền của chúng ta có bảo hiểm tiền gửi. Kinh nghiệm các lần chúng ta sắp xếp trước đây thì Ngân hàng Nhà nước thường đứng ra đảm bảo chi trả cho người gửi tiền. Nhưng qua đây cũng lưu ý người gửi tiền phải thận trọng trong việc lựa chọn ngân hàng tốt, hiệu quả để gửi tiền, tránh chạy theo các hình thức khuyến mãi lãi suất cao. Lãi suất cao luôn luôn đi kèm với rủi ro rất cao, đó là bài học vỡ nợ tín dụng chợ đen đang diễn ra gần đây.
- Trong bối cảnh lãi suất của các ngân hàng như nhau, nay lại có thêm việc tái cơ cấu khiến người gửi tiền có tâm lý tìm đến các ngân hàng lớn, gây thiệt thòi cho ngân hàng nhỏ. Ông nghĩ sao về điều này?
- Không phải nhỏ là xấu. Và như GDP của Việt Nam mình có 100 tỷ USD cũng đâu phải xấu. Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước đã thông báo rõ ràng quá trình tái cấu trúc ở đây là hướng về hiệu quả trong hoạt động chứ không phải hướng về ngân hàng đó lớn hay nhỏ. Trên thế giới hiện nay ngân hàng Indonesia, Phillippines hay cả Mỹ cũng có nhiều ngân hàng nhỏ. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tổ chức làm sao để ngân hàng nhỏ làm việc nhỏ, nhỏ không làm việc lớn.
- Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì bao nhiêu ngân hàng là đủ?
- Số lượng như hiện nay là đủ. Chứ không nhiều lắm đâu, mà vấn đề là sắp xếp tái cấu trúc sao cho hiệu quả.
- Nhưng Ngân hàng Nhà nước nói thời gian tới Việt Nam sẽ có ít ngân hàng hơn. Thông điệp này ông hiểu theo hướng nào?
- Ít hơn không có nghĩa là giảm đi một phần ba hay hai phần ba so với trước. Có thể chỉ là giảm một hoặc hai ngân hàng yếu kém hoàn toàn chúng ta mới phải cắt bớt thôi.
Song Linh thực hiện
Continue Reading »