Labels

Labels

Labels

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Giá điện, xăng dầu sẽ theo cơ chế thị trường


 
Trong tương lai chắc chắn giá điện, xăng dầu, than dần dần cũng sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ can thiệp trong những điều kiện đặc biệt, để đảm bảo kinh tế vĩ mô cũng như an sinh xã hội”.
Đó là khẳng định của ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính khi trả lời báo chí bên lề Hội  thảo Điều hành xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam, vừa diễn ra sáng nay (20/9) tại Hà Nội.

- Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta nên trao quyền quyết định giá xăng dầu cho doanh nghiệp. Ông có nhận định thế nào về vấn đề này?

Chúng ta gặp khó khăn cao về tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đặc biệt là vấn đề lạm phát. Cho nên thả nổi giá xăng dầu theo cơ chế thị trường sẽ rất ảnh hưởng đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Còn trong tương lai chắc chắn giá điện, xăng dầu, than dần dần cũng sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ can thiệp trong những điều kiện đặc biệt, để đảm bảo kinh tế vĩ mô cũng như an sinh xã hội.

Sắp tới đây, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu các cơ sở đầu mối xăng dầu báo cáo toàn bộ tình hình thực trạng kinh doanh xăng dầu từ đầu năm đến nay, nhất là thời điểm từ tháng 1/2011 đến 25/8 khi Bộ Tài Chính điều chỉnh giá và từ 25/8 đến nay, cùng với đó là những tính toán về quỹ bình ổn xăng dầu. Từ đó, Bộ sẽ có những bước đi phù hợp theo đúng yêu cầu và chỉ đạo của Chính phủ.

- Hiện tại có khá nhiều thông tin trái chiều về chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp kinh doanh
 Ảnh minh họa
 Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính (ở giữa) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: MH
xăng dầu, vậy với tư cách là một nhà quản lý ông đánh giá như thế nào về những thông tin này?
Để đánh giá được những thông tin này chứng ta cần phải chờ những báo cáo chính thức từ các doanh nghiệp. Để từ đấy Bộ có thể đưa ra những nhận định và tìm ra những nguyên nhân cụ thể, như: lỗ là do đâu?

- Vậy theo ông, việc tăng giá xăng dầu phải giải quyết như thế nào để tránh việc gây sốc cho thị trường, cũng như giải được bài toán ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đặt ra?

Tôi cho rằng, vấn đề này phải tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát. Khi  tất cả những vấn đề này đi vào ổn định, thì chúng ta mới đưa các mặt hàng như xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường.

Ngoài ra, Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay cũng có thể cần thiết nhưng khi đó sẽ thay đổi cách sử dụng để đảm bảo minh bạch, với mục đích Nhà nước sẽ tập trung sử dụng quỹ này cho tốt.

Nhưng có thể khẳng định rằng, dù có đề ra giải pháp nào thì điều quan trọng hàng đầu là các đầu mối nhập khẩu xăng dầu, vẫn phải đặt mục tiêu chính là đảm bảo dự trữ lưu thông bình thường theo quy định của nhà nước. Vì Nhà nước và người dân đã chia sẻ với các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với nhà nước và người dân.

Nhà nước và người dân sẵn sàng chia sẻ những thua lỗ và thiệt hại kinh tế của doanh nghiệp, nếu những thua lỗ đó là lý do khách quan. Nhưng chắc chắn sẽ không thể chấp nhận bất cứ một chi phí nào, một khoản nào mà do doanh nghiệp gây ra mà đổ cho Nhà nước và người dân gánh chịu.

- Hiện tại giá xăng dầu thế giới và trong nước đã chênh lệch rất lớn, khiến khoản giá cơ sở và chiết khấu hoa hồng của các đại lý trở nên kém minh bạch, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Giá cơ sở được tính trên giá xăng dầu thành phẩm, chứ không phải giá dầu thô. Có thể thấy rằng, hàng ngày khi các phương tiện thông tin đại chúng thường công bố giá dầu thô liên tục thay đổi, đã làm cho người tiêu dùng và người dân bức xúc rằng: “tại sao giá dầu thì giảm như vậy mà các doanh nghiệp trong nước lại không có động tĩnh nào cả”.

Chúng ta phải hiểu rằng, giá dầu thô và giá thành phẩm thì có diễn biến không theo một quy luật nào cả vì có rất nhiều yếu tố chi phối.

- Vậy có mâu thuẫn gì không khi Chính phủ đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, nhưng lại đưa một số mặt hàng thiết yếu theo cơ chế thị trường?

Tôi nghĩ không có gì mâu thuẫn ở đây cả. Không phải bây giờ Việt Nam mới tăng cường kiểm soát, mà các nước phát triển cũng có những điều khoản khắt khe về kiểm soát các lĩnh vực về định chế ngân hàng và giá, chứ không phải mỗi Nhà nước Việt Nam mới làm việc đó.

- Theo ông Quỹ bình ổn giá xăng dầu có nên chuyển về cho Nhà nước quản lý?

Tôi nghĩ rằng nếu tồn tại quỹ này thì thời gian tới phải giao cho một cơ quan quản lý. Tuy nhiên đã là quỹ thì phải có “két” và ai là người giữ? Ai là người cầm chìa khóa? Rồi quản lý thu chi nhập xuất như thế nào?

Đặc biệt, khi có quỹ trong tay đủ mạnh thì các biện pháp bình ổn giá sẽ tốt hơn. Mọi thứ chúng ta nên ổn định. Bộ Tài chính sẽ làm hết sức mình để làm tốt công tác quản lý giá và điều hành.

- Xin cảm ơn ông!


Minh Hường - (ghi)

0 nhận xét

Đăng nhận xét