Labels

Labels

Labels

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Chứng khoán châu Á sụt giảm sau tác động từ châu Âu

Thị trường chứng khoán châu Á đã sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần do lo ngại của các nhà đầu tư về việc châu Âu sẽ không đưa ra được giải pháp gì để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ hiện tại.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm, 2,3% xuống 19003,16 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1% xuống 1822,37 điểm. Chỉ số S&P ASX 200 của Úc cũng giảm 1,7% xuống còn 4078,20 điểm.
Thị trường chứng khoán tại Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia và New Zealand cũng có biểu hiện đi xuống. Riêng thị trường chứng khoán Nhật hôm nay tạm đóng cửa do đang trong kỳ nghỉ của quốc gia.
Trong cuộc họp giữa Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu ở Ba Lan thứ sáu vừa qua, các quan chức cho biết châu Âu đang quyết định xem sẽ cung cấp thêm một gói viện trợ nữa cho Hy Lạp vào thời điểm nào.
Hiện Hy Lạp đang cần tiền để thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, vấn đề của Hy Lạp đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gây thiệt hại nghiêm trọng cho những ngân hàng đang nắm giữ các khoản nợ của quốc gia này.
"Bức tranh tổng thể của nền kinh tế đang hết sức ảm đạm. Vẫn chưa có cách gì để thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm cũng như đối phó với cuộc khủng hoảng ở liên minh châu Âu". Tey Tze Ming, một nhà kinh doanh tại Singapore nhận định. Trong khi đó, đồng euro vẫn tiếp tục giảm giá so với đồng USD.
Các nhà đầu tư hiện đang dõi theo cuộc họp của cục dự trữ liên bang Mỹ FED vào cuối tuần này. Tey cho rằng, FED nhiều khả năng sẽ công bố một vài biện pháp kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
"Các nhà đầu tư đang mong chờ FED có thể đưa ra biện pháp để cứu lấy thị trường", Tey nói.
Cổ phiếu của các ngân hàng châu Á đã giảm mạnh sau vụ bê bối của ngân hàng UBS, Thụy Sĩ Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá thị trường, đã giảm 2,7% giá trị. Common wealth Bank of Australia Ltd, ngân hàng lớn nhất của Úc, cũng đã mất 1,7% giá trị.
Những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn ì ạch và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đã khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones có những biến động mạnh mẽ không thua gì trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Chỉ số Dow Jones hết tăng lên lại giảm xuống một cách chóng mặt trong tháng 8. Nó đã giảm hơn 400 điểm trong vòng 4 ngày liên tiếp - một kỷ lục chưa từng xảy ra trong lịch sử 115 năm tồn tại của mình. Kể từ khi đạt mức cao nhất tính từ đầu năm vào tháng 4, đến tháng 8, chỉ số này đã giảm gần 11% giá trị.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ gần như không tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, ngang với thời điểm nền kinh tế vẫn còn trong giai đoạn suy thoái. Tỉ lệ lao động của Mỹ trong tháng 8 cũng vẫn dậm chân tại chỗ.
Mặc dù vậy, khảo sát mới đây của FED cũng cho thấy nền kinh tế đã có những dấu hiệu tăng trưởng trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8. Mức tiêu thụ các mặt hàng lớn như ô tô cũng đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại sàn giao dịch điện tử New York, giá dầu thô dự đoán giao trong tháng 10 đã giảm 1,26 USD xuống còn 86,70 USD/thùng. Tại Luân Đôn, giá dầu brent giao trong tháng 11 cũng đã giảm xuống còn 111,72 USD/ thùng.

0 nhận xét

Đăng nhận xét